Sao không xếp hàng!

poly

Banned
Ðề: Sao không xếp hàng!

chuyện naỳ nói hoài,từ 1 ví dụ nhỏ thôi
bác nào coi phim ở Mega rồi biết
vì Mega là rạp phim cao tầng nen phải đi thang máy
khách trong thang máy chua ra khách ngoài đã chen vô ,ko biết để làm gì khi người trong ko ra dc thì ngoài sao vô ,poly chửi hoài vẫn gặp hoài
toàn dân có tiền mới coi mega
bữa naò kiếm đưá alone đạp nó mấy đạp quá ( đam dông nó quýnh lại sao )
 

vantruong

New Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Quả thật dân mình còn quá nhiều người thiếu ý thức.Nhiều bạn trẻ khuôn mặt thanh tú,trang phục sành điệu nhưng hành động thì ngược lại.Đôi khi mình đi ctác nước ngòai gặp nhìêu người đồng hương nhưng họ làm những hành động mà cả nhóm mình không còn dám nói tiếng Việt với nhau vì thất xấu hổ với bạn bè nước ngòai.:-<:-</:)[-([-(

Hi vọng các phương tiện truyền thông sẽ có những chương trình hướng dẫn,nhắc nhở và định hướng cách thức giao tiếp lịch sự ở nơi công cộng cho mọi người để xã hội ta ngày càng văn minh hơn.
 

khoadesign

New Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Quả thật dân mình còn quá nhiều người thiếu ý thức.Nhiều bạn trẻ khuôn mặt thanh tú,trang phục sành điệu nhưng hành động thì ngược lại.Đôi khi mình đi ctác nước ngòai gặp nhìêu người đồng hương nhưng họ làm những hành động mà cả nhóm mình không còn dám nói tiếng Việt với nhau vì thất xấu hổ với bạn bè nước ngòai.:-<:-</:)[-([-(

Hi vọng các phương tiện truyền thông sẽ có những chương trình hướng dẫn,nhắc nhở và định hướng cách thức giao tiếp lịch sự ở nơi công cộng cho mọi người để xã hội ta ngày càng văn minh hơn.
Ông này xạo quá, đi, ka ka ka, toàn nói chuyện tiếng Tàu nên có biết tiếng Việt đâu mà nói, còn đi xe ngoài đường thì đi lấn tuyến không hà, ka ka...
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Xếp hàng sẽ là cuộc vận động mới

TT - Khi bàn về chuyện xếp hàng, hai lãnh đạo TP.HCM là bà Phạm Phương Thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hà và GS.TS Bae Sang Yoo đều nhấn mạnh: nhất định không phục vụ người chen ngang.

ImageView.aspx

Bà Phạm Phương Thảo-Ảnh: N.C.T.

Bắt đầu câu chuyện “sao không xếp hàng?” - chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nói:

- Cách đây mấy ngày, tôi chứng kiến trong lúc mọi người xếp hàng chờ mua bánh, một bà mẹ bảo con mình sao không chen vào, chen lên phía trước cho nhanh... Bậc làm cha làm mẹ dạy con trẻ như thế là không ổn, sẽ để lại những dấu ấn không tốt trong suy nghĩ và hành động của trẻ thơ. Đôi lúc trẻ thấy những gì cha mẹ dạy bảo trái ngược với những điều các em học được từ nhà trường, thầy cô... Trong cuộc sống, người ta thấy chen ngang có khi được việc hơn là xếp hàng. Nhưng đó là thói quen xấu, rất dễ hình thành cách sống “thích ăn trên ngồi trước”, một vấn đề hoàn toàn không tốt cho xã hội.

* Theo bà, sâu xa của thói quen xấu không xếp hàng bắt đầu từ đâu?

- Thói quen không xếp hàng thể hiện sự ích kỷ của con người, thiếu tôn trọng người khác lại vừa không tự trọng. Sâu xa hơn là khiếm khuyết trong giáo dục ý thức biết nhường nhịn và tôn trọng người xung quanh. Tuy chúng ta khuyến khích xếp hàng để đảm bảo trật tự trước sau, lịch sự, nhưng trong nhiều trường hợp phải biết nhường cho người lớn tuổi, già yếu, người có con nhỏ, phụ nữ mang thai...

Tôi đồng tình và hoan nghênh Tuổi Trẻ đã đặt vấn đề “sao không xếp hàng?”, tạo được dư luận xã hội rất tốt. Từ đây, các cơ quan TP cũng nên có suy nghĩ làm sao để vấn đề này trở thành cuộc vận động tạo thói quen xếp hàng, làm chuyển biến ý thức của mọi người biết nhường nhịn người xung quanh, tự giác giữ gìn trật tự những nơi đông người...

ImageView.aspx

Ngồi xếp hàng trật tự chờ đến lượt mua vé xe đò về miền Trung tại bến xe miền Đông, TP.HCM trong đợt Tết Kỷ Sửu 2009 vừa qua -Ảnh: N.C.T.

* Cách nào tốt hơn để có được những thói quen tốt như bà vừa đề cập?

- Trước hết phải bắt đầu từ môi trường giáo dục. Con người nếu được giáo dục ngay từ nhỏ một cách đàng hoàng, chỉn chu sẽ giúp hình thành nhân cách tốt, ứng xử hay. Mà giáo dục ở đây là cả ở nhà trường và gia đình. Mặt khác, sự nhắc nhở nhau về những thói quen xấu, chẳng hạn như nhắc nhở một người không chịu xếp hàng cũng là một cách giáo dục.

Tôi rất đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng những nhà cung cấp dịch vụ, bán hàng... cần có thái độ dứt khoát từ chối đáp ứng nhu cầu những người không chịu xếp hàng, chen lấn, tranh giành.


QUỐC THANH thực hiện

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=313145&ChannelID=3
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà:

Cán bộ công chức làm gương


Tôi theo dõi rất kỹ ý kiến của bạn đọc báo Tuổi Trẻ, các nhà khoa học... tham gia trao đổi sôi nổi về “văn hóa xếp hàng”. Tôi tâm đắc với cách đặt vấn đề, phân tích và bày tỏ sự mong muốn của bạn đọc báo Tuổi Trẻ về xây dựng cách ứng xử lịch sự, văn minh của người dân tại nơi công cộng. Hình ảnh xếp hàng trật tự, trước - sau... là chuyện rất thực tế để có thể góp phần biến những mong muốn này thành hiện thực.

Tôi không chỉ theo dõi mà còn nghiên cứu những đề xuất khả thi từ bạn đọc của Tuổi Trẻ để có thể bổ sung vào các giải pháp, từng bước xây dựng nếp sống văn minh đô thị nói chung, cách ứng xử văn minh, lịch sự của người dân nói riêng.

ImageView.aspx

Bà Nguyễn Thị Thu Hà -Ảnh: Thanh Đạm

Bạn bè quốc tế đến với ta hằng ngày nhưng đây đó vẫn tồn tại những thói quen xấu, ứng xử thiếu văn minh, lịch sự... thì chẳng khác nào ta tự bôi xấu ta. Các giải pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị đã rất chú trọng tới văn hóa ứng xử. Song, việc tạo thói quen xếp hàng - thể hiện một nét văn hóa trong giao tiếp, tôn trọng những người xung quanh - chưa được chú trọng đúng mức trong việc tuyên truyền, xây dựng ý thức cho người dân.

Cũng giống như xả rác nơi công cộng tưởng chừng một việc rất nhỏ, nhưng để khắc phục thói quen xấu này không đơn giản chút nào. Chuyện không xếp hàng trật tự cũng vậy. Để từ bỏ được thói quen xấu này cũng không đơn giản, phải có một quá trình giáo dục ý thức tự giác, biết tôn trọng và nhường nhịn những người xung quanh. Theo tôi, trước hết cán bộ công chức, đoàn viên, thầy cô giáo... cần gương mẫu trong chuyện xếp hàng và mỗi tấm gương như vậy là bài học thiết thực cho những người xung quanh, cho các em nhỏ. Tôi cũng rất ủng hộ sự cương quyết: nhất định không đáp ứng nhu cầu cho những người không chịu xếp hàng trật tự tại những nơi cần phải có hàng, có lối, có trật tự trước - sau...

Tôi cho rằng nếu xây dựng được ý thức xếp hàng trật tự, không chỉ từ bỏ được thói quen xấu hiện nay mà còn có sức lan tỏa, tác động đến các hành vi khác trong mỗi con người khi ứng xử với mọi người, với cộng đồng. Tôi tin những người có ý thức như thế sẽ luôn nghĩ đến lợi ích của những người khác, của cộng đồng. Một xã hội mà ai cũng ứng xử như vậy thì chắc chắn ta sẽ có một xã hội thật sự tiến bộ, văn minh, lịch sự, thân thiện, chan hòa...



---------------------------------------


Khắp nơi trương bảng yêu cầu xếp hàng

Sau hai năm tôi mới có dịp quay lại VN, nhân chuyến đi giao lưu hằng năm tại TP.HCM và trao một số học bổng tại Tiền Giang của VESAMO (Hội người Hàn yêu VN). Trong hai năm qua, tôi bận ở Mỹ để làm đề tài nghiên cứu về nền văn học của người Việt ở nước ngoài, nhưng vẫn theo dõi sát sao những vấn đề thời sự, văn hóa trên báo chí VN.

Năm ngoái, khi đang ở Mỹ tôi đã có một bài tham gia diễn đàn “Tiết kiệm, đừng nói suông!” trên báo Tuổi Trẻ, còn bây giờ tôi cũng hết sức thích thú với câu chuyện “sao không xếp hàng?” mà được biết xuất phát từ một đồng hương của tôi đặt ra. Sở dĩ tôi thích tham gia những câu chuyện này của các bạn là bởi tôi tìm thấy những sự tương đồng, những câu chuyện của chính mình cách đây 25, 30 năm và muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn.

Sống ở đất nước các bạn khá lâu (*), tôi thấy VN hiền quá! Cách đây 25-30 năm, chúng tôi cũng đứng trước những bài toán như các bạn hiện nay trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Nghĩa là cũng không xếp hàng, xả rác bừa bãi, thiếu ý thức trong giao thông... Và theo tôi, hình như quốc gia châu Á nào cũng đối diện với những vấn đề này!

Chúng tôi đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào? Trước tiên, công tác giáo dục được đặt lên hàng đầu. Giáo dục ở đây xin đừng hiểu chỉ gói gọn trong nhà trường mà mở rộng ra toàn xã hội, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông. Để tạo cho mọi người thói quen xếp hàng ở tất cả những nơi thu hút đông khách như nhà ga, các cửa hàng mua bán... đều có những tấm bảng yêu cầu mọi người phải xếp hàng một. Ai không thực hiện, nhân viên bán hàng, bán vé phải có trách nhiệm từ chối phục vụ người vi phạm. Riêng trong nhà trường thì khỏi phải nói, học sinh nào không tuân thủ quy định xếp hàng ngay lập tức bị ăn đòn! Với chuyện xả rác, đi không đúng luật thì có biện pháp chế tài rõ rệt. Thậm chí không chỉ chế tài về kinh tế (phạt tiền) mà cả danh dự (làm cho xấu hổ). Tôi còn nhớ như in cảnh những người đi bộ băng qua đường không đúng quy định, nếu bị phát hiện thì cảnh sát sẽ bắt lại, dùng dây quấn quanh người và bắt đứng đúng một giờ mới thả đi.

Sở dĩ tôi nói VN hiền quá là vì tôi chưa bao giờ thấy có những hình phạt như thế ở đất nước các bạn. Hiện nay tại Trung Quốc vẫn còn áp dụng hình phạt làm cho xấu hổ như ở Thượng Hải, nếu vi phạm luật giao thông thì phải đi dọn vệ sinh đường phố một buổi, với một chiếc áo đặc thù mà nhìn vào là biết ngay người ấy vi phạm luật giao thông. Hay ở Singapore, hẳn chúng ta còn nhớ chuyện con một tỉ phú Mỹ bị lột quần đánh đòn vì tội xịt sơn lên xe người khác... Theo tôi, bên cạnh việc giáo dục, cũng không thừa nếu áp dụng những biện pháp mạnh như thế để xây dựng nếp sống văn minh.

Khi tôi nói lên những điều đó, nhiều người bạn VN đã cười bảo rằng nếu có quy định như thế thì chỉ tạo điều kiện cho những người thực thi luật pháp ăn hối lộ mà thôi! Về chuyện này, tôi xin kể rằng cách đây 25 năm ở Hàn Quốc cũng thế. Tôi đọc những bài viết nói về nạn mãi lộ của một số cảnh sát giao thông trên báo chí VN và không khỏi bật cười nhớ lại ngày xưa báo chí Hàn Quốc từng phanh phui chuyện nhận tiền của cảnh sát. Đó là khi họ chặn xe vi phạm thì gác một chân vào trong xe như thể kê đùi để viết biên bản. Nhưng thực tế người vi phạm hiểu ý và nhét tiền vào đôi giày bốt của cảnh sát! Để giải quyết tình trạng mà các bạn gọi là mãi lộ này, điều trước tiên là nhà nước phải xem lại việc trả lương cho họ sao cho đủ sống. Một khi lương đã đủ sống mà vẫn còn nhũng nhiễu thì sẽ bị phạt rất nặng, có thể đi tù nếu bị phát hiện.

GS.TS BAE SANG YOO

(*) GS.TS Bae Sang Yoo là trưởng khoa tiếng Việt của Đại học Busan. Ông từng sống rất lâu tại Hà Nội, TP.HCM để làm luận án tiến sĩ về văn học VN.


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=313145&ChannelID=3
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Tạo dựng văn hóa xếp hàng

TT - Trong một buổi ngoại khóa ở trường, chúng tôi hỏi thầy Giant Knock (giảng viên tiếng Anh của Trường đại học Ngoại ngữ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) điều gì làm thầy chưa hài lòng khi sống ở VN. Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, thầy đã diễn tả bằng hành động cảnh mọi người chen lấn, xô đẩy nhau lên xe buýt cho chúng tôi xem.

ImageView.aspx

Chen lấn lên xe buýt (ảnh chụp ở bến xe miền Đông, TP.HCM) - Ảnh: N.C.T.


Sau đó thầy Giant giải thích thêm rằng ở bất cứ nơi nào tại phương Tây người ta đều xếp hàng để lên xe buýt, việc làm này nhằm đảm bảo an toàn và giữ trật tự nơi công cộng. Nghe thầy nói, ai nấy trong lớp tôi cũng... đỏ mặt. Chúng tôi xấu hổ vì nghĩ có lẽ cảnh lộn xộn, bát nháo nơi công cộng ở nước ta là hình ảnh rất xấu trong con mắt người nước ngoài.

Thật ra xếp hàng để lên xe buýt có khó gì đâu. Chỉ cần ai cũng có ý thức và nhường nhịn nhau, người trẻ nhường người già, nam nhường nữ, người khỏe nhường người yếu... là ai cũng có thể lên xe một cách an toàn và mau lẹ. Vậy mà ở những bến xe buýt, nhiều người lại cùng đổ xuống đường dàn hàng ngang rồi chen chúc nhau lên xe. Cảnh lộn xộn đó vừa tạo cơ hội cho kẻ xấu móc túi, vừa làm chậm chuyến xe của mọi người.

Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải tạo dựng văn hóa xếp hàng. Và người phải thực hiện tốt điều này trước tiên không ai khác ngoài các bạn học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ, là tương lai đất nước, nhất định phải học cách tiếp cận văn hóa nơi công cộng.

Tiến Thành (SV báo chí K52, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội)​


* Thực tế cho thấy tâm lý thích chen lấn có ở tất cả mọi tầng lớp, ngành nghề, kể cả những người có học vị, chức vụ... Chẳng hạn, cách đây năm năm, tôi được dự một hội nghị công tác khoa giáo các tỉnh phía Nam tổ chức ở Điện Biên Phủ (nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên). Thành phần tham dự hội nghị gồm lãnh đạo các ban tuyên giáo từ cấp quận, huyện trở lên (mỗi quận, huyện chỉ có một đại biểu).

Ban tổ chức hội nghị phục vụ bánh ngọt và nước uống (miễn phí) cho các đại biểu trong giờ nghỉ giải lao. Nhưng thú thật trong suốt mấy ngày dự hội nghị ở đây, tôi và một số đại biểu khác chưa hề một lần ăn bánh, uống nước vì ngại phải chen lấn một cách không cần thiết!


Tôi là du học sinh VN đang theo học tại nước ngoài. Trước đây, tôi từng tham gia công tác Đoàn và phong trào sinh viên trong trường đại học tại VN. Tôi nhận thấy hoạt động Đoàn và phong trào sinh viên của chúng ta hiện nay chỉ mạnh về bề nổi như tổ chức văn nghệ, thời trang, thi nét đẹp sinh viên, hội trại...

Theo tôi, hoạt động Đoàn nên đi vào chiều sâu, thí dụ như thực hiện một công trình thanh niên xếp hàng trong trường lớp, giảng đường, khi gửi xe máy hay tại bến xe buýt gần trường; hoặc không xả rác bừa bãi; dừng xe nhường đường cho người đi bộ... Những công trình như vậy sẽ có tác dụng giáo dục và tạo thói quen tốt trong thanh niên.

Nguyễn Thanh Hà (thanhha1985@...)​



PHAN TRỌNG HIỀN (Sở VH-TT&DL TP.HCM)​


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=311713&ChannelID=118
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Không xếp hàng: chuyện tưởng là nhỏ!

TT - Sau bài viết “Sao không xếp hàng!” của cô Yoon Sun Ae (Hàn Quốc) đăng trên Tuổi Trẻ ngày 16-4, chúng tôi đã nhận hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc bày tỏ ý kiến, bàn bạc thêm về chuyện này.


ImageView.aspx

Bức ảnh này được chụp trong dịp người hâm mộ săn lùng vé xem trận bóng đá VN - Brazil. Người ta đã không xếp hàng, chen lấn thoải mái, bất kể một phụ nữ phải kêu thét lên vì chịu không nổi sự chèn ép của các đấng mày râu!- Ảnh: CÙ ZAP


Lạ thật, chuyện không chịu xếp hàng ở VN vốn là “chuyện thường ngày” quá quen thuộc sao lại tạo nên sự bức xúc đến vậy? Hóa ra chuyện không chịu xếp hàng là không thể chấp nhận được trong văn hóa ứng xử nơi công cộng, nhưng vì nó diễn ra khắp nơi, thường xuyên, quá quen thuộc trong mắt chúng ta đến độ trở thành... chuyện bình thường! Cho đến khi cô Yoon Sun Ae - “khách đến chơi nhà” - góp ý thì “chủ nhà” mới giật mình nhìn lại.

Chợt nhớ cách đây không lâu, giám đốc một công ty du lịch tư nhân kể cho nghe một chuyện thế này: công ty của ông ấy tổ chức tour cho một nhóm khách Tây đi từ TP.HCM ra Hà Nội bằng xe 50 chỗ chất lượng cao. Mới đến Long Khánh (Đồng Nai), nhóm khách Tây gọi điện về công ty nằng nặc yêu cầu phải đổi tài xế, nếu không họ sẽ hủy tour.

Hỏi lý do thì nhóm khách Tây bảo họ không thể nào chịu được chuyện bác tài bấm còi inh ỏi liên tục trên đường. Hóa ra đó là điều tối kỵ và biểu hiện thiếu văn hóa ở nước ngoài, nhưng ở ta thì chuyện thường ngày ấy mà!

Tương tự, câu chuyện xếp hàng cũng thế. Đi mua vé xem bóng đá, vé tàu xe về quê, đi siêu thị, chạy xe trên đường...đâu đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh chen nhau để vượt lên trước. Chẳng phải người Việt mình thiếu thời gian đến độ phải bon chen khốc liệt đến thế!

Có lẽ nhiều người chúng ta vẫn chưa quên bài học từ mẫu giáo, bài “Hai chú dê con” chen nhau qua cầu, chẳng ai nhường ai nên kết quả cả hai cùng rơi tõm xuống kênh; nhưng ra đời thì ai cũng như mang tâm lý “đi sau về sau” là một sự thua kém đáng xấu hổ!? Và thế là hình ảnh xấu xí không chịu xếp hàng đã trở nên bình thường như chuyện đương nhiên phải thế!

Chúng ta hãy cùng nhìn lại những hình ảnh quen thuộc hằng ngày dễ gặp mọi lúc mọi nơi. Những hình ảnh tưởng như bình thường này thật đáng suy nghĩ: nó vốn... không bình thường đâu!

ImageView.aspx


Đi cũng chen...

Cầu sắt Bình Lợi - cầu của xe lửa nối liền quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức, TP.HCM. Bên hành lang chiếc cầu này có một phần đường hẹp dành cho hai làn xe máy lưu thông. Trong giờ cao điểm sáng và chiều, ở hai đầu cầu thường xuyên quá tải, người đi xe máy mạnh ai nấy chen gây ùn tắc khiến chẳng ai qua nhanh được (ảnh chụp chiều 17-4) - Ảnh: N.C.T.

ImageView.aspx


Giải trí cũng chen...

Chỉ một ô cửa nhưng bao nhiêu cánh tay thò vào, quyết giành trước một chiếc vé xem một trận bóng đá (ảnh chụp tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội) - Ảnh: Cù Zap

ImageView.aspx


Khám bệnh cũng chen...

Nơi đăng ký khám bệnh của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thường xuyên quá tải vào buổi sáng. Mặc dù ở đây có phát số thứ tự nhưng nhiều người vẫn cứ chen lấn, khiến anh bảo vệ (trong khoanh tròn) phải tới lui nhắc nhở, vãn hồi trật tự - Ảnh: N.C.T.

ImageView.aspx


Khuyến mãi cũng chen...

Không ai nhường ai. Trong ảnh là cảnh chen nhau để nhận điện thoại khuyến mãi tại Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim, Q.1, TP.HCM (ảnh chụp sáng 18-4) - Ảnh: MINH ĐỨC

ImageView.aspx


Lên xe cũng chen...

Lên xe buýt cũng khỏi nghĩ đến chuyện nam nhường cho nữ. Trong ảnh: chen nhau lên xe buýt ở bến xe An Sương, Q.12, TP.HCM (ảnh chụp sáng 18-4) - Ảnh: N.C.T.

ImageView.aspx


“Ăn” cũng chen...

Chỉ một người bán nhưng bao nhiêu người mua... giơ tay. Trong ảnh: tranh nhau mua bánh mì tại siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ảnh chụp tối 18-4) - Ảnh: MINH ĐỨC


NHÓM PV TUỔI TRẺ​

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=311878&ChannelID=89
 

cuongdoanvan

Well-Known Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

đây là chuyện dài nhiều tập mà lị , vấn đề này đến đời chắt chúng ta vẫn còn phải bàn.
 

thanhbun

Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

đèn đỏ có 30 giây thôi mà còn không chờ được mà... hehhehhe... Thiệt tình là nếu kể tội thì kể hoài cũng không hết... Đành nam mô thôi... Một mình các bạn không thể làm gì được trong cái đầu của người khác đâu...
 

tui

Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

hì, thấy mấy bác ở đây cũng có vẻ tâm huyết. Nhưng nói 1 đằng, mấy bác ra đường có tự giác đc hem vậy mấy bác?

Ở đây em ko phải chỉ trích gì nhưng nó vô máu rồi. Nói ng khác nhưng .. mình vẫn vậy à
 

Thế Anh

New Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

hì, thấy mấy bác ở đây cũng có vẻ tâm huyết. Nhưng nói 1 đằng, mấy bác ra đường có tự giác đc hem vậy mấy bác?

Ở đây em ko phải chỉ trích gì nhưng nó vô máu rồi. Nói ng khác nhưng .. mình vẫn vậy à

Đúng ý mình. Lên mạng phét lác thế nào chả được. Ra vẻ lắm, nhưng ngoài đời thì lại...
 

usami

Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Nói chung ai muốn tiến bộ thì xếp hàng , rất đơn giản :-B
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sao không xếp hàng!

Văn hoá mua sắm"Kiểu chen chúc xô đẩy"!


Có dịp đi nhiều, gặp gỡ nhiều, sẽ dễ dàng nhận thấy, nếu như ở nhiều nước trên thế giới, thú vui mua sắm là đặc trưng của phụ nữ, thì ở Việt Nam, thú vui này phổ biến với cả đàn ông, từ người già tới trẻ con. Điều này cũng lý giải tại sao, trừ những cửa hàng dành riêng cho nữ giới, còn lại tất cả các tụ điểm mua sắm như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ… sự có mặt của 2 giới là ngang ngửa và lứa tuổi cũng vô cùng đa dạng.



1241489205_PICO_050500.jpg


Chính bởi sự góp mặt của nhiều thành phần, nên việc mua bán tại nhiều nơi diễn ra khá nhộn nhạo. Tại những trung tâm siêu thị hiện đại, không ít người mặc những bộ quần áo nhàu nhĩ, phì phèo hút thuốc ngay khu vực có điều hoà và treo biển cấm hút thuốc. Bất chấp sự có mặt của bảo vệ và camera theo dõi, trẻ em tự nhiên bóc bánh kẹo và lén lút ăn ngay trong siêu thị. Nhiều người còn sẵn sàng đút túi những đồ vật nhỏ bé để khỏi phải trả tiền, nếu họ chắc chắn là hành vi này sẽ không bị ai phát giác…

Chị Nguyễn Thị Tuyết, nhân viên của siêu thị Big C than phiền: “Mặc dù đã có quy định là quý khách thử đồ xong phải để trả đúng nơi quy định, nhưng đại đa số vẫn vứt bừa bãi sau khi mặc thử, chưa kể nhiều người còn chọn rất nhiều, sau đó không mua nữa mà bỏ lại trên xe đẩy”….Người tiêu dùng hẳn không xa lạ với hình ảnh, khách hàng xúm đen đỏ quanh quầy bán bánh mì của Big C, tranh giành nhau những chiếc bánh mì nóng hổi và sắn sàng vứt xuống đất những mẩu bánh mì bị gãy, vỡ…

Và sẽ là điều ngạc nhiên với du khách nước ngoài khi họ nhìn thấy rất nhiều người Việt Nam vô tư xả vỏ lon, vỏ chai, giấy và túi bóng ngay dưới chân mình, trên đường phố, những nơi được gọi là Di sản thiên nhiên thế giới, thậm chí cả chốn đền chùa tôn nghiêm!

Nhưng đáng nói nhất vẫn là thói quen chen lấn, xô đẩy khi mua sắm của rất nhiều người. Không ngoa khi ai đó cho rằng , hình như “chen” là 1 nét văn hoá của người Việt! Họ chen lên xe buýt, chen mua vé bóng đá, chen để được vào khám bệnh trước. Và trong mua sắm, hành vi chen đường như được bộc lộ rõ nhất. Dù tình trạng xếp hàng để chờ mua đồ theo tem phiếu thời bao cấp không còn, tuy nhiên thi thoảng nó lại “bùng lên” khi có một cửa hàng nào đó thanh lý, giảm giá, khuyến mãi hoặc bán với giá hời. Tuy nhiên, vì không có trong tay tấm phiếu theo tiêu chuẩn như trước kia nên để mua được hàng với giá rẻ (số lượng có hạn), người ta không chỉ xếp hàng mà sẵn sàng chen lấn, xô đẩy, thậm chí chửi rủa nhau để sở hữu mặt hàng mà mình muốn. Chính vì lẽ đó, hễ các trung tâm thương mại, hay các hệ thống siêu thị lớn như Nguyễn Kim, Pakson, Pico Plaza, Big C, Metro… có đợt khuyến mãi là y như rằng, các ngả đường quanh địa điểm đó tắc nghẽn, bãi gửi xe ngẫu nhiên mọc lên khắp nơi. Người tất tả, hồ hởi tay xách nách mang, người thì bực bội vì không mua được gì…


1241489180-PICO_050501.jpg

Người người xô đẩy, chen chúc làm cho PICO vỡ kính đến 3 lần!

Gần đây nhất, dịp khuyến mãi 30/4 và 1/5, Hệ thống siêu thị điện máy có quy mô lớn nhất Hà Nội - Pico Plaza được một phen “tức thở” vì số lượng khách kéo đến mua hàng quá đông. Nguyên nhân là vì trước đó, siêu thị này đã tổ chức khá thành công nhiều chương trình khuyến mãi, nên các chương trình khuyến mãi của Pico Plaza luôn luôn được nhiều người chờ đợi. Với hàng vạn lượt khách mỗi ngày, kết quả, cùng với một lượng lớn hàng khuyến mãi tiêu thụ hết trong thời gian ngắn thì cửa kính ra vào của siêu thị cũng liên tục bị vỡ đến 3 lần trong vòng có mấy ngày do lượng khách hàng quá đông cộng với “thói quen” chen lấn xô đẩy, đã có không ít nhân viên bảo vệ của siêu thị phải đi bệnh viện. Không ít chuyện ‘dở khóc dở cười” cũng đã xảy ra với lượng khách hàng quá đông, tập trung vào một thời điểm tại 2 hệ thống siêu thị.

Tình cờ đi mua hàng tại Pico Plaza vào dịp nghỉ lễ 1/5, chứng kiến cảnh trên, ông Johnny Halliday - một chuyên gia người Pháp công tác tại Việt Nam đã rất ngạc nhiên: “Nước chúng tôi cũng có nhiều chương trình khuyến mãi, nhưng xô đẩy nhau để mua như thế này, tôi chưa gặp bao giờ…”.

Lời nhận xét của vị khách nước ngoài ít nhiều khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bởi bất kể người Việt Nam có ý thức nào cũng đều hiểu rằng, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu với thế giới, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn, có rất nhiều thói quen xấu mà chúng ta nên loại bỏ. Thiết nghĩ, cùng với những cách thức bán hàng quy mô, hiện đại; văn hoá mua sắm của mỗi người cũng rất cần được củng cố, thay đổi; bởi việc hướng tới văn minh thương mại phải được bắt đầu ngay từ ý thức trong mua sắm của mỗi khách hàng.


Thúy Lan (24H.COM.VN)​

http://www16.24h.com.vn/news/detail/167/227621/Van-hoa-mua-samKieu-chenchuc-xo-day.24h
 
Bên trên