Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!
Có bài này hay quá chia sẻ với các bác:
Cảm nhận các giọng ca nhạc Việt xưa: Em copy về hầu chuyện quí vị đọc cho vui (đúng giọng Thúy Nga).
Phương Dung -Giọng ca kén máy nhạc-
Thật vậy giọng ca cô ca sĩ mệnh danh con nhạn trắng gò công này rất kén thiết bị nghe-phổ âm thanh của cô trải dài từ vùng tần số trung trầm cho đến vùng trung cao-khi cô xuống thấp thì rất ấm -thủ thỉ và đôi lúc như hụt hơi -nhũng thiết bị không có độ phân giải cao thì sẽ k thể hiện được cái hụt hơi của cô ca sĩ tài năng này-nó cần phải như một nỗi niềm-như là cô đang nói vậy-phưong dung kg có thói quen ngân cuối câu bởi vì cô đã ngân trong suốt câu hát-giọng cô luôn rung ,gằn và rất gai góc-đôi khi nó còn sắc lạnh ở phần trung âm tạo nên một bản sắc hoang dã và đanh cứng của một giọng tình buồn
Những bộ loa có màng dầy sẽ kg thể hiện được hết cái hay giọng trầm buồn của cô-ở phần trung giọng cô rất vững và vang-nó vừa cứng vừa đanh đá và đặc biệt cô phát âm giọng bắc kỳ rất chuẩn
ở phần trung cao giọng cô gần giống như một cái loa treble vậy-âm này rất quan trọng để tạo ra không khí âm vang như bầy nhạn trong sương đêm
có được như vậy là do cô được sự chỉ giáo của một người thầy-ong ta bắt cô phải có lời thệ nguyện đem giọng hát lời ca của mình ra phục vụ thính giả ,phải giữ được đạo đức nghề nghiệp là kg được ghen tị và vụ lợi
Phương Dung đã dầy công khổ luyện phát âm tiếng bắc kỳ và cô đã chiến thắng được những nhược điểm làm cô bị rớt ở các vòng thi trước
năm giong ca 65 cô đã được giải nhất trong cuộc thi với bài nhũng đồi hoa sim của dũng chinh mở đầu cho thời kỳ làm mưa làm gió của cánh chim gò công-thật ra cái tên nhạn trắng gò công là do một nhạc sĩ tặng cho cô năm 74
Ca sỹ: Chế Linh
Chế linh khg được chị em tán thưởng bằng đàn ông-kể cũng lạ dù ông ta là đàn ông, có lẽ đơn giản vì chế linh là tiếng nói của đàn ông-tiếng khao khát yêu đương của phái mạnh,mạnh về thể xác nhưng rất yếu về tâm hồn. Qua tiếng hát chế linh dòng nhựa sống tình yêu mới bé nhỏ dễ bị vùi dập làm sao-dù vậy nó vẫn cố len lỏi cố chảy cho ra cái chất nhão nhoẹt -chất nhão nhoẹt này bị chê trách là bi quan rên rỉ,rên xiết nhưng theo năm tháng nó vẫn có sức sống riêng tạo nên một cái yếu bất tử của đàn ông-vốn là giống tạo ra sự truyền nối cho thế gian này, mặc hù chế linh hát như khóc nhưng khg ai khóc khi nghe chế linh hát-trái lại phái mạnh được an ủi vỗ về vì tìm được kẻ tri âm nói lên được nỗi lòng mình -trái lại chế linh càng nghẹn ngào đàn ông càng vui vì càng được giả tỏa nội tâm-đàn ông thường dấu vợ không muốn cho cô ấy biết mình đang nghe chế linh đơn giản vì đàn ông khg muốn vợ biết mình đang muốn khóc
Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng ai cũng thường ở trong trạng thái cô đơn-vì vậy tiếng hát chế linh vẫn cần và vì vậy về sau có lẽ ông được phong tặng là vị thánh của tình yêu.
20 năm của thế kỷ 20 thật ngắn ngủi-như một giấc ngủ vùi-một ngày nào đó, đám chim trời đã bay qua mảnh đất thân thương đầy đau khổ và đã hát ,đã chữa bệnh cho những tâm hồn-xong việc đàn chim ấy đã vỗ cánh bay đi về trời để lại cho nhân gian đất việt bao niềm tiếc nối và cảm ơn
Hoàng oanh là người mỹ tho nhưng cô lại hát rất thành công ca khúc huế-đến nỗi duy khánh cũng phải nhường micro cho cô hát bài ai ra xứ huế và nhận định là cô hát tiếng huế rất hay-chim oanh vàng nổi tiếng từ năm 64-cô hát những bản tình ca nhẹ nhàng nhưng rất sâu lắng đi vào lòng người-giọng hát hoàng oanh nhẹ hơn cả cái nhẹ-yếu hơn cả cái yếu-êm hơn cả cái êm-nó mơn man trong lòng người nghe như là cô đang nhấn vào điểm yếu nhất của giới mày râu-sự xoa dịu nơi cõi lòng các chàng trai-đàn ông đứng tuổi cực kỳ thích kiểu hát vuốt ve này của cô-cô hát ngân cuối câu yếu đến nỗi tưởng như đứt câu nhưng khg đứt thế mới hay và tài tình
Hoàng oanh hát về quê hương vn thì thôi rồi-như một lời tâm tình thủ thi- hoàng oanh đã ra huế sống một thời gian-cô thực sự yêu huế-lời cô hát là lời của sông hương bàng bạc-là lời bộc bạch của nhũng con đò cùng những lời than thở của kiếp cầm ca
Ca sỹ Thanh Tuyền
Năm 79 khi Thanh Tuyền ra hải ngoại cả Sài gòn xôn xao ngay sáng ngày hôm sau khi cô đi. Với họ cô khg chỉ là một tiếng hát ,cô là một biểu tượng Sài Gòn.
Thanh tuyền - Giọng ca trời phú đã được giải giọng ca thần đồng Đà Lạt khi cô 16 tuổi
Một người có năng khiếu như cô lại vô cùng may mắn khi gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông uốn nắn -ông ta quả là một người có công khi đưa ra cống hiến giọng hát Thanh Tuyền
nhạc sĩ về sau còn giúp đỡ rất nhiều cho Giao Linh nổi tiếng
Nguồn sưu tầm: vnav.vn