Jamal Malik chỉ còn cách 20 triệu rupee (tương đương hơn 400 ngàn USD) đúng một câu hỏi. Làm thế nào mà cậu ta có thể làm được điều đó?
A - Cậu ta ăn gian
B - Cậu ta may mắn
C - Cậu ta là một thiên tài
D - Câu chuyện vốn được viết ra như vậy
Tại đất nước Ấn Độ, trò chơi Ai là triệu phú là một trong những cách giúp người ta có thể thoát khỏi cảnh bần hàn và đổi đời nhanh nhất. Như đạo diễn Danny Boyle tiết lộ, giáo sư, tiến sỹ hay các luật sư luôn tìm cách che giấu thân phận thật của mình để có thể được tham gia trò chơi này cho nên độ khó của những câu hỏi tại đất nước này là cực kỳ cao. Chưa ai vượt qua được mức 600 ngàn rupee hết. Thế nhưng, Mumbai, 2006, chàng trai Jamal Malik, một "chaiwala" - người bưng bê cà phê và nước giải khát, có xuất thân từ những khu phố ổ chuột bẩn thỉu và tồi tàn nhất Ấn Độ đã vượt qua hết câu hỏi này tới câu hỏi khác, và đứng trước ngưỡng cửa thiên đàng.
Trở lại với câu hỏi đầu bài? Quá đơn giản, câu trả lời cuối cùng là A! Đó rõ ràng là cách giải thích đơn giản nhất. Làm gì có chuyện một chaiwala có thể làm được một điều phi thường tới vậy? Có những sự vô lý đùng đùng trong lượt chơi của Jamal, bởi có câu hỏi một đứa bé Ấn Độ lên 5 được ăn học tử tế cũng hay nhưng Jamal thì không. Còn có những câu hỏi ngang đánh đố người chơi, hoặc quá xa vời đối một người thất học như Jamal thì cậu lại có thể trả lời ngon lành. Cảnh sát vào cuộc, họ tra tấn Jamal hòng bắt cậu khai ra mánh khóe.
Nhưng thực sự thì chẳng có mánh khóe nào ở đây hết. Đằng sau mỗi câu trả lời của Jamal đều là một câu chuyện gắn liền với cuộc đời cậu. Đó là những câu chuyện đau lòng, cả về tinh thần lẫn thể xác, trong cuộc đời Jamal. Quan trọng hơn, Jamal tham gia trò chơi không phải vì tiền như bao người khác; mà chỉ đơn giản là muốn cho cô bạn gái từ thuở ấu thơ được thấy mình vẫn còn sống và chờ đợi cô.
Xuyên suốt cả cuộc chơi của Jamal, hay thực chất chính là 20 năm cuộc đời cậu, một bức tranh ảm đạm về đáy xã hội Ấn Độ, cả về cảnh sắc lẫn con người, được khắc họa rõ nét và chân thực khiến người xem phải thắt cả tim lại. Mỗi lần Jamal trả lời đúng câu hỏi và giải thích cho cảnh sát về lý do cậu biết câu trả lời, người xem vừa thấy hân hoan bởi cậu đang tới gần hơn được cái đích mà cậu hướng tới, nhưng cũng không khỏi quặn lòng bởi những gì mà cậu từng phải trải qua thật quá khắc nghiệt. Có lẽ chính bởi thế mà gương mặt của Dev Patel, người diễn vai Jamal Malik tuổi thanh niên, luôn có một cái nét sợ sệt, nơm nớp và khắc khổ gì đó rất khó tả. Nhưng cũng thật kỳ lạ, ẩn dưới cái nét kỳ lạ đó lại là một niềm tin và ý chí phi thường vào định mệnh về cậu và cô bạn gái của cậu. Bởi thế, có 20 triệu rupee hay không có 20 triệu rupee, thì cậu vẫn sẽ là người chiến thắng, là "triệu phú của khu ổ chuột".
Tất nhiên, trong phim không chỉ có một mình Jamal Malik mà còn những nhân vật đáng nhớ khác. Nếu như cô bạn gái Latika của Jamal không quá nổi trội, và chính là một phần nguyên nhân khiến cho người xem đôi lúc cảm giác mối quan hê giữa cô và Jamal không quá sâu nặng thì nhân vật anh trai của Jamal là Salim lại ít nhiều khiến người ta nhớ lại Lil' Ze trong City of God. Có lẽ Salim là một điển hình cho giai cấp bần cùng dưới đáy xã hội của Ấn Độ, làm và thực hiện mọi thứ chỉ đơn giản vì tiền. Và bên cạnh Dev Patel, người xem sẽ không khỏi tưởng thưởng dàn diễn viên nhí đóng vai ba nhân vật Jamal, Salim và Latika thuở còn nhỏ.
Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Q & A của Vikas Swarup và được nhà viết kịch bản Simon Beaufoy chắp bút nên. Kịch bản phim, cho dù để lộ ra một plot hole rất lớn, nhưng nhìn chung vẫn vô cùng logic, hợp lý và không để thừa thãi bất cứ chi tiết nào cả.
Câu chuyện của Jamal Malik là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại và có thể làm hài lòng cả những người yêu hay không yêu những kết cục có hậu. Không sa đà vào kể nghèo kể khổ, Slumdog Millionaire chỉ đơn giản ca ngợi tình yêu và khao khát giành được hạnh phúc của con người.
Mà quả đúng là ở đời, giấc mơ chẳng thể bị đánh thuế (có chăng là chỉ bị đánh giá thôi! =)) )
Bài tán phét trong cơn say, có gì không đúng hoặc sai sót bà con bỏ quá cho, he he
bài viết từ blog Hisashi
http://blog.360.yahoo.com/blog-u4fVPH0mc6_HwIhyWBp4zOv4qFYU?p=5027#comments
A - Cậu ta ăn gian
B - Cậu ta may mắn
C - Cậu ta là một thiên tài
D - Câu chuyện vốn được viết ra như vậy
Tại đất nước Ấn Độ, trò chơi Ai là triệu phú là một trong những cách giúp người ta có thể thoát khỏi cảnh bần hàn và đổi đời nhanh nhất. Như đạo diễn Danny Boyle tiết lộ, giáo sư, tiến sỹ hay các luật sư luôn tìm cách che giấu thân phận thật của mình để có thể được tham gia trò chơi này cho nên độ khó của những câu hỏi tại đất nước này là cực kỳ cao. Chưa ai vượt qua được mức 600 ngàn rupee hết. Thế nhưng, Mumbai, 2006, chàng trai Jamal Malik, một "chaiwala" - người bưng bê cà phê và nước giải khát, có xuất thân từ những khu phố ổ chuột bẩn thỉu và tồi tàn nhất Ấn Độ đã vượt qua hết câu hỏi này tới câu hỏi khác, và đứng trước ngưỡng cửa thiên đàng.
Trở lại với câu hỏi đầu bài? Quá đơn giản, câu trả lời cuối cùng là A! Đó rõ ràng là cách giải thích đơn giản nhất. Làm gì có chuyện một chaiwala có thể làm được một điều phi thường tới vậy? Có những sự vô lý đùng đùng trong lượt chơi của Jamal, bởi có câu hỏi một đứa bé Ấn Độ lên 5 được ăn học tử tế cũng hay nhưng Jamal thì không. Còn có những câu hỏi ngang đánh đố người chơi, hoặc quá xa vời đối một người thất học như Jamal thì cậu lại có thể trả lời ngon lành. Cảnh sát vào cuộc, họ tra tấn Jamal hòng bắt cậu khai ra mánh khóe.
Nhưng thực sự thì chẳng có mánh khóe nào ở đây hết. Đằng sau mỗi câu trả lời của Jamal đều là một câu chuyện gắn liền với cuộc đời cậu. Đó là những câu chuyện đau lòng, cả về tinh thần lẫn thể xác, trong cuộc đời Jamal. Quan trọng hơn, Jamal tham gia trò chơi không phải vì tiền như bao người khác; mà chỉ đơn giản là muốn cho cô bạn gái từ thuở ấu thơ được thấy mình vẫn còn sống và chờ đợi cô.
Xuyên suốt cả cuộc chơi của Jamal, hay thực chất chính là 20 năm cuộc đời cậu, một bức tranh ảm đạm về đáy xã hội Ấn Độ, cả về cảnh sắc lẫn con người, được khắc họa rõ nét và chân thực khiến người xem phải thắt cả tim lại. Mỗi lần Jamal trả lời đúng câu hỏi và giải thích cho cảnh sát về lý do cậu biết câu trả lời, người xem vừa thấy hân hoan bởi cậu đang tới gần hơn được cái đích mà cậu hướng tới, nhưng cũng không khỏi quặn lòng bởi những gì mà cậu từng phải trải qua thật quá khắc nghiệt. Có lẽ chính bởi thế mà gương mặt của Dev Patel, người diễn vai Jamal Malik tuổi thanh niên, luôn có một cái nét sợ sệt, nơm nớp và khắc khổ gì đó rất khó tả. Nhưng cũng thật kỳ lạ, ẩn dưới cái nét kỳ lạ đó lại là một niềm tin và ý chí phi thường vào định mệnh về cậu và cô bạn gái của cậu. Bởi thế, có 20 triệu rupee hay không có 20 triệu rupee, thì cậu vẫn sẽ là người chiến thắng, là "triệu phú của khu ổ chuột".
Tất nhiên, trong phim không chỉ có một mình Jamal Malik mà còn những nhân vật đáng nhớ khác. Nếu như cô bạn gái Latika của Jamal không quá nổi trội, và chính là một phần nguyên nhân khiến cho người xem đôi lúc cảm giác mối quan hê giữa cô và Jamal không quá sâu nặng thì nhân vật anh trai của Jamal là Salim lại ít nhiều khiến người ta nhớ lại Lil' Ze trong City of God. Có lẽ Salim là một điển hình cho giai cấp bần cùng dưới đáy xã hội của Ấn Độ, làm và thực hiện mọi thứ chỉ đơn giản vì tiền. Và bên cạnh Dev Patel, người xem sẽ không khỏi tưởng thưởng dàn diễn viên nhí đóng vai ba nhân vật Jamal, Salim và Latika thuở còn nhỏ.
Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Q & A của Vikas Swarup và được nhà viết kịch bản Simon Beaufoy chắp bút nên. Kịch bản phim, cho dù để lộ ra một plot hole rất lớn, nhưng nhìn chung vẫn vô cùng logic, hợp lý và không để thừa thãi bất cứ chi tiết nào cả.
Câu chuyện của Jamal Malik là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại và có thể làm hài lòng cả những người yêu hay không yêu những kết cục có hậu. Không sa đà vào kể nghèo kể khổ, Slumdog Millionaire chỉ đơn giản ca ngợi tình yêu và khao khát giành được hạnh phúc của con người.
Mà quả đúng là ở đời, giấc mơ chẳng thể bị đánh thuế (có chăng là chỉ bị đánh giá thôi! =)) )
Bài tán phét trong cơn say, có gì không đúng hoặc sai sót bà con bỏ quá cho, he he
bài viết từ blog Hisashi
http://blog.360.yahoo.com/blog-u4fVPH0mc6_HwIhyWBp4zOv4qFYU?p=5027#comments