Raspberry Pi + Rune Audio ::: Một trải nghiệm nghe nhạc mới

linh0983

Well-Known Member
Linh0983: ý tôi là cứ mua board đó lắp cùng với cục nguồn trông link trên thi khi lắp phải chú ý gì về điện áp ko
Có bác ơi . Nó theo bảng chỉ dẫn này a .

gggggggg84c80.jpg

Nếu out ra 5v thì yêu cầu là :
AC IN = 12VAC ( nguồn vào AC )
RA = 47K ( điện trở ) ; TA = 10K ( điện trở ) ; VA = 4V3 ( diode zene )
 

do_long_khach

Well-Known Member
@do_long_khach : Về cái nguồn sigma 11, bác chỉ cần chú ý cho em là điện áp AC vào sigma 11 (tức là đầu ra của biến áp) nên là 9V nếu bác muốn điện áp đầu ra của sigma 11 là 5V để dùng cho Pi. Dùng biến áp có đầu ra 12V cũng ko sao lắm nhưng lúc đấy mấy con diode sẽ bị nóng quá, ảnh hưởng đến độ bền của mạch.

Một điểm cần chú ý nữa là dòng max từ đầu ra của biến thế bao nhiêu thì dòng max của bo sigma 11 sẽ chỉ được từng đấy. Do lượng dòng con Pi cần biến đổi khá lớn, nên tốt nhất bác nên tìm biến áp có đầu ra 9V 2A (hoặc tối thiểu là 9V 1.5A) để dùng, nhằm đảm bảo luôn cung cấp cho Pi một lượng điện đầy đủ.

@linh0983 : Dùng thì cũng ko sao bác à, có điều ko chuẩn. BNC 50 Ohm và BNC 75 Ohm rất dễ bị lẫn nếu ko chú ý. Bác có thể đặt mua 1 cái jack 75 Ohm giống như link em đưa là xong bác à, cũng chỉ mấy chục nghìn thôi
Điện đóm tôi cà rốt lắm, nhờ các bác chỉ giùm trong mấy cục biến áp sau đây, cục nào lắp được với board kia (chỉ cần đủ chạy Pi3, ko cắm gì khác):

Số 1: https://world.taobao.com/item/53053...59.6.yB3d6N&scm=1007.12679.24488.530539147623

Số 2: https://world.taobao.com/item/53100...572&pvid=dc1ea962-ca50-495f-ba7d-da50d6543255

Số 3: https://world.taobao.com/item/53103...238&pvid=22db1490-35a1-4f70-a08b-3912e51adb82
 

trung224

Well-Known Member
@do_long_khach : Raspberry Pi max có cả peripherial đòi khoảng 1.8A. Nếu bác ko cắm ổ cứng thì còn khoảng max tầm 0.8-1.2A. Kinh nghiệm của em với đồ audio là nên làm dôi ra một chút, ko bao giờ để biến áp nguồn phải dùng đến 100% công suất (dễ gây ù rền, rung lắc). Do đó biến áp phải cấp được dòng max tầm 1.2-1.5A

Trong mấy link bác đưa số 2 và số 3 không được vì điện áp ra của biến áp quá lớn, khi chuyển về 5V sẽ làm nguồn rất nóng, mấy cái tản nhiêt con con kia không chịu nổi. 12V đã là lớn rồi.

Số 1 không được vì điện áp ra quá thấp, 7V dễ bị sụt áp khi chịu tải.

Nếu bác dùng biến áp Talema thì
https://world.taobao.com/item/19320825618.htm?spm=a312a.7700714.0.0.x2iadM#detail
Lúc mua nhớ bảo chọn option 9V hoặc 12V

Nếu bác muốn dùng R-Core thì nên lấy con này
http://www.ebay.com/itm/ZERO-ZONE-3...270068?hash=item2cbf5045f4:g:my4AAOSwi7RZGoix
Có shield bằng đồng
 

tml3nr

Moderator
Sau một thời gian bực vì vụ nức cục khi nghe nhạc... Cứ nghĩ thay đổi băng thông đường truyền lên thì ok. Loay hoay tìm được cái USB to Giga LAN. Cắm vào Pi3 chạy Runeaudio, em nó được nhận diện ngay... chơi file dff và dsd ... rồi cảm nhận ... thất vọng :( ... vẫn nức cục :(
Hình test nhìn ngon mà sao chẳng hiểu... View attachment 254371
Anh chép các file đó vào thẻ nhớ, hoặc USB disk, cắm trực tiếp vào Pi play thử xem sao ạ. Nếu nó vẫn nấc cục thì mình có thể loại trừ được là do đường truyền?
 

nqn_vnn

Well-Known Member
Anh chép các file đó vào thẻ nhớ, hoặc USB disk, cắm trực tiếp vào Pi play thử xem sao ạ. Nếu nó vẫn nấc cục thì mình có thể loại trừ được là do đường truyền?

Em chép trực tiếp vào USB hoăc thẻ nhớ luôn, nghe thì bình thường không nấc cục Bác ah... Adapter USB to Giga Lan cắm USB 2.0 thì tối đa được 480Mbps về lý thuyết. Đã có Bác đã test thực tế thì được tầm 220Mbps ~ 27MB/s, vậy mà đọc file dff bị vấp ... chán quá Bác ạ. Đang tính mua cái USB wifi 300Mpbs mà chắc thôi bỏ ý định luôn...
 

tml3nr

Moderator
Em chép trực tiếp vào USB hoăc thẻ nhớ luôn, nghe thì bình thường không nấc cục Bác ah... Adapter USB to Giga Lan cắm USB 2.0 thì tối đa được 480Mbps về lý thuyết. Đã có Bác đã test thực tế thì được tầm 220Mbps ~ 27MB/s, vậy mà đọc file dff bị vấp ... chán quá Bác ạ. Đang tính mua cái USB wifi 300Mpbs mà chắc thôi bỏ ý định luôn...
Các file đó khi play cần băng thông khoảng bao nhiêu vậy anh? Anh up cho em 1 file để em test thử xem sao ạ.

Anh dùng WinSCP, chép thử 1 file khoảng 200MB từ PC vào Pi xem tốc độ nó dư lào ạ?

Anh cũng có thể dùng phần mềm MediaInfo xem bitrate của file nhạc, để xem băng thông bao nhiêu thì đủ.

Anh ping từ Pi đến NAS, xem các gói tin nó có đều không?

Cái hình của anh em không xem được. Anh up lại đi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
@do_long_khach : Raspberry Pi max có cả peripherial đòi khoảng 1.8A. Nếu bác ko cắm ổ cứng thì còn khoảng max tầm 0.8-1.2A. Kinh nghiệm của em với đồ audio là nên làm dôi ra một chút, ko bao giờ để biến áp nguồn phải dùng đến 100% công suất (dễ gây ù rền, rung lắc). Do đó biến áp phải cấp được dòng max tầm 1.2-1.5A

Trong mấy link bác đưa số 2 và số 3 không được vì điện áp ra của biến áp quá lớn, khi chuyển về 5V sẽ làm nguồn rất nóng, mấy cái tản nhiêt con con kia không chịu nổi. 12V đã là lớn rồi.

Số 1 không được vì điện áp ra quá thấp, 7V dễ bị sụt áp khi chịu tải.

Nếu bác dùng biến áp Talema thì
https://world.taobao.com/item/19320825618.htm?spm=a312a.7700714.0.0.x2iadM#detail
Lúc mua nhớ bảo chọn option 9V hoặc 12V

Nếu bác muốn dùng R-Core thì nên lấy con này
http://www.ebay.com/itm/ZERO-ZONE-3...270068?hash=item2cbf5045f4:g:my4AAOSwi7RZGoix
Có shield bằng đồng
Em hỏi thăm anh tí. Theo anh trung224 thì trong LPS cho audio, khác biệt giữa xuyến (toroidal), r-core và EI như thế nào? Anh thích dùng loại nào nhất ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nqn_vnn

Well-Known Member
Các file đó khi play cần băng thông khoảng bao nhiêu vậy anh? Anh up cho em 1 file để em test thử xem sao ạ.

Anh dùng WinSCP, chép thử 1 file khoảng 200MB từ PC vào Pi xem tốc độ nó dư lào ạ?

Anh cũng có thể dùng phần mềm MediaInfo xem bitrate của file nhạc, để xem băng thông bao nhiêu thì đủ.

Anh ping từ Pi đến NAS, xem các gói tin nó có đều không?

Cái hình của anh em không xem được. Anh up lại đi.

- Em có chụp hình ping đến NAS và up lên rồi, mà 4rum bị lỗi hiển thị. Để tối về em up lại. ( tốc độ các gói khá đều: min 0.22x gì đó , max 0.28x gì đó --> avg 0.25x gì gì đó . Ngon hơn cái wifi onboar lên avg > 10.xx gì đó @@.
- Em cũng có chép thử file nhạc .dff từ NAS vào Pi3 luôn, tốc độ giao động 7-11MB (mới đầu thì 11 rồi giảm xuống từ từ khoảng 7MB --> thẻ nhớ chắc hơi cùi ). Để em cắm thử USB vào để chép xem sao ( từ NAS vào USB ).
- Còn vụ MediaInfo thì giờ em mới nghe hihi. Để tối về em test rồi report cho Bác luôn :D.
 

nqn_vnn

Well-Known Member
Em hỏi thăm anh tí. Theo anh trung224 thì trong LPS cho audio, khác biệt giữa xuyến (toroidal), r-core và EI như thế nào? Anh thích dùng loại nào nhất ạ?
Em cũng hóng vụ này... Em thấy xuyến thì công suất cao ( dòng ra sẽ lớn - Ampe to ) ... Nghe đồn Ampe to thì chất lượng sẽ cải thiện tốt hơn ( có lẽ không nóng, ảnh hưởng đến linh kiện xung quanh ) - với điều kiện Biến áp xuyến quấn chuẩn :D
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Hi bạn @Thanhvo31 , của mình ship hôm 11/5, về tận nhà hai ngày rồi, ngày 17/5, (Má mình ở nhà nhận rồi cất luôn, hôm nay mình hỏi mới lòi ra, hihi) trưa lấy ra ráp và đang tận hưởng em nó đây, mình dùng với nguồn Ifi, đúng là nghe hay thật, có lẽ bằng hoặc hay hơn con Ifi micro Idsd một chút (tính ra P/P quá hời).
Ship về tận nhà, 502DAC $89 + phí ship $15. Thank bạn @linh0983 đã up hình và đưa mình vô con đường "đau khổ" này, keke

Con mình về kèm theo hai cục này
View attachment 254362

Chúc mừng bác sớm có đồ chơi mới. Của em gửi hôm 10/5 mà vẫn mất tăm. Họ đang định gửi lại. Chắc còn lâu.
Ý bác là chất lượng cổng analog của 502 DAC là rất tốt hả?
 

Thanhvo31

Well-Known Member
@linh0983 : Dùng thì cũng ko sao bác à, có điều ko chuẩn. BNC 50 Ohm và BNC 75 Ohm rất dễ bị lẫn nếu ko chú ý. Bác có thể đặt mua 1 cái jack 75 Ohm giống như link em đưa là xong bác à, cũng chỉ mấy chục nghìn thôi

Theo link bác @trung224 thì jack có 1.8 oy nhưng ship mất 60 oy.:mad:

Tìm cáp BNC to RCA 75 Ohm cũng 15$ nhưng ship cũng khó khăn.

Em chắc chạy ra chợ Sắt mua đồ về mod vậy.

Hôm trước làm sợi coax RCA bằng dây micro tổng thiệt hại mất 37k mà nghe cũng Leng keng ra phết.:p
 

nqn_vnn

Well-Known Member
Các file đó khi play cần băng thông khoảng bao nhiêu vậy anh? Anh up cho em 1 file để em test thử xem sao ạ.

Anh dùng WinSCP, chép thử 1 file khoảng 200MB từ PC vào Pi xem tốc độ nó dư lào ạ?

Anh cũng có thể dùng phần mềm MediaInfo xem bitrate của file nhạc, để xem băng thông bao nhiêu thì đủ.

Anh ping từ Pi đến NAS, xem các gói tin nó có đều không?

Cái hình của anh em không xem được. Anh up lại đi.

Em up hình em test trên Cty luôn. Do trên Cty dùng switch cùi bắp LAN chỉ 100Mbps thôi :(.
Hình
 

tml3nr

Moderator
Em up hình em test trên Cty luôn. Do trên Cty dùng switch cùi bắp LAN chỉ 100Mbps thôi :(.
Hình
Theo như trong hình của anh thì thấy mọi thứ có vẻ OK: rtt trung bình thấp, các gói tin ổn định. Tốc độ download của Pi được 7 MB/s.

Anh up cho em 1 file nhạc nào mà anh play trên usb OK, qua wifi bị nấc cục để em thử xem sao ạ.

Up lại hình của anh nqn_vnn:

222.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nqn_vnn

Well-Known Member
Theo như trong hình của anh thì thấy mọi thứ có vẻ OK: rtt trung bình thấp, các gói tin ổn định. Tốc độ download của Pi được 7 MB/s.

Anh up cho em 1 file nhạc nào mà anh play trên usb OK, qua wifi bị nấc cục để em thử xem sao ạ.

Trước đây em có thử tốc độ của Pi3, cắm dây lan vào cổng gigabit của Airport Time Capsule. Tốc độ download của Pi3 cũng chỉ được 10MB/s. Với Pi2 thì được 9MB/s.

Up lại hình của anh nqn_vnn:

Tối về em up lên fshare cho Bác ngay :D.
 

mtminh

Well-Known Member
Tối về em up lên fshare cho Bác ngay :D.
Băng thông trung bình dư, thường sử dụng cache, không nói lên realtime cùa audio stream. Ping gói 64bytes nhỏ quá. Rune đòi package size 16384 lớn hơn. Bác ping thử thêm cho AE ai biết giúp.
ping -4 -c 16 -s 16384 192.168.1.254
IP của NAS nhé.
NAS của bác ra sao ???
Nếu bị nhẹ bác tăng audio buffer có thể giảm nấc cụt. Tăng nhiều dở ec, đục tiếng, đây cũng là cái thua của MoOde vs Rune.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@Thanhvo31 : Bác tìm cái tương tự trên aliexpress hay taobao cũng được mà, miễn là giống như hình em đưa là được mà.
https://www.aliexpress.com/item/10p...lgo_pvid=c528ca05-4bfa-46af-b656-36ecae28e60f
Các bác có thể mua chung 10 cái hết 10 đô (free ship), về chia nhau mỗi bác 1-2 là được :D
mà xét cho cùng thì cũng chả quan trọng lắm vì cái jack rca trên dây và trên DAC rời nó cũng đâu phải 75 Ohm đâu. Cái 75 Ohm với 50 Ohm BNC nó chỉ quan trọng khi DAC của bác có BNC in thôi

Em hỏi thăm anh tí. Theo anh trung224 thì trong LPS cho audio, khác biệt giữa xuyến (toroidal), r-core và EI như thế nào? Anh thích dùng loại nào nhất ạ?

Thật ra thằng nguồn nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, quan trong là mình biết và có cách khắc phục thôi.
Biến áp xuyến để thất thoát rất ít từ trường ra ngoài, nên nếu phải thi công 1 thiết bị với không gian hẹp thì thằng xuyến rất lợi vì bác hoàn toàn có thể đặt biến áp gần mạch mà không sợ ảnh hưởng lắm đến mạch tín hiệu (nếu cẩn thân ra thì làm 1 lớp chắn). Lợi thế thứ hai là hiệu năng cao, nhỏ gọn hơn EI hay R-core nếu cùng công suất. Yếu điểm là băng thông chung giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp lớn nên nếu nhiễu 50Hz/60Hz từ nguồn AC sẽ dễ dàng đi đến cuốn thứ cấp và làm nhiễu toàn bộ mạch.

Biến áp EI-Core thì ngược lại, lọc rất tốt nhiễu từ nguồn AC vào, ngược lại lại để lọt từ trường ra ngoài khá nhiều. Chưa kể còn dễ ù rền, đặc biệt là khi biến áp EI-Core hàng Tung Của

R-Core thì thất thoát từ trường cao hơn xuyến một chút nhưng lại lọc nhiễu từ nguồn AC vào tốt hơn xuyến khá nhiều.

Về phần dùng biến áp, nếu người thiết kế mạch là một người hiểu biết, biết cách khắc phục thì dùng cái nào cũng đạt hiệu quả cao hết.

Với EI Core, nhược điểm lớn nhất là việc để lọt từ trường ra ngoài thì giải pháp khắc phục là ko đặt EI Core cùng 1 chassis với mạch tín hiệu là xong. Còn chuyện ù rền thì cố gắng mua biến áp tốt tốt một tí hoặc dùng đồ tháo máy từ ampli/CD của Nhật cũ (trước năm 90, còn sau đó thì biến áp hầu như cũng toàn sản xuất ở Tàu)

Với xuyến, thì cần có shield (chắn điện) giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp
https://sklep.toroidy.pl/en_US/p/TTSA0040-Transformer-AUDIO-TSA40VA-voltage-to-50V/326
và để cản bớt nhiễu đến từ nguồn điện AC tổng có thể dùng thêm EMI/Filter hoặc Choke.

Nói chung, nếu trong dự án diy Amp/pre/Transport thì em thích dùng R-Core nhất. Lý do là kiểu thiết kế của nó là con lai giữa xuyến và EI Core nên nó thừa hưởng điểm mạnh lẫn điểm yếu của hai thiết kế trên. Có điều điểm yếu của nó có mức độ thấp hơn rất nhiều so với 2 "bố, mẹ" nên dễ khắc phục hơn rất nhiều. Với việc để thất thoát từ trường thì do ko lớn nên có thể khắc phục bằng việc đặt biến áp xa tầm 20cm so với mạch tín hiệu (với biến áp công suất nhỏ 30VA) và biến áp có bọc shield đồng như trong link em post cho bác do_long_khach, công thêm một lớp chắn nữa thì cũng ok. Do khả năng cách ly nhiễu từ nguồn AC của nó tuy kém EI Core một chút nhưng cũng rất tốt rồi nên cũng ko bắt buộc phải có EMI Filter (có thì tốt, ko có thì cũng ko sao)

Trong khi đó với xuyến thì vấn đề là với những biến áp xuyến trên taobao, kể cả của talema (Ấn Độ), việc có shield giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp là hầu như ko có, trong khi đồ Tây thì hơi đắt. Chưa kể EMI filter hay Choke đều ko rẻ, nên với dân diy nghiệp dư thì dùng xuyến sẽ ko kinh tế bằng R-Core.

Đối với diy Ampli thì phải dùng xuyến vì R-Core ở công suất cao cực đắt và nặng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
@Thanhvo31 : Bác tìm cái tương tự trên aliexpress hay taobao cũng được mà, miễn là giống như hình em đưa là được mà.
https://www.aliexpress.com/item/10p...lgo_pvid=c528ca05-4bfa-46af-b656-36ecae28e60f
Các bác có thể mua chung 10 cái hết 10 đô (free ship), về chia nhau mỗi bác 1-2 là được :D
mà xét cho cùng thì cũng chả quan trọng lắm vì cái jack rca trên dây và trên DAC rời nó cũng đâu phải 75 Ohm đâu. Cái 75 Ohm với 50 Ohm BNC nó chỉ quan trọng khi DAC của bác có BNC in thôi



Thật ra thằng nguồn nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, quan trong là mình biết và có cách khắc phục thôi.
Biến áp xuyến để thất thoát rất ít từ trường ra ngoài, nên nếu phải thi công 1 thiết bị với không gian hẹp thì thằng xuyến rất lợi vì bác hoàn toàn có thể đặt biến áp gần mạch mà không sợ ảnh hưởng lắm đến mạch tín hiệu (nếu cẩn thân ra thì làm 1 lớp chắn). Lợi thế thứ hai là hiệu năng cao, nhỏ gọn hơn EI hay R-core nếu cùng công suất. Yếu điểm là băng thông chung giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp lớn nên nếu nhiễu 50Hz/60Hz từ nguồn AC sẽ dễ dàng đi đến cuốn thứ cấp và làm nhiễu toàn bộ mạch.

Biến áp EI-Core thì ngược lại, lọc rất tốt nhiễu từ nguồn AC vào, ngược lại lại để lọt từ trường ra ngoài khá nhiều. Chưa kể còn dễ ù rền, đặc biệt là khi biến áp EI-Core hàng Tung Của

R-Core thì thất thoát từ trường cao hơn xuyến một chút nhưng lại lọc nhiễu từ nguồn AC vào tốt hơn xuyến khá nhiều.

Về phần dùng biến áp, nếu người thiết kế mạch là một người hiểu biết, biết cách khắc phục thì dùng cái nào cũng đạt hiệu quả cao hết.

Với EI Core, nhược điểm lớn nhất là việc để lọt từ trường ra ngoài thì giải pháp khắc phục là ko đặt EI Core cùng 1 chassis với mạch tín hiệu là xong. Còn chuyện ù rền thì cố gắng mua biến áp tốt tốt một tí hoặc dùng đồ tháo máy từ ampli/CD của Nhật cũ (trước năm 90, còn sau đó thì biến áp hầu như cũng toàn sản xuất ở Tàu)

Với xuyến, thì cần có shield (chắn điện) giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp
https://sklep.toroidy.pl/en_US/p/TTSA0040-Transformer-AUDIO-TSA40VA-voltage-to-50V/326
và để cản bớt nhiễu đến từ nguồn điện AC tổng có thể dùng thêm EMI/Filter hoặc Choke.

Nói chung, nếu trong dự án diy Amp/pre/Transport thì em thích dùng R-Core nhất. Lý do là kiểu thiết kế của nó là con lai giữa xuyến và EI Core nên nó thừa hưởng điểm mạnh lẫn điểm yếu của hai thiết kế trên. Có điều điểm yếu của nó có mức độ thấp hơn rất nhiều so với 2 "bố, mẹ" nên dễ khắc phục hơn rất nhiều. Với việc để thất thoát từ trường thì do ko lớn nên có thể khắc phục bằng việc đặt biến áp xa tầm 20cm so với mạch tín hiệu (với biến áp công suất nhỏ 30VA) và biến áp có bọc shield đồng như trong link em post cho bác do_long_khach, công thêm một lớp chắn nữa thì cũng ok. Do khả năng cách ly nhiễu từ nguồn AC của nó tuy kém EI Core một chút nhưng cũng rất tốt rồi nên cũng ko bắt buộc phải có EMI Filter (có thì tốt, ko có thì cũng ko sao)

Trong khi đó với xuyến thì vấn đề là với những biến áp xuyến trên taobao, kể cả của talema (Ấn Độ), việc có shield giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp là hầu như ko có, trong khi đồ Tây thì hơi đắt. Chưa kể EMI filter hay Choke đều ko rẻ, nên với dân diy nghiệp dư thì dùng xuyến sẽ ko kinh tế bằng R-Core.

Đối với diy Ampli thì phải dùng xuyến vì R-Core ở công suất cao cực đắt và nặng.
Em cảm ơn anh trung224 rất nhiều ạ! Anh giải thích rất rõ ràng và chi tiết!
 
Bên trên