FIFO là viết tắt của First In First Out bác à. Mấy cơ chế đó có nghĩa như sau
TS : standard Round Robin, có nghĩa là mỗi tác vụ trên OS sẽ được chỉ định một thời gian làm việc nhất định, hết khoảng thời gian time-slice đó thì phải nhường chỗ cho tác vụ khác. Với cái này thì chương trình xử lý nhạc là MPD có độ ưu tiên xử lý không phải là cao nhất. Cơ chế này chính là cơ chế của Windows.
FIFO: Đẩy mức độ ưu tiên của tác vụ MPD lên mức cao nhất trong OS. Ngoài ra, do là FIFO nên tác vụ MPD một khi được bắt đầu sẽ ko phải dừng lại cho đến khi xử lý xong. Đây là cơ chế ưu việt của Linux cho việc chơi nhạc so với Windows. Tuy nhiên, chỉ hiệu quả khi số lượng tac vụ là ít và có multi-core để đảm bảo việc chạy FIFO ko làm treo hệ thống khi tác vụ đang xử lý bị lỗi
RR: Cũng đẩy mức độ ưu tiên của tác vụ MPD lên cao nhất. Song vẫn dùng cơ chế round robin để đảm bảo hệ điều hành luôn hoạt động ổn định, đặc biệt trên single-core computer. RR trên RPi + Moode tương đương với Windows + Audiophile Optimizer + Process Lasso.
Do RPi là một dạng multi-core nên tốt nhất là dùng FIFO
Em quên nhắc là hiện Advanced kernel - RT (real time) của linux (và Moode dựa trên đó) hiện đang ở quá trình beta nên thỉnh thoảng vẫn gặp lỗi. Do đó, để ổn định nhất là dùng advanced kernel - LL (low latency)