SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
OLED và QLED là 2 công nghệ hiển thị được sử dụng rộng rãi trên các TV hiện tại. Cả hai đều sở hữu ưu-nhược điểm nhất định. Sau một thời gian dài xuất hiện trên thị trường, các nhà sản xuất OLED và QLED đều đã tiến hành những cải tiến, hoàn thiện chiếc TV của họ hơn.


Để đánh giá mức độ hoàn thiện của các TV QLED và OLED trong năm 2020, chúng ta sẽ cùng so sánh chiếc TV cao cấp: Samsung QLED Q95T với đối thủ Smart Tivi OLED ở cùng phân khúc giá dưới 40 triệu đồng.

Kết nối (có dây và không dây)

  • Samsung QLED Q95T: Bluetooth, LAN, Wi-Fi, HDMI, USB, đầu thu KTS tích hợp
  • Smart Tivi OLED: Bluetooth, LAN, Wi-Fi, HDMI, USB, đầu thu KTS tích hợp
Nhìn chung các TV đều hỗ trợ đầy đủ kết nối tiêu chuẩn cần thiết. Điều này giúp người dùng dễ phối ghép TV với các hệ thống giải trí, chẳng hạn như rạp hát tại gia, dàn karaoke, hệ thống máy chơi game, màn hình quảng cáo, xem phim… Số lượng cổng kết nối quyết định khá nhiều đến độ dày / độ mỏng của chiếc TV. Căn cứ vào số lượng cổng kết nối, độ mỏng của cả 2 TV đều khá tương đồng.

Cần lưu ý rằng, Samsung Q95T sử dụng công nghệ màn hình QLED trong khi đối thủ dùng công nghệ màn hình OLED. Phần mặt lưng của 2 mẫu OLED vẫn có khu vực nổi lên đáng kể. Đây là nơi đặt bo mạch chủ và các cổng kết nối.

Khu vực này làm tổng độ dày của OLED tương đương với TV QLED. Trong khi đó, mặt lưng của TV QLED phẳng hoàn toàn, tạo nên thiết kế tổng quan vững chắc, đều đặn và dễ nhìn hơn khi lắp đặt TV từ nhiều phía.

Tính năng thông minh

  • Samsung QLED Q95T (trái): Tizen OS, Trợ lý ảo Bixby, Ambient Mode
  • Smart Tivi OLED (phải): WebOS Smart TV 5.0, Trợ lý ảo Google Assistant
Về tính năng thông minh, cả 2 TV đều sử dụng hệ điều hành riêng và trang bị một trợ lý ảo tương xứng. Nếu như hệ điều hành làm nền cho các ứng dụng xem phim và nghe nhạc phổ biến (Netflix, YouTube, Spotify, Apple Music…); thì trợ lý ảo sẽ tùy biến trải nghiệm xem TV cho phù hợp nhất với thói quen của người dùng.

Đáng chú ý, Samsung có thêm chế độ Ambient Mode; giúp chiếc TV ‘hòa trộn’ vào không gian, trở thành một phần của phối cảnh. Nhờ có tính năng này, TV QLED trở thành tác phẩm nghệ thuật, không còn là khối đen góc cạnh như TV truyền thống nữa.

Công nghệ hình ảnh
  • Samsung QLED Q95T: QLED, Quantum 4K Processor, Quantum Dot, Direct Full Array, Quantum HDR 2000nits, Real Game Enhancer, HDR10+, Chứng chỉ An toàn cho Mắt (UL & VDE)
  • Smart Tivi OLED : OLED, 4K Upscaler, HLG, HDR10 Pro
Công nghệ hình ảnh đóng vai rất trò quan trọng trong trải nghiệm xem TV. Đây là lý do mà chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ưu-nhược của từng công nghệ mà các TV sở hữu.


Samsung QLED Q95T (trái) cho màu sắc chân thực. Smart Tivi OLED (phải) cho màu trắng bị ám vàng.

Samsung QLED Q95T sử dụng công nghệ QLED. Chữ Q trong tên gọi đại diện cho Chấm Lượng Tử, khắc phục hạn chế của OLED ở các mặt: độ sáng và sắc đen. Công nghệ QLED sử dụng một bề mặt tráng phủ Quantum Dot trên toàn bộ màn hình, tiên tiến hơn và không cần các vật liệu nền nguy hiểm như Cadimi. Việc loại bỏ vật liệu Cadimi ra khỏi tấm nền và thay thế bằng công nghệ mới giúp QLED Q95T cải thiện tuổi thọ tấm nền và sự an toàn cho mọi người dùng.


Điều này cho thấy, Samsung QLED Q95T quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng; đảm bảo cho trải nghiệm xem TV không chỉ thoải mái, đầy hứng thú, mà còn rất an toàn cho tất cả mọi người.

Ngoài ra, chiếc Samsung TV QLED Q95T còn có tính năng bảo vệ mắt người xem (Eye Protection) sau khi đạt được 2 chứng nhận an toàn đến từ 2 đơn vị kiểm định độc lập (Underwriters Laboratories và Verband Deutscher) đến từ châu Âu. Ở cả hai bài kiểm định, Samsung QLED 95T đều đạt được những tiêu chuẩn khắt khe nhất tại Mỹ và Đức. Không chỉ thế, tất cả các TV QLED 4K của 8K mà Samsung sản xuất từ 2020 đều sẽ đạt tiêu chuẩn an toàn này.

Về phía Smart Tivi OLED, hạn chế của OLED rất dễ nhận ra. Chính là: độ sáng bị giới hạn rất nhiều. Chưa kể, hiện tượng burn-in (lưu ảnh) sẽ xuất hiện sau một thời gian sử dụng. Đây là điểm yếu ‘chí mạng’ mà các nhà sản xuất OLED vẫn chưa thể khắc phục. Khi lỗi lưu ảnh xuất hiện, trải nghiệm xem sẽ bị giảm đi đáng kể. Sự khó chịu trong trải nghiệm xem Tivi OLED bị burn-in là điều không tránh khỏi.

Bên cạnh đó, còn một tiêu chí khá quan trọng khi đề cập đến chất lượng hình ảnh. Tiêu chí này nằm ở màu đen. Sắc đen sâu, thuần khiết một thời là thế mạnh của OLED. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của QLED đã giúp TV QLED cải thiện được sắc đen, tiệm cận với màu đen sâu thuần túy.



TV QLED (trái) thể hiện màu đen rất tốt trong khi Tivi OLED (phải) bị hở sáng và quầng sáng.



Khung hình có nhiều vùng tối, TV QLED (trái) vẫn mang lại nhiều chi tiết với màu đen cân bằng hơn so với Tivi OLED (phải).



Mặc dù độ tương phản của TV QLED (trái) và Tivi OLED (phải) gần như tương đương. Nhưng màu đen và trắng của TV QLED thật hơn, không bị ám vàng như của Tivi OLED.

Công nghệ âm thanh
  • Samsung QLED Q95T: Dolby 5.1 Decoder, Q-Symphony, OTS+, AVA, Dolby Digital Plus; 60W (4.2.2 kênh)
  • Smart Tivi OLED: Âm thanh vòm Ultra Sound, AI Acoustic Tuning; 40W (2 loa)
Ở tiêu chí này, Samsung QLED Q95T áp đảo đối thủ nhờ công suất loa rất lớn (60W) và có cả âm thanh vòm tích hợp (4.2.2 kênh). Cùng với đó là nhiều công nghệ âm thanh mới, tăng cường trải nghiệm xem phim. Nổi bật nhất là Q-Symphony, OTS+ và AVA.

Đối thủ Smart Tivi OLED tỏ ra yếu thế khi công suất loa tích hợp chỉ dừng ở 40W và công nghệ âm thanh chỉ dừng ở mức cơ bản.


Q-Symphony trên Samsung Q95T rất hữu ích khi ghép TV với các loa thanh, loa ngoài Q-Series. Các loa trong dàn (gồm cả loa tích hợp trên TV QLED) đều được tích hợp và vận hành cùng lúc, cho tổng công suất âm thanh thật sự ấn tượng. Còn với 2 đối thủ OLED, chúng ta không có công nghệ này. Tức là, khi ghép loa ngoài, Sony A8H và LG CX sẽ tắt đi loa tích hợp trong TV.

Tiếp theo, AVA sẽ là tính năng hữu ích trong môi trường náo nhiệt. Công nghệ AVA (Active Voice Amplifier) tăng cường độ trong, độ rõ của lời thoại, tiếng người nói trong TV. Cuối cùng, công nghệ OTS+ cho phép âm thanh di chuyển linh hoạt và chính xác theo sự chuyển động của hình ảnh trong từng khung hình. Nhờ vậy mà, âm thanh được truyền tải một cách sống động và trọn vẹn cho bạn cảm giác như đang đắm chìm trong không gian âm thanh 3D.


Tổng kết

Đã qua rồi thời công nghệ OLED khi nhắc đến chất lượng hình ảnh. Chính yếu điểm cố hữu của OLED đã hạn chế sự phát triển của các TV mới sử dụng công nghệ này.

Trong khi đó, TV QLED liên tục được cải tiến, khắc phục được những điểm yếu của OLED (chẳng hạn như độ sáng thấp, hiện tượng lưu ảnh) và cải thiện màu đen (tiệm cận sắc đen sâu thuần túy).

Giữa 2 đối thủ, Samsung Q95T là sản phẩm hội tụ mọi công nghệ mới của QLED. Thêm nữa, đây còn là chiếc TV đạt chứng nhận an toàn cho mắt người của các đơn vị kiểm định châu Âu. Cùng với đó là hệ thống âm thanh công suất lớn và khả năng hỗ trợ âm thanh vòm.

Kết luận, ở cùng phân khúc, Samsung QLED Q95T là chiếc TV vượt trội ở nhiều khía cạnh: an toàn cho người dùng, hình ảnh chân thực và âm thanh đầy sống động.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

n3zu-K-O

Member
Đối thủ giấu tên là lg cx chứ đâu. LG CX dùng oled nhưng mà cũ rồi. qled thắng là phải.
 

taytay89

Active Member
Phải nói là cskh của lờ-gờ rất tệ! Không phải tự dưng Samsung dẫn đầu thị trường VN.
 

taytay89

Active Member
Đúng rồi. Dù trc đó chất lượng hình ảnh có thấp hơn 1 chút. Nhưng đổi lại là an tâm với chính sách bảo hành.

Chỉ có mấy ông geek, nerd mới quan tâm đến tiêu chuẩn hình ảnh cao cấp như oled thôi. Chứ phần đông người dùng, già trẻ, lớn bé... đều ko quan tâm lắm. Họ chuộng to, rõ, sáng với tính năng thông minh là ok.
 

rVpt()r

Member
Chỉ có mấy ông geek, nerd mới quan tâm đến tiêu chuẩn hình ảnh cao cấp như oled thôi. Chứ phần đông người dùng, già trẻ, lớn bé... đều ko quan tâm lắm. Họ chuộng to, rõ, sáng với tính năng thông minh là ok.
TV samsung hđh rất ư cùi bắp. tizen os ko thể = android tv được!
 

gou218

Member
OLED nên cắt bớt mấy tính năng thừa thải. Tập trung vô thế mạnh hình ảnh và làm giá dễ chịu hơn nữa thì cơ may người ta mua cho.
 

taytay89

Active Member
TV SS cũng rởm lắm. Dùng vừa hết bảo hành 2 năm là hư ngay lập tức!!!

Bây h thì TV hãng nào cũng vậy. Model mới ra liên tục thì tuổi thọ của 1 chiếc TV ngắn lại là điều dễ hiểu. Cho nên, chuyện bảo hành rất quan trọng.
 

Bell@Sw@n

Member
Đúng là OLED chơi chiêu vụ màn hình mỏng. Panel hiển thị thì mỏng thật. Nhưng cụm bo mạch lồi ra một mảng to tổ bố thì ko giấu đi đâu được. Nhìn ngang cái tv oled trông lồi lõm rất kỳ. Ko thà nó dầy một chút mà nguyên khối thì vẫn ổn hơn.
 

duongxualoicu

Active Member
Không nên so sánh làm gì cả, với người tiêu dùng quan trọng là khả năng và muốn mua loại nào thôi, còn 1 khi đã mua về thì sẽ cố bảo vệ cái chính kiến của mình cho bằng được, vậy nên với mình loại nào cũng tốt trong tầm giá
 

TNTT0405

Active Member
Không nên so sánh làm gì cả, với người tiêu dùng quan trọng là khả năng và muốn mua loại nào thôi, còn 1 khi đã mua về thì sẽ cố bảo vệ cái chính kiến của mình cho bằng được, vậy nên với mình loại nào cũng tốt trong tầm giá
Chuẩn
 
Bên trên