Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Chiều nay thấy hai72 chở con đi chụp ảnh ko thấy up lên nhỉ :D
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Để động viên bác dtungcp gia nhập hội Canon em xin phép post bức ảnh em sưu tầm trên mạng.

VThianMan100MFinals9.jpg


100% là cannon luôn đấy ạ. Lại toàn dân pro:D
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Có loại nào nhiều hơn Canon không?
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Anh tưởng gia nhập hội nhiếp ảnh HD chứ lại còn chia hãng nữa àh =))
mà anh ko nhìn thấy canon nhỉ :D
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Hihi. Ống Tele Luxury của canon 100% là mầu trắng - Giống như trong hình ấy ạ.
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Em cũng hóng hớt tý, tìm kiếm tài liệu cho các cụ xem :D Đọc xong mà em chả hiểu gì cả :))

Nikon hay Canon?

Xin lỗi các bác là tôi lại đặt ra một vấn đề có lẽ được tranh cãi nhiều nhất trên các forum đến nay chưa được ngã ngũ, nhưng vấn đề nhạy cảm này lại quan hệ đến mỗi người chúng ta dù ít hay nhiều và không có sách vở tài liệu nào viết về nó.
Trước tiên xin bàn một chút về việc thiết bị phương tiện có quan trọng hay không trong nhiếp ảnh. Trong các cuộc tranh cãi quyết liệt, thường để kết thúc vấn đề thì các bác có "máu mặt" hay kẻ cả dạy bảo đám đàn em rằng tài năng mới quan trọng, máy nikon, canon, sony, pentax, sigma cái nào cũng chụp được hình đẹp cả, ăn thua là người chụp. Anh chàng Ken Rockwell còn viết một bài rất thuyết phục "Why Your Camera Does Not Matter" được dịch ra cả tiếng việt ( Your Camera Does Not Matter) để minh chứng cho lí luận trên (thế nhưng nghịch lý là anh chàng này lại rất quan tâm ,hiểu biết và sử dụng các phương tiện cao cấp nhất, sự khác biệt giữa canon và Nikon). Thực ra thì họ đúng trên quan điểm và góc nhìn hàng trên, phương tiện và kĩ thuật không phải là tất cả trong nhiếp ảnh mà chỉ là một phần, thế nhưng cách nói quá cực đoan có thể gây ra một nhận định sai của lớp trẻ , làm họ đâm ra coi thường sự hiểu biết và lựa chọn trang thiết bị cho mình nhất là khi mới tập tễnh vào nghề.
Khi mới bắt đầu sự nghiệp, viện chọn mua cái máy đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng vì lúc đó người nhiếp ảnh ít kiến thức nhất và cái máy đầu tiên đó cũng đóng vai trò hướng họ theo một trong nhiều "giáo phái" khác nhau, thiếu lâm, võ đang hay một tà giáo nào đó :), việc qui đầu sau đó sẽ phải trả giá ít nhiều. Nói như vậy không có nghĩa là theo các tà giáo khác không thể thành tài, nhưng việc chọn đúng cho mình một hướng đi trong "sự nghiệp" lâu dài cũng có lợi khá nhiều cho bản thân mình. Các bộ môn thuần túy nghệ thuật như hội họa và âm nhạc còn đặt rất nặng phần trang thiết bị ( các bác nào biết về hội họa sẽ hiểu chất lượng màu, cọ và giấy vẽ ảnh hưởng đến kết quả bức tranh như thế nào và các thiên tài âm nhạc còn chạy đua theo các nhạc cụ có tên tuổi giá từ vài chục đến hàng trăm ngàn mĩ kim) thì nói gì đến nhiếp ảnh là bộ môn mang cả 2 tính kĩ thuật và nghệ thuật.
Bây giờ bàn về chuyện các "giáo phái", không cần nói nhiều ai cũng biết là hàng chính giáo trong nhiếp ảnh có NIKON và CANON. Thường con người ta hay chọn một giáo phái do bị cuốn hút bời một chiêu trong giáo phái đó (chọn Nikon vì thích thằng d200 hoặc chọn Canon vì em 5D). Thành kiến về tên tuổi cũng đóng góp cho quyết định, hồi trước tôi là một fan của NIKON, tôi mua một máy cơ F70 và ống kính cũa Nikon đơn giản chỉ vì tên tuổi của nó, như một điều tất nhiên không cần suy nghĩ. Đến khi quyết định chuyển qua Digital, tôi cùng một anh bạn cũng là fan của NIKON đã nhắm cái D200 lúc mới ra, thế nhưng một ngày anh ta nói với tôi là có thể sẽ mua canon 30D, điều đó làm tôi bị shock lúc đó vì với tôi lúc đó nó là một chọn lựa ngốc nghếch (canon chống lại Nikon, 8 triệu pixels chống lại 10 triệu, trong khi trong tay đã có máy và ống kính của Nikon), thế là tôi đâm đầu đi tìm thông tin để chứng minh mình đúng (cố tình tìm những thông tin KHEN nikon d200 và những ý kiến chê 30D), thế nhưng cuối cùng, khi tìm hiểu "đối thủ" mà trước đó không hề để mắt tới, tôi đã thay đổi thành kiến mặc dù không dễ chút nào. Tôi rút ra một kinh nghiệm là nên có một chiến lược trong vấn đề lựa chọn, thay vì chỉ ngắm một cái máy, đó là khả năng của hãng SX trong tương lai có thể cống hiến cho người dùng những kĩ thuật vượt trội hơn đối thủ, là chính sách của hãng đối với sản phẩm, các hệ ống kính phù hợp...Sau đây là những nhận xét của tôi:
-Nikon là một hãng chuyên về sx máy ảnh cũng như thiết bị quang học nổi tiếng từ lâu và có truyền thống hơn canon, thế nhưng Canon là một công ty lớn mạnh hơn ,đầu tư và nắm kĩ thuật trong nhiều lãnh vực ngoài máy ảnh và quang học, Athlon tuy có nhiều đột phá trong kĩ nghệ làm chip vi tính nhưng dễ dàng bị ông khổng lồ INTEL đè bẹp khi quyết tâm.
-Nikon có kinh nghiệm nhiều hơn về phần "CƠ", các kinh nghiệm tích lũy được từ một thời sản xuất các máy cơ luôn vượt trội hơn các đối thủ. Cùng một đằng cấp máy thì máy Nikon luôn nhỉnh hơn một chút về tính chắc chắn, lớp phủ, chống nước và bụi, hình dáng cũng bắt mắt hơn. Thế nhưng Canon lại vượt trội hơn về "ĐIỆN TỬ", các máy Digital thời nay lại ngả sang hướng này
-Nikon không tự sản xuất cho mình con sensor, trái tim của máy mà phải nhờ SONY, trong khi đó Canon do đủ sức mạnh tài chính và kĩ thuật đã tự nghiên cứu các con sensor cho riêng mình theo ý của mình. Kết quả là đã làm một cuộc cách mạng cải tiến con CMOS từ vị trí thua thiệt trở thành tốt nhất hiện nay vượt qua con CDD (sáng kiến và kĩ thuật làm các "thấu kính" nhỏ hội tụ ánh sáng vô các con sensor, cách tính toán bù trừ để loại bỏ nhiễu gây ra do các mạch bổ trợ) điều này khiến các đối thủ phải quay lại nhìn nhận con CMOS. Nghe đồn Nikon cũng bắt đầu nghiên cứu sx cho mình các con sensor nhưng đã trễ rồi vì là người đi sau.
-Nikon lúc trước chỉ ngắm vào hàng cao đến nay thì lại buông rơi hàng cao mà chỉ làm hàng thấp giá rẻ trong khi Canon lúc nào cũng trải rộng các sản phẩm từ thấp đến cao, chứng tỏ khả năng vượt trội của công ty trong vấn đề sản xuất, phân phối và quản lý.
-Các kỹ thuật cao nhất luôn được Canon dẫn đầu, máy EOS 1DS luôn đứng đầu từ lâu, con EOS 1D mark III lại mới ra với kĩ thuật mới trong khi Nikon luôn im hơi lặng tiếng, chịu thua đối thủ. Ta tuy không mua những máy hàng cao nhất đó, nhưng đó chính là những bước tiên phong để sau đó áp dụng cho các hàng thấp hơn, cũng như các kĩ thuật trong xe đua thể thức 1 giờ được áp dụng rộng rãi cho các xe thường.
-Canon nắm được tầm quan trọng của kích thước các pixels cho ra chất lượng ảnh chụp hơn là chạy theo số lượng pixels và áp dụng cụ thể chính sách này trong vấn đề sản xuất của mình, hiện nay Nikon không hề có một con full frame nào cả.
-Nikon khi sản xuất hay có chính sách thêm thắt nhiều thứ đồ chơi, hình dáng bắt mắt để thu hút khách hàng, trong khi Canon lại quan tâm hơn tính thực dụng, performance, tính dễ xài, đơn giản nhất là hiệu quả nhất, khi xài máy canon tôi mới hiểu điều này và thật sự thích nó, hồi trước ưa tính "bặm trợn" của máy nikon hơn vì trông "pro" hơn.
-Ống kính thì gần ngang ngửa nhau, Nikon nhỉnh hơn ở hàng wide thì canon mạnh hơn hàng Tele, tuy nhiên nhìn lại thời gian gần đây thì canon cho ra các ống kính mới nhiều hơn, updat nhanh hơn trong các kĩ thuật mới và sản xuất nhiều loại ống kính hơn, giá cũng mềm hơn cùng một chất lượng.
-Tín đồ canon rộng hơn nhiều và ngày càng nhiều người chuyển từ Nikon qua Canon ngay cả khi họ có một bộ sưu tập ống kính nhiều tiền của nikon, tôi chưa từng thấy người nào quay ngược lại, điều đó đảm bảo lợi nhuận và sức mạnh của canon so với đối thủ.
Đi vô chi tiết một chút để so sánh kĩ thuật giữa 30d và D200, mặc dù d200 vượt trội hơn về số pixels nhưng về chi tiết 2 cái gần ngang nhau, d200 chỉ trội hơn một chút nhưng do "chất lượng" từng pixel của d30 tốt hơn nên chi tiết gần bằng thằng kia dù thua 2 triệu pixels (Dpreview). Như vậy nếu kích thước 2 files ảnh bằng nhau thì ảnh của Canon rõ hơn? Độ phân biệt dynamic của D30 cũng rộng hơn (rất quan trọng) và ít nhiễu hơn hẳn so với d200. Thường ảnh của d200 chấp nhận được ở ISO 400, ảnh D30 vẫn được ở ISO 1600, còn 5D ảnh vẫn OK ở ISO 3200 (ý kiến nhiều người, cần kiểm chứng lại cho chính xác). Cách tính toán nội suy của canon cũng tốt hơn và file jpeg chụp thẳng từ máy ảnh đẹp liền, trong khi file jpeg chụp thẳng từ d200 chất lượng kém, phải chụp raw và xử lý bằng raw converter sau đó kết quả mới khá hơn (các fan của Nikon cũng công nhận điều này).
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Nhìn cái dàn máy ảnh vãi tè ra nhỉ :D HDCP sưu tầm nhanh thế :D
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Thêm nữa này các cụ, em đã không thể hiểu thì cho không hiểu luôn =))

canon hay nikon
Canon hay Nikon ? Máy nào cho ảnh đẹp hơn ? Máy nào bền hơn ? Kính nào tốt hơn ? Với bằng này tiền thì nên mua Ni hay Ca ?... Những câu hỏi này thường thấy giữa những người chơi máy, trên khắp các diễn đàn chơi ảnh trên mạng và ngay cả tại các cửa hàng bán máy. Không chỉ các "newbie" hỏi những câu hỏi như vậy mà dân ảnh chính gốc nhiều khi cũng phải đắng đo.

Không chỉ riêng VIệt Nam mà ở nhiều nước khác, vấn đề lựa chọn dòng máy luôn là điều cân nhắc đầu tiên và là câu hỏi luôn khó giải đáp nhất cho người mới làm quen. Nhưng tại sao lại chỉ có Nikon và Canon mà không phải các hãng khác ? Đơn giản bởi ở VN hiện nay, máy ảnh KTS ống kính rời dSLR của Ca và Ni là phổ thông nhất, được ưa chuộng nhất. Số lượng máy bán ra cũng như số người sử dụng áp đảo so với các tên tuổi khác như PENTAX, Olympus, Kinica_Minolta, Sony.... Đương nhiên, các sản phẩm phụ trợ như ống kính, phụ kiện Canon và Nikon thường dễ mua hơn, nhiều đồ thay thế và nhiều lựa chọn hơn. Cộng đồng người dùng có nhiều điều kiện trao đồi , chia sẻ kinh nghiệm hơn. Do vậy tui giới hạn bài viết này trong phạm vi hai ông "trùm" Ca và Ni và trong dòng sản phẩm tầm trung giành cho Á Mà Tơ, "newbie" để dễ bề so sánh.....


Khi chọn một dòng máy người tiêu dùng không chỉ lựa chọn tên hãng, body máy mà còn các tính năng máy, điểm mạnh, yếu, ưu khuyết điểm của dòng máy và cả một hệ thống ống kính quang học cùng các thiết bị phụ trợ kèm theo. Nếu đã quyết định theo một dòng nhất định thì việc "lăng tăng" chuyển dòng sẽ là 1 quyết định đau thương do bạn sẽ phải bán cả một hệ thống "đồ chơi" có liên quan đến máy cũ với giá bèo để chuyển sang hệ thống mới giá cao hơn. Ở đây còn phải kể đến sự giảm giá liên tục của máy ảnh số do các máy mới nhiều tính năng, các công nghệ mới luôn được các hãng công bố và đưa ra thị trường hàng năm, và tấc nhiên máy cũ mất giá là điều ko tránh khỏi.


Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu thì vị trí hiện tại bạn đang đứng là một cái bồn binh và các con đường xung quanh là ko có đích !? Mỗi hãng đều có 1 lợi thế , ưu khuyết điểm riêng mà bạn cần hiểu rõ, cân nhắc tổng thể trước khi quyết định cuối cùng để không phải mất thời gian làm quen lại từ đầu.
Sau nhiều trãi nghiệm của các hãng ở thị trường máy ảnh tự động PnS, nhận thấy nhu cầu máy ảnh số ngày càng cao, các hãng bắt đầu tính tới con đường dSLR dựa trên những ưu thế của dòng máy này, Khi canon đưa ra dòng máy ảnh số DSLR đầu tiên vào năm 2000 với model EOS D30 3.1MP.

Sản phẩm nhắm đến người tiêu dùng nghiệp dư và bán chuyên nghiệp này đã là cú hích lớn cho thị trường máy ảnh số, vì trước đó cá dSLR còn rất đắt. Độ phân giải thấp và công nghệ chỉ đạt được chất lượng ảnh như các dòng máy hạng trung hiện nay. Thời điểm công bố D30 chỉ là máy tầm trung với giá rẻ hơn nhiều khi so sánh với Nikon D1 và Fuji S1 Pro ( hai máy chuyên nghiệp hàng đầu tại thời điểm đó và chất lượng ảnh khỏi cần bàn cãi ). Tháng 2/2002 cả Ca và Ni đều công bố 2 model với bộ cảm biến được năng cấp lên 6MP cho Nikon D100 và 6.3MP cho Canon EOS D60. Tuy nhiên đến thời điểm này các máy ảnh Canon đều có lợi thế kể cả so sánh với những máy chuyên nghiệp của Nikon như D1x về chi tiết, độ mịn của ảnh và ít bị ảnh hưởng của noise do sử dụng bộ cảm biến CMOS được Canon chế tạo riêng.

Có thể ta chưa thật hài lòng với chất lượng của D60 tuy đã được người tiêu dùng đánh giá cao, Canon quyết định nâng cấp máy này vào tháng 2/2003 với EOS 10D có nhiều tính năng cải tiến, bộ cảm biến được làm mới cũng như vỏ máy được làm bằng hợp kim. Không dừng lại ở đây, Canon đã bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác khi đưa ra EOS Digital Rebel / EOS 300D nhắm đến người tiêu dùng bình thường và bán chuyên nghiệp với giá cả phải chăng (tại thời điểm công bố ) vào tháng 8/2003. Với công bố này Canon gây ngạc nhiên trong giới nhiếp ảnh về giá cả, tốc độ phát triển thị phần cũng như tính năng đi kèm với một hệ thốgn ống kính EF-S chuyên dụng cho máy ảnh dSLR có bộ cảm biến cỡ nhỏ ( APS-C - Tôi đã đề cập ở bài Cảm biến Full Frame ). 300D với đầy đủ tính năng như một máy chuyên nghiệp, chất lượng ảnh tốt tuy nhiên lại được làm với vỏ và nhiều kết cấu bằng carbon với mục đích giảm giá thành, nhưng vẫn có cảm giác "đầm tay" khi sử dụng . Từ lúc đó thì phần của Canon liên tục tăng trưởng mạnh tính đến cuối năm 2006 thì thị phần máy ảnh số của Canon ( gồm dSLR và PnS) trên toàn cầu đã là 50%.
Để "trả lời" Canon, chỉ sau vài tháng, 28-1/2004 Nikon công bố máy ảnh dòng bán chuyên là D70 được dùng với ống kính AF-S 18-70 /3.5-4.5 ED IF. Từ đây hai hãng luôn đang xen nhau với các đời máy nâng cấp từ các máy này với những tính năng cải tiến hay cắt bớt, một số công nghệ mới như chống bụi bộ cảm biến, cải tiến hệ thống lấy nét, tốc độn chụp liên tiếp, bộ nhớ đệm, chíp cảm biến, xử lý hình ảnh....
Đến thời điểm hiện nay ngoại trừ 1 số ưu/nhượt điểm khác nhau giữa hai loại máy như Canon chịu nhiễu tốt, màu sắc, tone dịu, chụp ở nơi thiếu sáng, chi tiết vùng tối tốt, ống kính có hệ thống lấy nét siêu âm rất nhanh, chính xác... và Nikon mầu rực rỡ, nét sắc , kết cấu chắc chắn, nhiều ống kính giá hợp lý, lấy chi tiết vùng sáng rất tốt.... thì các tính năng khác của máy không có khác biệt quá nhiều giữa các hãng. Cùng một mức giá thì hai hãng sẽ có những máy với tính năng tương đương và có thể nhỉn hơn ở phần này và thua ở phần kia và chung quy đều cho ảnh ở chất lượng đẹp ( chỉ có người chụp chụp xấu mà thôi ). Bạn có thể yên tâm chọn một máy với chi phí hợp lý, chất lượng ảnh hợp gu và chú tâm vào sáng tác mà không cần phải quá lo nghĩ đến hãng sản xuất.
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Câu này nghe khắm quá =)) chắc bài này viết năm 19 thủa ấy rồi (Nikon không hề có một con full frame nào cả.)
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Em có đọc đâu, mà có đọc cũng chả hiểu cái gì :))
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Chả chém cái máy ảnh nữa... nhìn mà thấy oải. Em té :(
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Thấy minhhaimdc mua Canon 40D mà chả thấy vào khoe với anh em nhỉ? :D
Không biết hôm nào định rửa máy ảnh?
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Máy Cà Nông 40D của em chụp ảnh " hơi nông" nên đang chỉnh chọt chút cho nó sâu rồi mới rủa:D, lâu không vào thấy các bác chém hơn xưa! Congratulation
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Máy Cà Nông 40D của em chụp ảnh " hơi nông" nên đang chỉnh chọt chút cho nó sâu rồi mới rủa:D, lâu không vào thấy các bác chém hơn xưa! Congratulation

Oái, vừa nhắc đến đã hiện ra, thiêng thế ;))
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Chắc hết người rồi, em đóng cửa quán nhé. :D
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên