Chào các bác! Bài trước thì em đã so một cặp TV trung cấp, đợt này em xin tiếp tục bằng 2 cái tên đang rất chói sáng trong phân khúc phổ thông là Sony Bravia X7000G (49 inch) và Samsung RU7400 (50 inch) với mức giá tương đương (khoảng 16 triệu đồng).
Đúng theo quy trình, em vẫn sử dụng 1 nguồn phát sau đó dùng bộ chia để đảm bảo tín hiệu lên 2 TV là như nhau. Sony Bravia X7000G bản 49 inch em để bên trái và Samsung RU7200 bản 50 inch em để bên phải. Giá công bố từ hãng của TV Sony là 16.900.000 đồng, chênh lệch không đáng kể 16.890.000 đồng của Samsung, còn các bác mua ở ngoài thì tuỳ theo cửa hàng sẽ mềm hơn kha khá.
Kèo này mà để cho dân tay ngang, chỉ biết nhìn thông số mà phán thì em nghĩ chắc vui lắm các bác ạ. Vì trên giấy tờ thì phải nói là Sony không lợi thế khi không phải SmartTV, kích thước nhỏ hơn (dù chỉ 1 inch) mà giá lại tương đương. Ấy thế mà lại có bất ngờ, bất ngờ thế nào thì qua vài tấm ảnh nãy giờ chắc các bác chơi HD lâu năm cũng ít nhiều đoán được rồi.
Khởi động nhẹ nhàng với tập 1 của phim West World ở chuẩn 4K HDR, em đặt Sony ở chế độ HDR video và Samsung ở chế độ phim ảnh. Nói một chút thì về các chế độ hình ảnh thì Sony luôn áp đảo với một loạt tuỳ chọn dựa theo nội dung trong khi Samsung vẫn trung thành với 4 tuỳ chọn. Tuy vậy cả 4 chế độ của RU7200 đều hỗ trợ HDR, trong khi X7000G có chế độ HDR riêng biệt với 2 tuỳ chọn con là video (cho phim) và sống động (cho các nội dung tổng hợp).
Hình ảnh của 2 TV phải nói là khác nhau một trời một vực luôn các bác ạ. Về tông màu thì em không bình luận nhiều, thích kiểu ngả vàng đậm chất điện ảnh của Sony hay trung tính của Samsung là tuỳ vào gu của từng người. Tuy nhiên xét về những góc độ kỹ thuật tuyệt đối như độ tương phản, độ bão hoà của màu sắc thì Sony có thể nói là vượt trội hoàn toàn.
Ở cảnh này các bác có thể thấy là nhờ độ tương phản cao nên chi tiết của X7000G lên tốt hơn rất nhiều so với RU7200, từ cây cỏ cho phần dãy núi phía sau đều đem lại cảm giác sắc nét cho người xem.
Về bản chất thì ở phân khúc phổ thông nên cả Sony X7000G và Samsung RU7200 đều có độ sáng và độ tương phản hạn chế, để vượt qua được điều này thì 2 hãng sử dụng 2 hướng tiếp cận khác nhau cho nội dung HDR. Sony chọn độ tương phản cao để giữ lại hiệu ứng HDR, đổi lại những chi tiết vùng tối sẽ hơi khó thấy (nhưng không mất). Trong khi đó thì RU7200 đẩy sáng toàn bộ khung hình để phô diễn tối đa các chi tiết, đổi lại độ tương phản thấp khiến hình ảnh có cảm giác như bị một lớp sương mờ phủ lên. Cá nhân em đánh giá cao cách tiếp cận của Sony, còn Samsung thì thiệt tình mà nói khó có thể gọi là HDR.
Chuyển qua thể thao với môn tennis cùng trận cầu đinh giữa Rafael Nadal và Thiem ở chuẩn 4K SDR, Sony em đặt ở chế độ Thể Thao còn Samsung thì do không có chế độ riêng nên em đặt ở Tiêu Chuẩn. Sự khác biệt cũng rất rõ ràng, các bác cứ nhìn mặt sân là sẽ thấy Sony X7000G chi tiết hơn hẳn so với Samsung.
Công bằng mà nói thì RU7200 cho ra hình ảnh SDR cũng khá tốt, tổng thể sáng hơn đôi chút so với X7000G nhưng về mặt tương phản và chi tiết thì Sony thắng rất thuyết phục. Cách thể hiện màu da của Sony theo ý kiến cá nhân em cũng tự nhiên hơn.
Chuyển qua tập 4 của phim Planet Earth II ở chuẩn 4K HDR, TV Sony em đặt ở chế độ HDR Sống Động còn Samsung thì ở chế độ Sống Động. Hình ảnh của TV Samsung về tổng thể sáng hơn nhưng độ tương phản và chi tiết tiếp tục là lợi thế của TV Sony.
Độ chuyển màu của TV Sony cũng tốt hơn, thể hiện rõ nét qua cảnh chú ngựa đen này. Các bác có thể thấy là nền xanh phía sau của X7000G tuy không thật sự hoàn hảo (so với các dòng TV trung và cao cấp) nhưng ít nhiều cũng thấy được sự chuyển đổi. Trong khi đó phía sau chú ngựa trong RU7200 là nguyên một mảng màu xám xanh. Thuật toán đẩy sáng toàn khung hình của Samsung cũng phản tác dụng trong tình huống này, khiến các chi tiết vùng tối của chú ngựa bị sáng lên một cách thiếu tự nhiên.
Và cuối cùng là câu chuyện của Smart TV. Về lý thuyết thì Samsung RU7200 là Smart TV nên dĩ nhiên là phải hơn Internet TV rồi, nhưng thực tế thì hệ điều hành Tizen không làm em thật sự thuyết phục. Nói về ứng dụng thì Sony cũng đã cài sẵn một loạt các cái tên phổ biến rồi, so với Tizen thì cũng chẳng thiếu cái nào nên người dùng bình thường em nghĩ là không thành vấn đề. Còn khả năng điều khiển bằng giọng nói thì thôi ôi thôi, Android TV với Google Assistant tiếng Việt ngon bao nhiêu thì Tizen lại chán bấy nhiêu. Thành thật mà nói em không thấy lợi ích gì nhiều của Smart TV Tizen so với Internt TV, ngoài điểm cộng nhỏ là giao diện gọn gàng.
Tóm lại thì kết quả của cặp đấu này khá bất ngờ khi Sony cực kỳ bất lợi trong lý thuyết lại giành chiến thắng thuyết phục về phương diện chất lượng hình ảnh, vốn là tiêu chí quan trọng nhất. Mang tiếng là Smart TV nhưng hệ điều hành Tizen không nổi trội về ứng dụng, còn khả năng điều khiển và tìm kiếm nội dung bằng tiếng Việt của nó thì lại quá chán nên cũng chẳng ăn được gì so với Internet TV của Sony, vốn cũng đầy đủ món ăn chơi. Lời khuyên thật lòng của em là nếu các bác muốn trải nghiệm Smart TV thật sự thì cứ chọn Android TV, với Google Assistant tiếng Việt cực kỳ ngon lành trong việc tìm kiếm nội dung bằng giọng nói cũng như điều khiển được cả hệ sinh thái nhà thông minh. Còn chỉ đơn thuần là muốn kiếm một chiếc TV về xem phim và thể thao thì X7000G là sự lựa chọn xuất sắc hơn, không có gì để bàn cãi.
Đúng theo quy trình, em vẫn sử dụng 1 nguồn phát sau đó dùng bộ chia để đảm bảo tín hiệu lên 2 TV là như nhau. Sony Bravia X7000G bản 49 inch em để bên trái và Samsung RU7200 bản 50 inch em để bên phải. Giá công bố từ hãng của TV Sony là 16.900.000 đồng, chênh lệch không đáng kể 16.890.000 đồng của Samsung, còn các bác mua ở ngoài thì tuỳ theo cửa hàng sẽ mềm hơn kha khá.
Kèo này mà để cho dân tay ngang, chỉ biết nhìn thông số mà phán thì em nghĩ chắc vui lắm các bác ạ. Vì trên giấy tờ thì phải nói là Sony không lợi thế khi không phải SmartTV, kích thước nhỏ hơn (dù chỉ 1 inch) mà giá lại tương đương. Ấy thế mà lại có bất ngờ, bất ngờ thế nào thì qua vài tấm ảnh nãy giờ chắc các bác chơi HD lâu năm cũng ít nhiều đoán được rồi.
Khởi động nhẹ nhàng với tập 1 của phim West World ở chuẩn 4K HDR, em đặt Sony ở chế độ HDR video và Samsung ở chế độ phim ảnh. Nói một chút thì về các chế độ hình ảnh thì Sony luôn áp đảo với một loạt tuỳ chọn dựa theo nội dung trong khi Samsung vẫn trung thành với 4 tuỳ chọn. Tuy vậy cả 4 chế độ của RU7200 đều hỗ trợ HDR, trong khi X7000G có chế độ HDR riêng biệt với 2 tuỳ chọn con là video (cho phim) và sống động (cho các nội dung tổng hợp).
Hình ảnh của 2 TV phải nói là khác nhau một trời một vực luôn các bác ạ. Về tông màu thì em không bình luận nhiều, thích kiểu ngả vàng đậm chất điện ảnh của Sony hay trung tính của Samsung là tuỳ vào gu của từng người. Tuy nhiên xét về những góc độ kỹ thuật tuyệt đối như độ tương phản, độ bão hoà của màu sắc thì Sony có thể nói là vượt trội hoàn toàn.
Ở cảnh này các bác có thể thấy là nhờ độ tương phản cao nên chi tiết của X7000G lên tốt hơn rất nhiều so với RU7200, từ cây cỏ cho phần dãy núi phía sau đều đem lại cảm giác sắc nét cho người xem.
Về bản chất thì ở phân khúc phổ thông nên cả Sony X7000G và Samsung RU7200 đều có độ sáng và độ tương phản hạn chế, để vượt qua được điều này thì 2 hãng sử dụng 2 hướng tiếp cận khác nhau cho nội dung HDR. Sony chọn độ tương phản cao để giữ lại hiệu ứng HDR, đổi lại những chi tiết vùng tối sẽ hơi khó thấy (nhưng không mất). Trong khi đó thì RU7200 đẩy sáng toàn bộ khung hình để phô diễn tối đa các chi tiết, đổi lại độ tương phản thấp khiến hình ảnh có cảm giác như bị một lớp sương mờ phủ lên. Cá nhân em đánh giá cao cách tiếp cận của Sony, còn Samsung thì thiệt tình mà nói khó có thể gọi là HDR.
Chuyển qua thể thao với môn tennis cùng trận cầu đinh giữa Rafael Nadal và Thiem ở chuẩn 4K SDR, Sony em đặt ở chế độ Thể Thao còn Samsung thì do không có chế độ riêng nên em đặt ở Tiêu Chuẩn. Sự khác biệt cũng rất rõ ràng, các bác cứ nhìn mặt sân là sẽ thấy Sony X7000G chi tiết hơn hẳn so với Samsung.
Công bằng mà nói thì RU7200 cho ra hình ảnh SDR cũng khá tốt, tổng thể sáng hơn đôi chút so với X7000G nhưng về mặt tương phản và chi tiết thì Sony thắng rất thuyết phục. Cách thể hiện màu da của Sony theo ý kiến cá nhân em cũng tự nhiên hơn.
Chuyển qua tập 4 của phim Planet Earth II ở chuẩn 4K HDR, TV Sony em đặt ở chế độ HDR Sống Động còn Samsung thì ở chế độ Sống Động. Hình ảnh của TV Samsung về tổng thể sáng hơn nhưng độ tương phản và chi tiết tiếp tục là lợi thế của TV Sony.
Độ chuyển màu của TV Sony cũng tốt hơn, thể hiện rõ nét qua cảnh chú ngựa đen này. Các bác có thể thấy là nền xanh phía sau của X7000G tuy không thật sự hoàn hảo (so với các dòng TV trung và cao cấp) nhưng ít nhiều cũng thấy được sự chuyển đổi. Trong khi đó phía sau chú ngựa trong RU7200 là nguyên một mảng màu xám xanh. Thuật toán đẩy sáng toàn khung hình của Samsung cũng phản tác dụng trong tình huống này, khiến các chi tiết vùng tối của chú ngựa bị sáng lên một cách thiếu tự nhiên.
Và cuối cùng là câu chuyện của Smart TV. Về lý thuyết thì Samsung RU7200 là Smart TV nên dĩ nhiên là phải hơn Internet TV rồi, nhưng thực tế thì hệ điều hành Tizen không làm em thật sự thuyết phục. Nói về ứng dụng thì Sony cũng đã cài sẵn một loạt các cái tên phổ biến rồi, so với Tizen thì cũng chẳng thiếu cái nào nên người dùng bình thường em nghĩ là không thành vấn đề. Còn khả năng điều khiển bằng giọng nói thì thôi ôi thôi, Android TV với Google Assistant tiếng Việt ngon bao nhiêu thì Tizen lại chán bấy nhiêu. Thành thật mà nói em không thấy lợi ích gì nhiều của Smart TV Tizen so với Internt TV, ngoài điểm cộng nhỏ là giao diện gọn gàng.
Tóm lại thì kết quả của cặp đấu này khá bất ngờ khi Sony cực kỳ bất lợi trong lý thuyết lại giành chiến thắng thuyết phục về phương diện chất lượng hình ảnh, vốn là tiêu chí quan trọng nhất. Mang tiếng là Smart TV nhưng hệ điều hành Tizen không nổi trội về ứng dụng, còn khả năng điều khiển và tìm kiếm nội dung bằng tiếng Việt của nó thì lại quá chán nên cũng chẳng ăn được gì so với Internet TV của Sony, vốn cũng đầy đủ món ăn chơi. Lời khuyên thật lòng của em là nếu các bác muốn trải nghiệm Smart TV thật sự thì cứ chọn Android TV, với Google Assistant tiếng Việt cực kỳ ngon lành trong việc tìm kiếm nội dung bằng giọng nói cũng như điều khiển được cả hệ sinh thái nhà thông minh. Còn chỉ đơn thuần là muốn kiếm một chiếc TV về xem phim và thể thao thì X7000G là sự lựa chọn xuất sắc hơn, không có gì để bàn cãi.