Ðề: So sánh độ bền bỉ của các hãng chế tạo HDD ?
Quy trình gì đâu. HDD chết là do anh em hay di chuyển nhiều thôi mà. Cứ cắm vào máy chạy thì còn lâu lắm mới hỏng. Các bác HD nhà mình hay vác đi copy phim thì còn hỏng nhiều.
Mỗi máy tính đều có bộ nguồn điện khác nhau, rồi thì mỗi nhà độ ổn định điện khác nhau, chưa kể nhiều bác HDD đang chạy copy rút phịch ra. Nói tóm lại của bền tại người thôi các bác ạ.
Ngày trước anh em kêu HDD nóng. Quan niệm này cũng không chuẩn lắm. Nóng hay mát chẳng liên quan đến độ bền hay tuổi thọ đâu bác ạ. Hãng sản xuất tính hết rồi. Mình chẳng biết bí quyết sản xuất của từng hãng nên cũng không dám nói nhiều đâu :-ss
Đồng ý với bác này ở một số điểm trên nhưng không đồng ý về vấn đề nhiệt độ.
Tôi cũng đã làm phần cứng mấy năm rồi, dùng qua gần như tất cả các loại ổ cứng rồi. Tôi thấy rằng nhiệt độ là vấn đề cực quan trọng. Bên trên có bác nói là theo kinh nghiệm là càng OC càng nhanh chết HDD. Rất chuẩn luôn. Nhưng có lẽ bác này chưa hiểu nguyên nhân sâu xa. Theo tôi đánh giá, kinh nghiệm sd máy của cả mình và những máy qua tay mình bảo trì, lắp đặt... thì dùng loại chip VXL nào cũng quan trọng. Dòng chip cũ Pen4, dù không yếu lắm, nhưng với những loại đời chót, xung nhịp cao thì khá tốn điện và nóng. Dù lắp quạt tản nhiệt tốt, chip không bị quá nóng dẫn đến cháy nhưng nhiệt độ chip tỏa ra đó cũng quanh quẩn trong thùng máy. Bác nào thửa hệ thống tản nhiệt tốt còn đỡ, chứ lắp máy bình thường thì không gian trong thùng máy rất nóng. Các loại chip nóng điển hình như dòng Presscot (cả Pentium4 và Celeron), dòng Pentium D, AMD... Thế nên ổ cứng ở trong đó không thể mát được, dù có lắp quạt tản nhiệt úp dưới bụng. Nó chỉ thổi không khí nóng từ chỗ khác đến mà thôi.
Tôi đã từng lắp 1 ổ Seagates 160GB, SATA2, cache 8MB, 7200 vòng/phút vào 1 case Pentium E2200. Dòng chip này thì mát, tôi cho chạy chương trình kiểm tra nhiệt độ HDD luôn cùng với Windows. Kết quả là nhiệt độ ổ cứng thấy luôn luôn trên dưới 30 độ C. Dù trưa hè nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ C thì HDD cũng không quá 41 độ C. Ổ cứng hoạt động rất ổn định, nhanh. Nhưng cũng cái ổ đó lắp sang cái case Pentium 4 Presscot 2.8GHz, có HT thì thấy nó nóng hơn hẳn. HDD luôn luôn trên dưới 38-39 độ. Trưa hè nắng nóng thì nó lên tới 47-48 độ C. Ổ cứng càng nóng thì càng mau chết, đó là chân lí, không cần bàn cãi. Chip mà ép xung (OC) thì tất nhiên sẽ nóng hơn để default rồi, nên ổ cứng nó sẽ nhanh chết hơn.
Nhiệt tỏa ra từ cạc hình cũng khá nhiều, nhất là các loại cạc đời cao. Công suất của những cái cạc dòng Radeon HD 48xx đều không dưới 100W (max). Bác nào đầu tư dòng này nên chọn cạc của hãng nào thiết kế có quạt thối gió nóng ra sau lưng case, chứ thổi lung tung ở trong case thì sẽ làm máy nóng hơn nữa.
Nguồn máy tính cũng cực kì quan trọng. Nguồn đểu thì các linh kiện như Main, chip, ram, HDD sẽ nhanh ra đi hơn. Nên mua nguồn tầm trên 500.000 các bác ạ. Đầu tư hơi cao nhưng sẽ không phải hối tiếc đâu. Nguồn tốt xuất ra các đường điện ổn định, êm ái ít ồn, không hao phí điện... còn được bảo hành dài hơn các nguồn vớ vẩn. Chọn mua của Acbel. Cooler Master hay chọn dòng Greenstar của Huntkey cũng được.
Ngoài nguồn tốt nên mua thêm 1 UPS, loại online càng tốt, loại Offline Interactive cũng được. Cũng rẻ thôi mà, loại rẻ nhất tầm hơn 600.000
Ổ cứng của hãng nào thì cũng có một tỉ lệ nhất định bị lỗi, ngoài ra thì đều chạy tốt, bền nếu như nguồn điện tốt và sd đúng cách. Có bác bảo dòng ổ cứng cũ 20GB bền, nhưng tôi thấy nó cũng chết đầy ra. Cái nào còn sống là khá hiếm hoi, mà có sống thì sd cũng kém nhiều rồi.
Thực ra bảo nó bền cũng đúng vì dòng này thường dùng motor tốc độ 5400 vòng/phút, thường bền hơn (vì mát hơn) nhưng cũng chậm hơn loại cùng dung lượng nhưng quay với tốc độ 7200 vòng/phút.
Còn ổ mỏng hay dầy thì cũng như nhau thôi. Tôi có cái ổ Quantum 10GB, 5400rpm, từ năm 2001 đến bây giờ vẫn chạy tốt. Hãng Quantum này bị Maxtor mua lại lâu rồi.
Hãng nào thì cũng thế thôi. Thằng Seagates có thời gian đuối sức, để thằng Maxtor chiếm nhiều thị phần, rồi nó tung ra chế độ BH 5 năm để lôi kéo khách hàng. Thế nên nhiều người tưởng nó tốt hơn, kì thực chết cũng đầy ra. Bây giờ nó khi người ta để ý rồi thì nó lại trở lại chế độ cũ, BH 3 năm. Hình như là từ đầu năm 2009. Riêng tôi thấy dùng ổ Samsung cũng ngon, mà lại bảo hành nhanh, thoáng.
Bác nào bảo phải cố tình làm cho ổ SS chết hẳn để đi BH à! Thế đem đến các công ty máy tính mà mình mua cái ổ đó hay đem đến FPT Yết Kiêu? Tôi có cái SS 80GB 7200rpm, ATA, cache 2MB. Dùng 2 năm rưỡi thì kiểm tra thấy có badsector, mặc dù nó vẫn chạy khá ổn định và nhanh (chính đây là cái tôi lắp vào con Pentium4 Presscot 2.8GHz, HT, làm nó mát nhất là luôn xấp xỉ 40 độ C). Tôi dùng công cụ của Samsung trong đĩa Hirent Boot kiểm tra chứ không đợi nó ngắc ngoải đâu nhé. Thế mà mang đến FPT Yết Kiêu, sau khi check, 1 giờ sau họ đổi cho 1 con 200GB ATA mới tinh, nhưng hơi chậm hơn vì nó quay 5700rpm. May thật, mình đang cần dung lượng lớn. Nếu lỡ nói trước với họ là lấy ổ SATA cũng được thì chắc sẽ mang về 1 con SATA 80GB. Chắc họ đổi cho mình con 200GB do họ sợ máy mình đời cũ, chỉ chạy được ổ ATA nên buộc phải đổi cho cái cùng loại, mặc dù dung lượng hơn hẳn. Lưu ý các bác là ổ ATA mà dung lượng lớn là hơi hiếm. Chắc họ hết hàng cùng loại của mình nên phải trả cho con 200GB.
Như thế thì thấy rằng FPT bảo hành ổ SS cũng thoáng đấy chứ, việc gì phải đập cho nó chết hẳn mới được BH. Bác nào có ổ SS tem chính hãng FPT phân phối mà thấy kém kém thì mang luôn đến FPT mà BH, không cần đợi nó ngóm hẳn hay làm cho nó ngóm hẳn đâu. Đừng mang đến công ty mà nó buôn lại bán cho mình lúc trước, nó om cho dừ xương.
Kinh nghiệm của tôi khi lắp HDD, muốn cho mát nhất thì: lắp ở tầng thấp nhất của khoang ổ cứng, lắp càng thấp, càng xa chip VXL là nguồn phát nhiệt chính càng tốt, bắt chặt tay cả 4 con vít cho ổ áp sát vào vỏ case, truyền nhiệt nhanh hơn. Ở mặt trước của case, ngay sát vị trí lắp ổ cứng nếu có chỗ lắp quạt gió thì nên lắp, theo chiều hút gió từ phía ngoài vào trong case, nó sẽ hút gió mát từ ngoài, thổi vào làm mát ổ cứng. Có thể lắp thêm quạt gió úp dưới bụng ổ cứng cũng được. Mặt sau của case nên lắp thêm quạt gió theo chiều hút gió nóng trong case để thổi ra ngoài. Nếu lắp như thế, không chỉ HDD của bạn được lợi mà nhiều thứ khác cũng hưởng lợi như chipset cầu nam và cầu bắc chẳng hạn. Nhưng nó sẽ làm case của bạn thành 1 cái "cối xay gió" khá ồn ào đấy.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ ổ cứng, kiểm tra badsector. Nếu thấy có hiện tượng bất thường thì nên xử lí ngay không để quá muộn khi ổ chết hẳn, không thể cứu vãn. Đó là khi máy chậm bất thường, như khởi động rất lâu, chỉ mở 1 cửa sổ thôi cũng rất chậm, dù chưa chạy chương trình gì; hay máy hay bị treo, tự nhiên khởi động lại, defragment chậm hay không thể defragment; mở 1 ổ đĩa logic (1 phân vùng) không được, mà Windows luôn báo lỗi và hỏi có format hay không... Sau khi loại trừ nguyên nhân do virus thì chắc chắn nhiều phần là HDD của bạn có vấn đề, khi nó chưa chết hẳn thì phải mau mau sao lưu dữ liệu và đem đi BH nếu còn hạn BH.
Có 1 số trường hợp may mắn, đó là khi ổ cứng của bạn chết bất đắc kì tử. Lúc trước còn chạy bình thường, sau khi Restart hoặc sau khi đã tắt và bật lại thì máy tính không nhận biết được ổ cứng. Vào BIOS check thì nó báo không có ổ cứng. Khi đó có khả năng là bo mạch của ổ cứng hỏng nhưng dữ liệu trên đĩa cứng vẫn còn tốt. Nếu bạn đem đi BH ở các công ty máy tính hay dù đem đi trung tâm BH ổ SS của FPT thì họ cũng chỉ đổi cho bạn cái ổ khác, vì không ai chịu trách nhiệm về dữ liệu của bạn. Bạn sẽ mất oan dữ liệu, vì dữ liệu của bạn vẫn có thể cứu vãn. Hãy đem HDD đó đến các trung tâm sửa chữa máy tính tin cậy. Chỉ cần thay 1 bảng mạch cùng loại, HDD sẽ hồi sinh. Lưu ý là tiền công không rẻ đâu nhé, nhưng vì quí dữ liệu nên có người vẫn theo cách này. Nhưng nếu dữ liệu đó không quan trọng lắm, vẫn còn nguồn backup, có thể copy lại ... thì thôi, mang đi BH ngay. Tôi gặp trường hợp có người mang cái HDD Samsung 500GB đến, toàn phim HD, mới mua 2 tháng. Nó đang chạy ổn định và rất êm, mát thì hứng chí, tháo ra mang đến để copy phim cho người khác. Cắm vào máy tính lạ, cái HDD die luôn, ngay ở cái máy tính đó đã không nhận. Mang về máy cũ thì không detect được HDD, sau đó cắm vào bất kì máy nào cũng vậy. Rất có thể cái HDD này chỉ chết phần bảng mạch thôi. Nhưng ngặt nỗi nó đắt quá, giá lúc đó là hơn 1.200.000đ. Muốn sửa nó phải tháo 1 bảng mạch ở con khác cùng loại đang chạy tốt thay vào, tức là phá hỏng 1 cái HDD 1.200.000. Tính ra chi phí cả công sửa lẫn linh kiện thay thế quá đắt nên chủ của nó thôi không sửa, đành mang đi BH lấy cái mới, và vĩnh biệt với 500GB phim HD.