Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Hây za, bây giờ cháu thật sự sợ chú về kiến thức uyên thâm và bộ sưu tập đỉnh cao rồi.

Hồi trc cháu có đọc bài này nhưng kg ngờ là chú vì lúc đầu chú kg post dàn trc.

Xin đc phép trích dẫn từ bài báo Thể thao văn hóa (cuối tuần):

"Cao thủ" đĩa nhựa và thú chơi kì công (Bài 2) Thứ Tư, 12/10/2011 07:15
Từ Mỹ Linh mơ một đột phá? (Bài 1)
(TT&VH Cuối tuần) - Nghe đĩa nhựa là một thứ nghi lễ mà hầu như “thần dân” nào một khi đã gắn bó với “vương quốc” này đều phải tuân thủ: lau đĩa, lau máy, ngồi giữa hai loa và chăm chú lắng nghe. Trong “vương quốc” đĩa nhựa, âm thanh là vua và các thần dân của nó chưa bao giờ muốn làm một cuộc cách mạng lật đổ.

Để ngắm hay để nghe?

Chuyện xảy ra gần đây trên trang mua bán điện tử (Phố mua bán), khi có một thành viên rao bán bộ box-set vinyl Run Devil Run phát hành năm 1999 của Paul McCartney với giá 2,5 triệu đồng, không lâu sau đó tự nâng thêm lên thành 3 triệu. Để đáp lại tiếng la ó của nhiều người khi cho rằng giá này quá “chát”, thành viên này lập tức phản pháo: “Loại đĩa mà mình bán này có lẽ không để nghe (trừ phi tay nào mê lắm) mà chủ yếu để chơi, mua về để ngắm, để vuốt ve, để khoe...”.

Lời phản pháo nghe có vẻ trịch thượng, phi lý nhưng thực tế, cho dù chưa đến nỗi như vậy, vẫn có rất nhiều người mê đĩa nhựa khi mua một chiếc đĩa mới tinh cũng phải coi ngày mới quyết định bóc nó ra. Lượt kim đầu tiên bao giờ cũng được đánh giá là hay nhất. Trước đây, các tiền bối chơi đĩa nhựa ở Sài Gòn, mỗi khi tìm mua được một đĩa sealed (chưa bóc) thì bao giờ ở lượt kim đầu tiên họ cũng sẽ thu lại âm thanh qua băng cối (reel-to-reel) hoặc cassette để giữ lại được âm thanh tinh khiết nhất lúc ban đầu.

dia.jpg
Hiện thị trường đĩa nhựa ở Việt Nam khá phát triển và nhiều người
sẵn sàng bỏ nhiều tiền để sưu tập những đĩa hát mình yêu thích

Nhạc sĩ Lê Quang cách đây hơn 10 năm còn phải bán cả chiếc xe đang chạy khi lạc vào một cửa hàng đĩa ở đường Hàm Nghi. Thời điểm ấy, đĩa xịn không đại trà như bây giờ “một chiếc đĩa quý vừa về đến Việt Nam, không quen thân thì đừng hòng rờ được”. Nhưng Lê Quang chỉ mới thuộc hàng hậu bối bởi trước anh nhiều tay nghe nhạc còn phải kỳ công hơn vì “lỗ tai khó tính” của mình. Cách đây hơn 20 năm, một chiếc đĩa nhựa của Paul Mauriat đã qua vài lượt kim có giá cả chỉ vàng, có tay bác sĩ nghèo ở quận 8 vì quá mê nhạc bán luôn cả xe đạp để mua. Mà không phải mua ngay là có, ông phải chờ người bán, một tay chụp ảnh dạo ở nhà thờ Đức Bà, chừng nào đi làm về mới năn nỉ mua được. Ngồi chờ từ trưa đến chiều chấp cả mưa rào, bởi lỡ một chút là người khác cuỗm ngay. Có ông giấu vợ đem cầm đồ để mua đĩa, tối về vợ phát hiện lại xách chồng đến tận nơi chuộc lại nhưng 2 ngày sau chẳng biết bằng cách nào đến xin mua lại bằng được. Nhưng đã muộn, chiếc đĩa Van Halen ấy đã thuộc về tay kẻ khác!

Chơi đĩa nhựa là một cái thú, khi đã “dính”, còn nghiện hơn cà phê. Nghe nhạc như một tôn giáo. Nghe nhạc cũng như thể rửa tội. Cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng từng là một người như thế. Cựu trưởng nhóm Phượng Hoàng ngày xưa từng phải vất vả long đong để tìm được những chiếc đĩa quý. Nguồn chính là của một lão già tóc bạc ngồi trên cục đá tổ ong, “trụ sở” chính dưới một gốc cây trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nhưng chính ông là người mà nhiều tay chơi máu mặt nhất luôn đến tìm và đặt hàng. Ngày ấy, mỗi lần nhạc sĩ họ Lê mua được một chiếc đĩa ưng ý là ngay lập tức, anh ký vào chiếc đĩa để chứng tỏ sự sở hữu độc quyền. Lão già tóc bạc kể nhiều khi mua đĩa không phải tính bằng tiền mà là trao đổi. Lê Hựu Hà ngày xưa nhiều khi phải đổi 6 đĩa chỉ để lấy một chiếc đĩa đã cũ của Paul McCartney.

Nhưng lão già tóc bạc vẫn chưa bằng ông Chiểu, con Nghệ sĩ Nhân dân cải lương Năm Đồ, người chuyên ngồi một góc nhỏ ở thương xá Eden bán đĩa nhựa. Uy tín của ông được vinh danh khắp “giang hồ” bởi đĩa mới cứng cựa, nghe không bị “nổ” một hạt bụi nào mà toàn là đĩa độc, quý hiếm, chỉ có thể mua được từ khách nước ngoài hoặc thủy thủ tàu viễn dương. Mọi anh hào trong giới chơi đĩa đều tìm đến ông và mong được kết thân với ông. Những chiếc đĩa được ký tên ông bây giờ vẫn là những “hàng nóng” đang được kiếm tìm. Nghe một anh tài trong giới bảo, thị trường đĩa nhựa tại Sài Gòn ngày trước, ông Chiểu là người phân phối gần như chính thức. Ông Chiểu qua đời đã khá lâu. Ông mất vì rượu và nghèo khó. Nghe nói khi mất, tay ông vẫn còn ôm rương đĩa của mình. Chiếc rương đó vào tay ai thì “giang hồ” chưa biết, chỉ biết người sở hữu được nó đã có trong tay cả một gia tài.

Cao thủ thời nay

Có thể nói những anh tài ngày trước (như ông Chiểu, ông Đạo, Minh “gà”…) tượng trưng cho một thời đĩa khan hiếm và thiếu thốn. Phía Bắc cũng có nhiều cao thủ sưu tầm nhưng đa phần họ khó khăn hơn trong Nam bởi ở thị trường ngoài Bắc lúc ấy đa phần đĩa nhập về đều là của XHCN (không được đánh giá cao bằng đĩa tư bản).


diahai.jpg
Phòng nghe nhạc trị giá cả triệu USD của Phạm Thanh Cương và ở dưới là chiếc đĩa Leonid Kogan (hãng Columbia sản xuất, nhãn đĩa SAX 2386) mà anh mua với giá 5.655 USD.

Nhưng bây giờ, khi thị trường mở cửa, đời sống khá lên, thị trường đĩa cũng xôm tụ hẳn lên và trong đó có khá nhiều cao thủ xuất hiện. Trong số đó phải kể đến Phạm Thanh Cương, người đang sở hữu 3.781 đĩa nhựa (75% là classic) và khoảng 3.000 cái nữa (được mua trong thời gian 4 năm) hiện vẫn đang gửi ở nhà một người bạn tại Đức. Cương thiết kế cho mình một dàn nghe nhạc cực kỳ hiện đại tại nhà (sau nhiều lần mua đi bán lại, dàn âm thanh của anh có tổng giá tri gần 1 triệu USD, riêng phần dây ngốn đến 200.000 USD). Đáng chú ý ở bộ dàn này là 4 mâm quay đĩa hiệu Thorens Reference (sản xuất năm 1979, số lượng sản xuất: 100 cái. Thorens Reference được làm hoàn toàn bằng tay và nhanh chóng trở thành huyền thoại, là mục tiêu săn lùng của các audiophile trên toàn thế giới).
Anh Cương kể đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để tậu được nó. Sau gần 4 năm tìm kiếm nhưng chưa một lần thấy ai rao bán sản phẩm này. Đến giữa năm 2007, thời điểm khủng hoảng kinh tế nên có người bạn ở bên Nhật thông báo có người muốn bán một chiếc Thorens Reference còn nguyên bản và rất mới. Thế là từ Việt Nam, Cương nhờ bạn bè ở Nhật đánh xe hơn 400 cây số từ Tokyo xuống nhà người bán mua giùm (trị giá của mâm đĩa nặng 100kg này là 45.000 USD). Sau đó mang ra sân bay gửi về Việt Nam nhưng hải quan Nhật không cho phép xuất vì không có hóa đơn, phải gửi vào container xe hơi xuất qua Campuchia. Sau đó chủ nhân mới của mâm đĩa này bay từ Việt Nam sang Campuchia lấy về. Chi phí vận chuyển cũng gần 5.000 USD. Ba chiếc mâm còn lại được mua từ Đức, Áo và Thụy Sĩ.

Tính sơ sơ, chỉ riêng 4 cái mâm đĩa đã ngốn hết 200.000 USD. Nhưng bộ dàn giá trị mới chỉ là công cụ để cất tiếng hát, còn tinh thần chính của bộ sưu tập này vẫn là những chiếc đĩa quý giá. Về giá trị của chúng, Thanh Cương cho rằng tiền bạc không thể so được với công sức mà anh bỏ ra để có được. Nhìn trong bộ sưu tập này thấy có rất nhiều đĩa cổ điển quý, hiếm của hãng Columbia (nhãn đĩa được coi là đứng đầu trong nhóm lục đại gia trong LP nhạc cổ điển, Columbia SAX Blue/Silver). Trong số này, thấy có cả đĩa của nghệ sĩ violin nổi tiếng Leonid Kogan (Columbia SAX 2386, 2307…), hay một số bản thu hiếm hoi của nghệ sĩ violin Michael Rabin. Trong đó, đắt nhất chính là chiếc Columbia SAX 2386. Sau gần 4 năm lùng sục trên eBay, anh Cường đã mua được nó với giá… 5.655 USD (chưa kể phí vận chuyển và bảo hiểm). Đĩa này được ghi âm vào tháng 2/1959, tại phòng thu Abbey Road (Anh), đĩa không trầy xước, vỏ bọc là nguyên bản…

Cương chỉ sưu tầm nhưng đĩa nhạc có tuổi đời khá cao. Theo anh, những đĩa vinyl sản xuất vào các năm 1958-1970 rất tốt, chất lượng âm thanh cao, càng về sau 1970, thì chất lượng giảm đi rõ rệt.

Ngoài Phạm Thanh Cương, có thể thấy gần đây trên diễn đàn audio Việt Nam (VNAV) có rất nhiều người săn lùng đĩa nhựa và diễn đàn này cũng có nhiều cửa hàng đĩa nhựa được dân sưu tầm rất chú ý. Theo một thành viên của diễn đàn này thì đa phần dân sưu tầm phía Bắc chọn dòng cổ điển, blues, jazz còn phía Nam lại hơi nghiêng về pop, rock. Cũng có những chủ cửa hàng online nhập cả tấn đĩa nhựa về bán và hoạt động của các cửa hàng trên VNAV hiện nay được xem là nơi mua bán đĩa nhựa chất lượng nhất hiện nay ở Việt Nam.

Bài kết: Vinyl không bao giờ chết

Nguồn: báo TTVH ct
 

b52pig

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Lão ấy thay cách nay cả tuần rồi bác ạ.
Thì ra vậy, lâu nay lão sếp của bác tuyệt giao với em nên em cũng không cập nhật được thông tin. Lúc nào rảnh bác ghé qua chụp cho em mấy tấm hình cái chân máy nhé. Tks bác.
 

quachhoanghung

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Hây za, bây giờ cháu thật sự sợ chú về kiến thức uyên thâm và bộ sưu tập đỉnh cao rồi.

Hồi trc cháu có đọc bài này nhưng kg ngờ là chú vì lúc đầu chú kg post dàn trc.

Xin đc phép trích dẫn từ bài báo Thể thao văn hóa (cuối tuần):



Nguồn: báo TTVH

Em xin được đính chính tí tẹo. 8-|
Sau khi được tay phóng viên này tự "biên tập" lại, bản thân em đọc cũng thấy phản cảm và khó chịu.

Để các bác tiện tham khảo em xin được trích email trả lời tay phóng viên bài báo này.


"Anh ơi, em gửi anh bảng câu hỏi, anh xem và trả lời sớm giúp em ạ (và gửi hình giúp em luôn anh nhé).
Em cảm ơn anh.
. . . .

2. Hiện nay gia tài đĩa nhựa của anh có khoảng bao nhiêu cái. Anh phân loại chúng thế nào? Anh có thể cho biết giá trị bộ sưu tập của mình, trong đó có những gì độc nhất, đắt nhất và anh có thể cho biết vì sao giá nó lại cao như vậy?

- Chính xác là 3.781cái tại đây (75% là classic) và khoảng 3.000 cái nữa (được mua trong thời gian 4 năm) hiện vẫn đang gửi ở nhà một người bạn tại Đức. Theo kế hoạch cuối năm nay sẽ chuyển về VN.
- Để quản lý, mình phân loại dĩa chủ yếu theo tên nghệ sĩ. Một số dĩa quý hiếm thì được phân loại theo nhãn dĩa.
- Về giá trị, với mình chúng là vô giá vì ngoài tiền bạc mình phải đầu tư rất nhiều thời gian cũng như công sức để có được.
- Trong bộ sưu tập có một số Lp classic quý, hiếm của Columbia (nhãn dĩa được coi là đứng đầu trong nhóm lục đại gia trong LP nhạc classic gồm: Columbia SAX Blue/Silver, Decca ED1 Wide Silver Brand, EMI HVM ASD, RCA Living Stereo RB series, DGG Tulip Ring Red Stereo) được ghi âm bởi nghệ sĩ Violin nổi tiếng Leonid Kogan như Columbia SAX 2386, 2307 . . . hay một số bản thu hiếm hoi của nghệ sĩ Violin tài hoa Michael Rabin. Trong số Lp này thì chiếc đắt nhất chính là chiếc Columbia SAX 2386. Sau gần 4 năm lùng sục trên Ebay mình mua được nó với giá 5.655$ (chưa phí vận chuyển và bảo hiểm). Nhưng chiếc dĩa mình yêu thích và trân trọng nhất lại là chiếc Columbia SAX 2307 có lẽ vì đây là chiếc dĩa quý hiếm đầu tiên mà mình có được.
Chiếc này được đánh giá cao bởi vì:
+ Nhãn LP Columbia Sax là nhãn LP được giới Audiophile xếp hạng đứng đầu trong LP nhạc Classic
+ Sax thuộc dòng ED1 Blue/Silver là dòng First Press Stereo của Columbia
+ LP được ghi âm bởi nghệ sĩ Violin nổi tiếng người Nga, Leonid Kogan. Được đánh giá nằm trong số hiếm hoi nghệ sĩ violin xuất sắc nhất của thế kỷ 20, là đại diện tiêu biểu cho trường phái Violin Xô-Viết
+ Ghi âm vào Feb. 1959, tại Studio No.1, Abbey Road, London.
+ Brahms Concerto là tác phẩm mà chính Leonid Kogan đã ra mắt công chúng vào năm 1941 (17 tuổi) với giàn nhạc Moscow Philharmonic tại Great Hall of the Moscow Conservatory.
Về chất lượng LP:
+ Spindle không xước, bề mặt Vinyl còn rất mới.
+ Inner sleeve nguyên bản.



3. Tại sao anh lại chọn những LP phát hành từ ngày xưa trong khi hiện nay có khá nhiều chủ đề cũ đã được phát hành lại? Anh có thể phân tích về mẵt âm thanh, giá trị bìa đĩa, sleeve...

- Đây chỉ đơn giản là do giá trị sưu tầm, sở thích cá nhân và gu nghe âm thanh mộc mạc của Lp cổ. Theo đánh giá của cá nhân mình LP sản xuất vào các năm 1958-1970 là rất tốt, chất lượng âm thanh cao, càng về sau 1970, thì chất lượng giảm đi rõ rệt.



4. Không mua hàng ở Việt Nam và chỉ đấu trên eBay, anh nghĩ đây có phải là môi trường tốt cho audiophile tìm mua ở đây? Bằng kinh nghiệm của mình, mong anh hãy kể lại những khó khăn hay kỉ niệm đáng nhớ khi đấu giá trên này.

- Với mình chỉ cần Ebay là đã có thể mua đầy đủ các mặt hàng, chủng loại mà mình cần.



5. Theo anh, nghe đĩa nhựa, ngoài vấn đề về am thanh trung thực thì nó có mang trong mình một nghi lễ nào đó không? Cá nhân anh, nghe đĩa nhựa có khác nhiều khi anh nghe CD hay băng cối?

- Nghe CD hay băng cối tất nhiên là âm thanh khác với Lp rồi nhưng điểm thú vị nhất của Lp là mỗi khi nghe ta trân trọng, nâng niu từng chiếc Lp. Tháo nó ra khỏi vỏ dĩa, rồi đến inner sleeve và nhẹ nhàng đặt vào Turntable. Cầm chổi quét nhẹ nhàng khắp mặt dĩa cho sạch bụi. Bật máy, nâng cần thả nhẹ vào rãnh đĩa đầu tiên và sau đó là . . . thưởng thức âm thanh mộc mạc mà nó đem lại. Với một loạt “nghi thức” trước khi nghe như vậy nếu có đánh giá nó giống như một nghi lễ thì chắc cũng không phải là quá đáng cho lắm. :D



6. Anh có thể cho biết giá trị bộ dàn của mình? Và nếu được mong anh có thể chia sẻ thêm kỉ niệm về việc mua thiết bị ở nước ngoài về như thế nào? (vận chuyển, giá trị..., từ turntable, đến kim, dây, amplifier...)

- Về giá trị bộ giàn, như bạn đang thấy thật sự mình không thể nhớ nổi giá trị của từng món đồ hay thiết bị. Nhất là sau hàng chục năm với hàng . . . trăm lần đổi chác các bù.
Đáng nhớ nhất là chiếc Thorens Reference đầu tiên của mình. Để mình nói qua một chút về lịch sử hình thành chiếc mâm dĩa nhựa này. Thorens Reference được giới thiệu lần đầu vào năm 1979. Trước đó, một kế hoạch được giám đốc điều hành Winfried Vogt đặt ra với chủ nhiệm thiết kế và kỹ sư trưởng của Thorens lúc đó là Metzler Gerhart và Gustav Kleis thành lập một nhóm đặc biệt gồm những nhà thiết kế giỏi nhất, những kỹ sư giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất để chế tạo ra một con "Quái Vật" với yêu cầu duy nhất là chất lượng âm thanh tốt nhất có thể. Tên của chương trình là "Reference" - "Tham Khảo".
Mục tiêu thiết kế là thiết lập một chuẩn mực mới của turntable.
Nhóm được phép sử dụng, tất cả các kiến thức thu được trong nhiều năm nghiên cứu và phát triển của hãng vào sản phẩm này bất kể chi phí. Kết quả là chỉ có 100 chiếc Thorens Reference được chế tạo (tất cả đều được làm hoàn toàn bằng tay) và nhanh chóng trở thành huyền thoại, thành mục tiêu săn lùng của các audiophile trên toàn thế giới. Đến nay một số hãng sản xuất mâm và kim dĩa nhựa danh tiếng như Clearaudio, Rolf Kelch, Van den Hul . . . đều có một chiếc để làm mẫu so sánh và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy chiếc Reference đã trở thành mục tiêu săn lùng số 1 của mình vào thời điểm từ năm 2003-2007. Sau gần 4 năm tìm kiếm nhưng chưa một lần thấy ai rao bán sản phẩm này. Đến giữa 2007, thời điểm khủng hoảng kinh tế nên bên Nhật có người bạn thông báo có người muốn bán 1 chiếc Thorens Reference còn rất mới và nguyên bản. . . . . (anh bận quá, em viết tiếp đoạn này giúp anh.)



7. Theo anh, với mức độ dân mê âm thanh ở Việt Nam có đủ lớn để trở thành một phong trào và sau đó sẽ có những sản phẩm made in Vietnam hay không? Hay tất cả, bây giờ hay sau này, cũng chỉ là cơn gó nhẹ thoảng qua và những người mê âm thanh chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội?

- Mình đã đi một số nước, quan hệ với nhiều bạn bè quốc tế thông qua các forum audio thì thấy mức độ đam mê âm thanh cũng như hiểu biết về các sản phẩm audio của chúng ta không hề thua kém các nước phát triển. Với tình hình kinh tế VN phát triển như hiện nay, số lượng người chơi ngày càng nhiều. Ví dụ như ở diễn đàn audio VN “vnav” hiện nay số thành viên tham gia đã lên đến gần con số 30.000. Hàng năm diễn đàn tổ chức vài cuộc thi amp, pre . . tự ráp. Qua các cuộc thi này có rất nhiều sản phẩm được đánh giá cao về hình thức cũng như chất lượng âm thanh. Hy vọng trong vài năm tới sẽ có những sản phẩm chất lượng made in VN."
 

minhtuantkh

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Nín thở đọc một hơi...thấy anh cố gắng ẩn mình mà không được, khổ thật !
 

Penumbra

Active Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Cám ơn anh đã chia sẻ, dù bằng cách nào.
 

sonrock

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

e có mạo muội khoe bác tại 1 4r danh tiếng nhất UK về audio nhưng 90%...bảo bác là ng sưu tập, 10% thì ngưỡng mộ và thèm thuồng bộ dàn của bác. e nghĩ số 90% kia chắc ghen tị với bác rồi, đặc biệt là về giá trị mà bác đã bỏ ra để mang về những sp này, hihi.

nói về mâm thoren ref hôm rồi e thấy có 1 cái bán bên Đức, ng thắng cuộc trả giá tầm 33k euros. sp cả thế giới chỉ có tầm 100 cái này, quả là quý hiếm trong giới audiophile, nhất là với những tín đồ của LP và luôn sẵn sàng "bomb nguyên tử" để đánh trận :D

có điều e thấy mấy bác ở đây nói cũng có điều cần suy ngẫm, nếu chỉ để nghe nhạc thì nhiều khi chỉ cần 1 bộ giàn là đủ, bác Cương đúng là nhà sưu tập và đam mê audio. nói j thì nói, e mà có đk như bác chắc nhà e cũng ngập loa với đài :D, e mong 1 ngày đc bác chiếu cố cho đến tư gia và thưởng thức các hệ thống mà bác đang có :). chúc bác năm nay sẽ mang về cặp Westlake Ref đỉnh cao hay 1 cặp như Kharma grand ref/ Magico Ultimate chẳng hạn cho mọi người chiêm ngưỡng và mở mang thêm. 1 trong các e này cũng chỉ bằng số dây của bác thôi ạ :p.
 
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Hây za, bây giờ cháu thật sự sợ chú về kiến thức uyên thâm và bộ sưu tập đỉnh cao rồi.

Hồi trc cháu có đọc bài này nhưng kg ngờ là chú vì lúc đầu chú kg post dàn trc.

Xin đc phép trích dẫn từ bài báo Thể thao văn hóa (cuối tuần):



Nguồn: báo TTVH ct


Hây za, em thì sợ lão này lâu rùi :p
Từ hồi đọc bài phỏng vấn lão ấy của phóng viên Tuấn Lương đăng trên báo NgheNhìn Việt Nam.

Xin được trích dẫn:

Một năm để lắp đặt hệ thống âm thanh 6 đường tiếng.

Để chuyển hệ thống âm thanh 6 đường tiếng của mình sang ngôi nhà mới, anh Cương đã phải mất 12 tuần trăng, vừa thi công phòng nghe, vừa setup hệ thống theo cách chơi phức tạp nhất. Không chỉ vậy, anh Cương còn đầu tư một phòng nghe mới với cấu trúc loa siêu trầm 80cm treo trên kết cấu bê-tông và chuyển từ phân tần chủ động analog sang kỹ thuật số. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa NgheNhìn Việt Nam với anh Cương về cách chơi cầu kỳ này.

- Phòng nghe và hệ thống 6 đường tiếng của anh đã có địa chỉ mới, media room này do anh tự thiết kế hay theo một hình mẫu nào?
- Phòng nghe này dựa trên mẫu thiết kế của Rives Audio, nhà tư vấn và thi công phòng nghe, home theater nổi tiếng. Sau đó được một nhóm kiến trúc sư, kỹ sư đang làm việc tại công ty của mình phát triển thực hiện. Tất cả mọi yếu tố như kích thước, hình thể phòng nghe, vị trí đặt loa, vị trí ngồi nghe đều được tính toán, thiết kế kỹ lưỡng ngay từ ban đầu.
 
- Vậy quá trình thi công phần tường chứa loa bass có gặp khó khăn gì không, đặc biệt là kết cấu này lại nằm ở tầng 2 chứ không phải ở tầng trệt.
- Khó khăn chủ yếu nằm ở khâu thiết kế chứ không phải ở quá trình thi công.
Nhiệm vụ đầu tiên đặt ra là cần tính toán lại kết cấu cho phù hợp vì đây là một căn nhà cũ được cải tạo lại. Kích thước phòng nghe hiện nay 5,7 x 10,4 x 4,0m  được hình thành từ 2 phòng nhỏ có kích thước 5,7m x 4,0m với độ cao trần là 3,3m. Yêu cầu thứ nhất, cắt bỏ 2 cột giữa 2 phòng để có khoảng không gian hợp nhất thông thoáng. Thứ 2, phá bỏ trần beton cũ nâng độ cao trần mới lên 4,0m cho phù hợp với yêu cầu. Toàn bộ phần vì, kèo, dầm mái, mái ngói cũng phải dỡ bỏ và làm lại theo cao độ thiết kế mới. Thứ 3, với kích thước “khổng lồ” ngang 5,7m cao 4,0m sâu 2,0m - thiết kế thùng loa bass horn chỉ định vật liệu thi công sử dụng toàn bộ bằng beton cốt thép nên phải tính toán thật kỹ về khả năng chịu tải. Trước những yêu cầu như vậy, nhóm kiến trúc sư đã đưa giải pháp làm sàn vượt nhịp cho phần trần phòng nghe. Ngoài việc tăng khối lượng cốt thép còn phải tăng tiết diện dầm chịu lực, tăng tiết diện đà nhằm mục đích chuyển tải trọng ra đều cho các cột còn lại. Phần thùng loa bass, thiết kế kết cấu chịu lực của toàn bộ loa nằm trên sàn nhà cũ nên phải cấy thêm 3 hệ dầm gối để truyền tải trọng của loa lên hệ thống đà của căn nhà. Chính vì vậy tải trọng của căn nhà tăng lên đáng kể, kéo theo hệ thống đà, cột, móng nhà cũ cũng phải gia cố thêm nhằm đảm bảo hệ số an toàn cho toàn bộ căn nhà. Khi công tác thiết kế đã được tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng thì quá trình thi công không gặp trở ngại gì lớn. Chỉ có chút trở ngại nhỏ khi thi công phần miệng dưới loa kèn. Riêng chi tiết này đã phải đập đi làm lại tới lần thứ tư mới đạt đúng theo yêu cầu thiết kế. 
 
- Phòng nghe mới có phần tường không song song, anh có thể cho biết tại sao lại chọn thiết kế này và nó có tác dụng tích cực gì đối với âm học phòng nghe?
- Như bạn cũng đã biết, thông thường phòng nghe đều được tạo dáng theo hình chữ nhật hoặc vuông, với những bức tường tạo thành góc vuông. Điều này tạo ra sự gia tăng những sóng đứng (standing waves) thêm vào đó hai bề mặt tường song song tạo ra hiện tượng sóng âm phản xạ và sẽ  lặp đi lặp lại nhiều lần. Những điều này ảnh hưởng rất xấu đến âm thanh. Việc triệt tiêu sóng âm phản xạ bằng các vật liệu tiêu âm hoặc tán âm là rất hiệu quả nhưng sử dụng không đúng chỗ và đúng liều lượng cũng ảnh hưởng không tốt đến âm thanh. Vì lý do đó, tôi đã ưu tiên cho giải pháp những bức tường không song song, không góc vuông để hạn chế sóng đứng và sóng âm phản xạ. Phần còn lại sẽ do bộ hiệu chỉnh âm thanh kỹ thuật số Accuphase DG-38 đảm trách. Xin được nói qua một chút về bộ hiệu chỉnh DG-38. DG-38 được tích hợp chức năng phân tích và bù đắp trường âm. Bằng việc sử dụng bộ tạo âm sắc kiểm tra tín hiệu được cài sẵn trong DG-38 và microphone phụ trợ, những thuộc tính âm thanh của phòng nghe nhạc có thể được đo lường và điều chỉnh bằng tay hoặc hiệu chỉnh một cách tự động.
 
- Phần trang âm, anh sử dụng những vật liệu gì? Và bố trí ra sao?
- Sau khi hoàn tất thi công trang trí nội thất phòng nghe. Toàn bộ trang thiết bị, vật dụng phòng nghe được bố trí vào đúng vị trí thiết kế. Chúng tôi tiến hành các bước đo đạc - với bộ hiệu chỉnh âm thanh kỹ thuật số Accuphase DG-38 - nhằm bổ xung vật liệu tiêu tán âm với mục tiêu hiệu chỉnh đáp tuyến tần số phòng nghe “flat” nhất để giảm thiểu tối đa sự can thiệp của bộ hiệu chỉnh âm thanh kỹ thuật số tới hệ thống. Sau mỗi lần lắp đặt một loại vật liệu chúng tôi lại tiến hành đo đạc kiểm tra thông số kỹ thuật rồi mới quyết định loại bỏ hay tăng thêm số lượng vật liệu đó trong phòng nghe. Sau nhiều ngày lắp đặt, đo đạc, hiệu chỉnh bằng cách thêm bớt vật liệu. Kết quả, việc bố trí vật liệu dừng lại ở mức độ khiêm tốn như sau: phía sau loa được lắp đặt 3 hộp cộng hưởng Helmholtz. Dưới sàn trải 1 tấm thảm lớn với công dụng hút âm. Trên trần bố trí một số tấm tán âm kết hợp trang trí. Sau vị trí ngồi nghe tôi tận dụng kệ dĩa làm tán âm và gắn thêm vài cột basstraps ở góc phòng. Sau cùng, chúng tôi tiến hành kiểm tra đo đạc lần cuối, thật may mắn J thông số có được khả quan hơn nhiều so với trước khi bố trí vật liệu trang âm.  Có một điều đáng tiếc, sau khi hoàn thành phần trang âm cho phòng nghe tôi còn dư ra hơn 20 đơn vị tiêu tán âm các loại mà cho tới nay vẫn chưa biết sử dụng chúng vào việc gì. J
 
- Anh có thể cho biết thiết kế loa hiện nay có gì khác so với một năm qua?
- Thiết kế loa hiện nay có một số khác biệt cơ bản so với hệ thống trước đây.
Điều đầu tiên và có ảnh hưởng nhiều nhất chính là việc sử dụng phân tần chủ động digital thay cho phân tần chủ động analog. Tiếp theo là thay đổi driver của dải mid lower từ loa màng nón sang loa  kèn gỗ có độ mở miệng kèn lên tới 1,0m x 1,0m. Không còn nữa sự hiện diện của thùng loa tự đóng, thay vào đó là thùng loa JBL 4331 Studio Monitor phụ trách dải bass mid. Còn loa bass 80cm trước đây do kích thước phòng nghe còn hạn chế nên được gắn lên tấm ván hở để giảm cộng hưởng thùng nay đã được gắn vào thùng loa kèn bằng beton như bạn đang thấy. Toàn bộ driver sử dụng cho 6 dải tần ở hệ thống hiện tại đều dùng nam châm tự nhiên Alnico quý hiếm. Về ampli, hiện tôi chỉ còn giữ lại 1 ampli Sun Audio 2A3 – ampli đã được tạp chí Stereophile đánh giá cao và xếp hạng A trong nhiều năm liền – các ampli còn lại được thay thế bằng những ampli tự ráp với thiết kế mạch cùng những linh kiện tối ưu cho mỗi dải tần mà chúng có nhiệm vụ khuyếch đại. Điều khác biệt cuối cùng là hệ thống hiện nay đã được tôi dành một khoản ngân sách khá lớn cho việc đầu tư hệ thống dây dẫn. Theo đánh giá của tôi, chúng không còn là phụ kiện nữa mà được xem như những thiết bị khác trong hệ thống.
 
- Anh cho biết cụ thể là dây gì dùng cho những kết nối nào. Và hiệu quả đạt được ra sao?
-Cụ thể, để nối các nguồn âm tới preamli tôi sử dụng 4 cặp dây line Audio Note Kondo KLS-LP. Một cặp Tara Labs The 0.8 dài 7m phụ trách việc truyền tải tín hiệu từ preampli tới bộ phân tần chủ động. Chịu trách nhiệm kết nối từ phân tần tới power ampli tôi sử dụng thêm 4 cặp dây line Audio Note Kondo KLS-LP nữa cho 4 dải tần từ 400hz trở lên. Còn dải tần từ 71hz đến 400hz tôi liên kết bằng interconnect Valhalla của Nordost. Ưu tiên cho dải âm trầm từ 71hz trở xuống là ½ cặp Crystal Cable Ultra mảnh mai nhưng tinh tế với âm thanh mạnh mẽ và đầy uy lực. Từ các power ampli tín hiệu được khuyếch đại và đưa tới loa bằng cable KLS-SPz của Audio Note Kondo. Hiệu quả đạt được khiến tôi ngạc nhiên thật sự! Mức độ kiểm soát toàn bộ dải tần chính xác một cách đáng khâm phục. Nhạc tính của từng loại nhạc cụ được thể hiện với độ trung thực tuyệt vời. Sân khấu âm thanh được thể hiện sâu rộng và chính xác hơn với nền âm tĩnh lặng tuyệt đối.  
 
- Việc dùng phân tần digital có ưu điểm gì so với phân tần chủ động analog?
- Tôi muốn nói với bạn rằng phân tần chủ động analog cho một thứ âm thanh cực kỳ quyến rũ, mượt mà và truyền cảm. Nhưng nay do thiết kế loa có một số thay đổi cơ bản, vị trí các driver bố trí cách nhau khá xa nên tạo ra sự lệch pha giữa chúng. Với phân tần chủ động analog thì đây là một hạn chế khó khắc phục, còn với phân tần chủ động digital thì việc hiệu chỉnh phase giữa các driver chỉ còn là “chuyện nhỏ”. Chính vì lý do này nên tôi đã chuyển qua dùng phân tần digital. Ngoài khác biệt về chất âm giữa 2 loại phân tần như đã đề cập thì phân tần digital chiếm ưu thế tuyệt đối. Với phân tần digital ta có tới 59 điểm cắt tần số. Theo đó rất dễ dàng phân bổ tần số cắt cho từng driver theo ý thích. Ngoài ra ta có thể tạo độ dốc của từng điểm cắt tần số cho phù hợp - từ 6 cho tới 96dB/octave. Cuối cùng, ta có thể dễ dàng hiệu chỉnh đồng phase cho các driver với mỗi bước hiệu chỉnh là 1cm. Còn nữa, nếu bạn là người thích nghe nhiều thể loại nhạc thì không thể không nhắc tới chức năng quan trọng và rất hữu ích của phân tần digital đó là chúng có khả năng “nhớ” được 5 vị trí mà trước đó ta đã set-up cho phù hợp với từng thể loại nhạc.
 
- Hệ thống phân tần chủ động digital của Accuphase gồm những thiết bị nào. Mất bao lâu để anh có thể cân chỉnh hoàn tất hệ thống 6 đường tiếng này? Anh có thể tóm tắt các bước cơ bản của quá  trình set-up.
- Hệ thống phân tần chủ động hiện tại tôi đang sử dụng là của Accuphase bao gồm 1 bộ hiệu chỉnh âm thanh (bù tần số) kỹ thuật số Accuphase DG-38, 1 bộ phân tần digital DF-45 phụ trách 4 dải tần, 1 bộ phân tần digital DF-35 phụ trách 2 dải tần số còn lại. Với các thiết bị này thì thời gian cân chỉnh hoàn tất hệ thống chỉ tốn khoảng vài giờ đồng hồ.
Sau khi đấu nối các thiết bị với nhau ta cắt các điểm tần số, độ dốc tần số cắt cho phù hợp, hiệu chỉnh cho đồng phase giữa các driver bằng DF-45 và 35. Sau đó dùng DG-38 cung cấp tín hiệu sang power amplifier, tín hiệu này được khuyếch đại và truyền ra loa. Âm thanh từ loa được đón nhận bằng một microphone do Accuphase cung cấp đặt ngay tại vị trí ngồi nghe, bằng với độ cao của tai người nghe. Tín hiệu thu nhận được từ microphone sẽ truyền về bộ phân tích tần số trong DG-38. Sau đó toàn bộ kết quả đo lường, đáp tuyến tần số được hiển thị rõ ràng trên màn hình LCD của máy. Nếu cầu toàn hơn nữa bạn có thể đo đạc nhiều lần cho mỗi một bên loa rồi lấy kết quả trung bình của tất cả các lần đo đó. Từ những kết quả này ta có thể xác lập đường cong đáp tuyến theo ý muốn hoặc kích hoạt sự hiệu chỉnh tự động cho thiết bị. Hiệu quả là đáp tuyến tần số phẳng và tuyến tính hơn nhiều.
 
8.Trong quá trình set-up, theo anh  thử thách lớn nhất là nằm ở công đoạn nào.
- Như bạn đã từng so sánh. Âm nhạc cũng như  nước hoa, rất nhiều “gout”, nhiều mùi vị. Do đó khó khăn nhất trong quá trình set-up, theo tôi là ở giai đoạn “tinh chỉnh bằng tai theo sở thích”. Thời gian tinh chỉnh có thể chỉ vài giờ, cũng có thể là 6 tháng và không loại trừ khả năng kéo dài tới 60 . . .  năm. J

- Về phần nguồn âm, tôi nhận thấy anh dùng đến 2 mâm phono? Anh có thể giới thiệu sơ lược về thành viên mới SX-8000.
- Đây là dòng lớn nhất của Micro Seiki, được sản xuất cách nay gần 30 năm. Rất quý hiếm.
Nhằm hạn chế rung chấn từ bên ngoài tác động đến sự ổn định của turntable, Micro Seiki sử dụng phương pháp dùng tải trọng để triệt tiêu rung chấn. Đó là câu trả lời vì sao trọng lượng của SX-8000 nặng tới 80kg. Ngoài ra SX-8000 còn sử dụng một bộ bơm hơi (air bearing and pump) để nâng toàn bộ plate nặng 20kg cách ly hoàn toàn khỏi chân đế (có thể hiểu là SX-8000 dùng đệm không khí cách ly giữa plate và chân đế) loại bỏ gần như toàn bộ mọi hiện tượng rung chấn. Thú thật với bạn, đây là turntable hay nhất trong tất cả những turntable mà tôi đã từng được thưởng thức.
 
- Anh có thể cho biết sự khác biệt so với hệ thống phân tần chủ động dùng đèn với hệ thống hiện tại?
Khác biệt đầu tiên là độ động. Rất nhanh và chặt chẽ. Thứ đến là âm bass. Chi tiết, mạnh mẽ và thể hiện các cung độ âm thanh rất rõ ràng. Tiếp theo là âm hình. Rộng mở, chính xác hơn. “Đa tài” hơn ở khả năng “chơi” được nhiều thể loại nhạc. Đặc biệt nhất là độ diễn tả như thật kích thước của từng loại nhạc cụ quả là tuyệt hảo – cái này có lẽ có sự góp phần không nhỏ của kích thước phòng nghe.
 
- Hiện tại, anh còn có ý định nâng cấp gì không. Hệ thống trình diễn đã hoàn toàn hợp ý hay chưa?
- Với những màn trình diễn sống động, hoành tráng và trung thực như hiện nay, dù chưa thể vươn tới sự hoàn hảo nhưng tôi hoàn toàn hài lòng với những gì mà hệ thống đang thể hiện. Tuy nhiên, để những màn trình diễn của hệ thống có cá tính hơn, chuyển tải tốt hơn nữa cảm xúc âm nhạc, tôi dự định trong quý 1/2008 sẽ thay thế preamlifier và prephono hiện tại bằng preamlifier Audio Note Kondo M1000 Mk2 có tích hợp phono. Sau đó, nếu điều kiện cho phép trong quý 3 và 4 năm nay tôi sẽ thay thế dần từng amplifier đang sử dụng bằng các amplifier tương đương của Audio Note Kondo và Air-Tight.
 
- Ngoài hệ thống tại phòng nghe chính, anh còn khá nhiều loa (Westminster ở phòng khách, Tannoy Gold monitor, JBL Olympus C50 S8R .. và cả một hầm chứa các củ loa quý) theo anh đây đơn thuần chỉ là thú sưu tập hay có ý định phát triển thêm dự án nào không?
-Thời điểm hiện nay thì tôi chưa có ý định phát triển dự án nào khác. Đây đơn thuần chỉ là thú sưu tập. Ngoài những driver loa như JBL 075, 077, 175, 375, LE14A, LE15A, 2231A, 2245, Altec Lansing 515, 288  . . vv dùng để thay đổi khi muốn “đổi vị” chất âm của hệ thống tôi còn sưu tập khá nhiều cartridges để sử dụng và hiểu thêm được “màu” âm đặc trưng của mỗi loại.
 
Cám ơn anh Cương đã dành chút thời gian chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình set-up một hệ thống thuộc loại phức tạp nhất hiện nay. Hy vọng chúng tôi lại có được cơ hội đến thăm anh và thưởng thức chất tiếng được xem là đầy ma lực của Audio Note Kondo huyền thoại.

Nguồn: Tạp chí NgheNhìn Việt Nam số 50 tháng 2.2008
 

MyRom

Active Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Kiến thức và sự am hiểu của anh Cương về hi-end stereo thì thôi em không dám bàn. Nhưng theo dõi thread của anh, em thấy và anh cũng tự nhận mình là fan chuyên sâu của JBL. Và theo em biết thì JBL là hãng cực nổi tiếng về trình diễn âm thanh sân khấu và cinema. Thế nhưng khi set up HT cho các sếp nhà, anh lại sử dụng dàn loa của B&W. Vì sao thế??? Mong muốn anh chia sẽ ít nhiều về chất âm của JBL và B&W :D:D
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Toàn hàng khủng long bạo chúa cả ! nhưng có phòng ốc chưa xứng tầm.
 

quachhoanghung

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Toàn hàng khủng long bạo chúa cả ! nhưng có phòng ốc chưa xứng tầm.

Cảm ơn bác đã góp ý. Em sẽ cố gắng hoàn thiện thêm phần phòng ốc.


Nín thở đọc một hơi...thấy anh cố gắng ẩn mình mà không được, khổ thật !

Tay phóng viên này thiếu đạo đức nghề nghiệp. :D

e có mạo muội khoe bác tại 1 4r danh tiếng nhất UK về audio nhưng 90%...bảo bác là ng sưu tập, 10% thì ngưỡng mộ và thèm thuồng bộ dàn của bác. e nghĩ số 90% kia chắc ghen tị với bác rồi, đặc biệt là về giá trị mà bác đã bỏ ra để mang về những sp này, hihi.

nói về mâm thoren ref hôm rồi e thấy có 1 cái bán bên Đức, ng thắng cuộc trả giá tầm 33k euros. sp cả thế giới chỉ có tầm 100 cái này, quả là quý hiếm trong giới audiophile, nhất là với những tín đồ của LP và luôn sẵn sàng "bomb nguyên tử" để đánh trận :D

có điều e thấy mấy bác ở đây nói cũng có điều cần suy ngẫm, nếu chỉ để nghe nhạc thì nhiều khi chỉ cần 1 bộ giàn là đủ, bác Cương đúng là nhà sưu tập và đam mê audio. nói j thì nói, e mà có đk như bác chắc nhà e cũng ngập loa với đài :D, e mong 1 ngày đc bác chiếu cố cho đến tư gia và thưởng thức các hệ thống mà bác đang có :). chúc bác năm nay sẽ mang về cặp Westlake Ref đỉnh cao hay 1 cặp như Kharma grand ref/ Magico Ultimate chẳng hạn cho mọi người chiêm ngưỡng và mở mang thêm. 1 trong các e này cũng chỉ bằng số dây của bác thôi ạ :p.

Welcome bác. Mong được đón tiếp bác tại Saigon, nơi nhiều cám dỗ và dễ sa ngã. :))

Kiến thức và sự am hiểu của anh Cương về hi-end stereo thì thôi em không dám bàn. Nhưng theo dõi thread của anh, em thấy và anh cũng tự nhận mình là fan chuyên sâu của JBL. Và theo em biết thì JBL là hãng cực nổi tiếng về trình diễn âm thanh sân khấu và cinema. Thế nhưng khi set up HT cho các sếp nhà, anh lại sử dụng dàn loa của B&W. Vì sao thế??? Mong muốn anh chia sẽ ít nhiều về chất âm của JBL và B&W :D:D

Bác quá lời rồi ạ.
Em là fan của JBL nên không thể đưa ra bất kỳ nhận định gì về chất âm của JBL vs B&W vì e rằng sẽ thiếu khách quan. #:-S

@ Lý do chọn B&W cho HT của em rất đơn giản. Vì "sếp" em thấy B&W đẹp. :))


Lúc nào rảnh bác ghé qua chụp cho em mấy tấm hình cái chân máy nhé. Tks bác.

Đây bác ạ.
View attachment 42271

View attachment 42272

Dây HDMI em xài tạm sợi 8m nên chưa đủ dài để luồn vào trong ống. Đã order 1 sợi 12m, chắc tuần sau hàng mới về.
Thay sợi nguồn Nordost vào thấy thay đổi cũng kha khá bác ạ.



Hây za, em thì sợ lão này lâu rùi :p

Bác thì sợ gì ai?
Mấy tấm hình chụp cái chân máy ở trên, em để iso 1000 bác có thấy noise không?
Nhân tiện khuyến mãi bác cái . . . xe. :-bd

View attachment 42274
 

b52pig

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Lão sếp bác thay sợi dây nguồn gì đấy? Có phải Valhalla không?
Bác nhắn lão ấy lúc nào thử gắn sợi MIT Z-Cord2, giá chỉ bằng 10% sợi Valhalla nhưng hiệu quả chỉ kém 10% thôi.
 

b52pig

New Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Lão sếp bác thay sợi dây nguồn gì đấy? Có phải Valhalla không?
Bác nhắn lão ấy lúc nào thử gắn sợi MIT Z-Cord2, giá chỉ bằng 10% sợi Valhalla nhưng hiệu quả chỉ kém 10% thôi.
 

khoitt

Member
Ðề: Phòng coi phim 3D của . . . lão sếp em.

Lần này thì quá chuẩn, con xe quá đẹp và người mẫu quá chuẩn. :D

Dàn HD của bác thực sự quá khủng, là niềm mơ ước của em 8->
 
Bên trên