Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu trong một cuộc họp (theo một video clip): “Doanh nhân Hàn Quốc cứ nói bây giờ chính phủ phải thế này, chính quyền phải thế, lo cho chúng tôi sản xuất an toàn, nếu không, tôi sẽ bỏ đi”. Tiếp đó là đại ý: “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, nghĩa là mối quan hệ giữa doanh nghiệp FDI và nhà nước phải cân bằng. Sau đó, ngay giữa tâm dịch và về cuối của đợt dịch, có rất ít doanh nghiệp FDI rút khỏi Việt Nam.
Việt Nam hiện tại nếu “so bó đũa chọn cột cờ” thì cũng khó có nơi nào hơn, Trung Quốc ngày càng khó khăn về chính sách cũng như giá nhân công, Malaysia hay Thailand cũng vậy. Ấn Độ là điểm đến tiềm năng nhưng nhân lực cũng là vấn đề phải suy xét. Trong khi đó, Việt Nam có chính sách thông thoáng (nếu không thông thì cũng dễ làm cho thông), nhân công giá rẻ, cần cù chịu thương chịu khó, dù đôi lúc cũng hơi táy máy “thất thoát” tý (nhưng tính vô luôn chi phí sản xuất hao hụt cũng không nhiều). Thành ra nói đi thì phải đi đâu cái đã, nhìn qua nhìn lại cũng không đâu bằng Việt Nam.
Đóng góp GDP chỉ là con số
Samsung thực sự đã rút bớt một phần dây chuyền từ Việt Nam về Hàn Quốc từ cuối năm trước kìa, nhưng bây giờ thì họ mới lên tin ở Business Korea, coi như là công bố chuyện này. Samsung Electronics đã chuyển một số dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại các nhà máy của mình tại Việt Nam về nhà máy ở Gumi, tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc. Quyết định này được đưa ra sau khi các nhà máy ở nước ngoài, bao gồm cả các nhà máy ở Việt Nam, bị gián đoạn sản xuất do COVID-19. Bên cạnh đó, cuối năm trước, Samsung cũng công bố kế hoạch chuyển bớt dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ và Indonesia nhằm giảm tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam từ 60 % xuống 50% (tương đương với khoảng 163 triệu chiếc mỗi năm).
Một nhà máy của Samsung Electronics tại Việt Nam - Hình internet
Trong nhiều năm trước đây, mỗi khi nói đến doanh nghiệp FDI, người ta luôn nói về động lực phát triển kinh tế, rồi đóng góp GDP. Nếu tính theo kiểu GDP của Việt Nam hiện nay, quả thật doanh nghiệp lớn như Samsung chiếm khá lớn, bởi sản phẩm họ sản xuất ra được xuất bán đi khắp thế giới, và giá trị của nó được tính vào tổng thu nhập quốc nội. GDP từ lâu là một con số mang tính tương đối, và với cách tính không thống nhất thì nó lại càng không phản ánh được thực tế thịnh vượng của một quốc gia. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp FDI góp số vào GDP nó không giúp ích gì cả ngoài việc thể hiện… một con số đẹp. Tiền từ mẫu quốc qua, sản xuất xong đem bán lấy tiền về lại mẫu quốc, thì chẳng liên quan gì cái đất nước làm gia công cả. Các doanh nghiệp FDI hiện tại giúp ích được chính yếu ở giải quyết việc làm cho lực lượng công nhân hiện tại, cùng theo đó là những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ăn theo.
Cho nên, khi nghe mấy thông tin này, người ta hay nói “giờ GDP sao?”, chả sao cả, vì trước giờ nó vẫn thế thôi. Thậm chí còn tốt khi có thể về thực chất giá trị thặng dư mà đất nước này có thể tạo ra.
Chuyển giao công nghệ gần như là con số 0
Doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam luôn nói đến vấn đề chuyển giao công nghệ, nhân lực tay nghề cao này nọ, nhưng đến nay đã hơn 25 năm kể từ khi bắt đầu, công nghệ mà Việt Nam được chuyển giao là gì thì hiếm có ai chỉ ra được. Người ta hay nói vui là “một con ốc vít cũng làm không được”, để ví von cho việc chúng ta đang thực hiện công việc có “hàm lượng kỹ thuật” rất thấp.
Bản thân tôi đã thăm khá nhiều nhà máy lắp ráp trong nước, Samsung ở Thái Nguyên làm smartphone, Samsung ở Q9 làm TV, rồi nhà máy lắp ráp của Thaco Trường Hải, nhà máy lắp ráp của Mercedes Benz … Thấy quả thật nhân công hiện nay làm những việc rất đơn giản, thuần tay chân là chính. Còn những việc cần kỹ thuật cao lại thuộc về “chuyên gia nước ngoài”.
Nhìn sang “đại công xưởng của thế giới”, người Trung Quốc đã đạt được những thành tựu cực kỳ to lớn trong việc “tự chủ công nghệ” sau mấy chục năm làm gia công cho tư bản, hay các nước phương Tây dùng từ mỹ miều để xỉa xói là “ăn cắp công nghệ”. Dù cho đó là gì, kết quả cuối cùng vẫn là đất nước đạt được trình độ kỹ thuật, có những công ty lớn cạnh tranh về công nghệ, có một nền công nghiệp phát triển sau khi làm gia công cho tư bản, thậm chí khiến cho những công ty lớn của phương Tây phải e dè. Còn ở Việt Nam, sau mấy chục năm vẫn vậy, vẫn không có gì khác biệt, vẫn thuần là gia công, là bán sức lao động.
Chuyện có gì đâu
Từ thực tế trên, việc doanh nghiệp FDI có chuyển dây chuyền sản xuất đi, cũng không thiệt hại gì mấy cả, vì chúng ta có gì nhiều mà thiệt. Thiệt hại lớn nhất là một lực lượng lớn lao động sẽ không có việc làm, gây áp lực nhất thời lên các cơ quan hữu trách. Tuy vậy, chúng ta luôn có truyền thống “biến nguy cơ thành hành động”, không làm chỗ này thì làm chỗ khác, không làm nước mình thì làm ở nước bạn, dù sao cũng là lao động thuần thôi mà.
Samsung giờ có rút bớt thì chuyện cũng bình thường thôi, người đi kẻ ở, người về kẻ đến, rừng còn đây lo gì thiếu củi đốt, rồi đâu lại vào đấy. Sáng làm tối nhậu cuối tuần hát karaoke, đời lại phơi phới.
Việt Nam hiện tại nếu “so bó đũa chọn cột cờ” thì cũng khó có nơi nào hơn, Trung Quốc ngày càng khó khăn về chính sách cũng như giá nhân công, Malaysia hay Thailand cũng vậy. Ấn Độ là điểm đến tiềm năng nhưng nhân lực cũng là vấn đề phải suy xét. Trong khi đó, Việt Nam có chính sách thông thoáng (nếu không thông thì cũng dễ làm cho thông), nhân công giá rẻ, cần cù chịu thương chịu khó, dù đôi lúc cũng hơi táy máy “thất thoát” tý (nhưng tính vô luôn chi phí sản xuất hao hụt cũng không nhiều). Thành ra nói đi thì phải đi đâu cái đã, nhìn qua nhìn lại cũng không đâu bằng Việt Nam.
Đóng góp GDP chỉ là con số
Samsung thực sự đã rút bớt một phần dây chuyền từ Việt Nam về Hàn Quốc từ cuối năm trước kìa, nhưng bây giờ thì họ mới lên tin ở Business Korea, coi như là công bố chuyện này. Samsung Electronics đã chuyển một số dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại các nhà máy của mình tại Việt Nam về nhà máy ở Gumi, tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc. Quyết định này được đưa ra sau khi các nhà máy ở nước ngoài, bao gồm cả các nhà máy ở Việt Nam, bị gián đoạn sản xuất do COVID-19. Bên cạnh đó, cuối năm trước, Samsung cũng công bố kế hoạch chuyển bớt dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ và Indonesia nhằm giảm tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam từ 60 % xuống 50% (tương đương với khoảng 163 triệu chiếc mỗi năm).
Một nhà máy của Samsung Electronics tại Việt Nam - Hình internet
Trong nhiều năm trước đây, mỗi khi nói đến doanh nghiệp FDI, người ta luôn nói về động lực phát triển kinh tế, rồi đóng góp GDP. Nếu tính theo kiểu GDP của Việt Nam hiện nay, quả thật doanh nghiệp lớn như Samsung chiếm khá lớn, bởi sản phẩm họ sản xuất ra được xuất bán đi khắp thế giới, và giá trị của nó được tính vào tổng thu nhập quốc nội. GDP từ lâu là một con số mang tính tương đối, và với cách tính không thống nhất thì nó lại càng không phản ánh được thực tế thịnh vượng của một quốc gia. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp FDI góp số vào GDP nó không giúp ích gì cả ngoài việc thể hiện… một con số đẹp. Tiền từ mẫu quốc qua, sản xuất xong đem bán lấy tiền về lại mẫu quốc, thì chẳng liên quan gì cái đất nước làm gia công cả. Các doanh nghiệp FDI hiện tại giúp ích được chính yếu ở giải quyết việc làm cho lực lượng công nhân hiện tại, cùng theo đó là những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ăn theo.
Cho nên, khi nghe mấy thông tin này, người ta hay nói “giờ GDP sao?”, chả sao cả, vì trước giờ nó vẫn thế thôi. Thậm chí còn tốt khi có thể về thực chất giá trị thặng dư mà đất nước này có thể tạo ra.
Chuyển giao công nghệ gần như là con số 0
Doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam luôn nói đến vấn đề chuyển giao công nghệ, nhân lực tay nghề cao này nọ, nhưng đến nay đã hơn 25 năm kể từ khi bắt đầu, công nghệ mà Việt Nam được chuyển giao là gì thì hiếm có ai chỉ ra được. Người ta hay nói vui là “một con ốc vít cũng làm không được”, để ví von cho việc chúng ta đang thực hiện công việc có “hàm lượng kỹ thuật” rất thấp.
Bản thân tôi đã thăm khá nhiều nhà máy lắp ráp trong nước, Samsung ở Thái Nguyên làm smartphone, Samsung ở Q9 làm TV, rồi nhà máy lắp ráp của Thaco Trường Hải, nhà máy lắp ráp của Mercedes Benz … Thấy quả thật nhân công hiện nay làm những việc rất đơn giản, thuần tay chân là chính. Còn những việc cần kỹ thuật cao lại thuộc về “chuyên gia nước ngoài”.
Nhìn sang “đại công xưởng của thế giới”, người Trung Quốc đã đạt được những thành tựu cực kỳ to lớn trong việc “tự chủ công nghệ” sau mấy chục năm làm gia công cho tư bản, hay các nước phương Tây dùng từ mỹ miều để xỉa xói là “ăn cắp công nghệ”. Dù cho đó là gì, kết quả cuối cùng vẫn là đất nước đạt được trình độ kỹ thuật, có những công ty lớn cạnh tranh về công nghệ, có một nền công nghiệp phát triển sau khi làm gia công cho tư bản, thậm chí khiến cho những công ty lớn của phương Tây phải e dè. Còn ở Việt Nam, sau mấy chục năm vẫn vậy, vẫn không có gì khác biệt, vẫn thuần là gia công, là bán sức lao động.
Chuyện có gì đâu
Từ thực tế trên, việc doanh nghiệp FDI có chuyển dây chuyền sản xuất đi, cũng không thiệt hại gì mấy cả, vì chúng ta có gì nhiều mà thiệt. Thiệt hại lớn nhất là một lực lượng lớn lao động sẽ không có việc làm, gây áp lực nhất thời lên các cơ quan hữu trách. Tuy vậy, chúng ta luôn có truyền thống “biến nguy cơ thành hành động”, không làm chỗ này thì làm chỗ khác, không làm nước mình thì làm ở nước bạn, dù sao cũng là lao động thuần thôi mà.
Samsung giờ có rút bớt thì chuyện cũng bình thường thôi, người đi kẻ ở, người về kẻ đến, rừng còn đây lo gì thiếu củi đốt, rồi đâu lại vào đấy. Sáng làm tối nhậu cuối tuần hát karaoke, đời lại phơi phới.
Chỉnh sửa lần cuối: