Các ví dụ về nhiều từ đồng nghĩa không phải là ngữ pháp mà chỉ là đơn thuần về vấn đề từ vựng.
Nếu nói về độ rắc rối của từ vựng thì tiếng Việt chưa là gì với nhiều ngôn ngữ phổ biến khác như Anh, Pháp, Trung, Nhật, ......
Chẳng hạn như từ đồng âm:
- Anh: lite, like, light đều đọc là "lai" hay nice, nine, night
- Trung: phiên âm "shu" là thư có một số từ đồng âm như: sách, chị (gái), huynh (anh).
Hay từ nhiều nghĩa như:
- Anh: good: tốt, hàng hóa
- Trung: shi: là, thị, vâng
Hay như các phân chia bộ đếm khủng khiếp trong Nhật (nhà cửa, người, đồ dùng, bàn ghế, ..... đều có bộ đếm riêng), hay cách chia động từ theo 6 cách - 3 giống (đực, cái, trung) của tiếng Nga, hay như mười mấy thì của động từ trong tiếng Ạnh chưa kể hơn 200 từ bất quy tắc buộc phải nhớ.
Tóm lại là ngữ pháp tiếng Việt chỉ khó với dân chuyên tự nhiên hoặc học hành không đến nơi đến chốn hoặc chưa từng tiếp xúc với ngoại ngữ bao giờ

Dám cá là trên 50% cử nhân đã tốt nghiệp đại học không thể làm cho đúng 1 bài ngữ pháp cơ bản là xác định chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ tố, định tố, trạng ngữ trong 1 câu phức tiếng Việt (ví dụ câu này), lưu ý là các bạn đừng nhầm lẫn mang những định nghĩa của tiếng Anh vào 1 bài phân tích ngữ pháp tiếng Việt như: tân ngữ nhé