Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

phức tạp quá. cứ khi ghi/xóa dữ liệu lại phải chạy snapraid hả bác thớt
 
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Quánh dấu phát, khi nào rãnh đọc tiếp.
Thanks chủ thớt.
 

ngoisaocodon199126

Well-Known Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Bookmark cái khi nào rãnh sẽ ngăm cứu bài viết hay đó cố gắng tiếp nha bạn !
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

--Đọc đến đây mới biết trình độ cntt bác chủ và anh em quá pro.....tầm thấp như em đọc càng nhiều càng không hiểu....tính ra mức độ xây dựng của bác chủ khá phức tạp và nghiên cứu thật nhiều mới bơi theo dc....
 

conando

Well-Known Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

càng đọc em càng mù tịt về nó vì trình của em thấp lè tè.
 
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

@Thanksforsharing : anh cho em hỏi thăm thêm chút về cách hoạt động của SnapRaid. Các thông tin Parity nó sẽ lưu trên các ổ cùng 1 array, hay nó chỉ lưu trên 1 ổ do mình chỉ định.
Nếu bạn đọc kỹ lại phần hướng dẫn khi cài đặt HDD ở đầu bài này thì sẽ rõ lắm.
Vâng thông tin parity sẽ được SnapRAID lưu trên 1 Ổ CỨNG mà mình đã lưa chọn trước khi tiến hành cấu hình trong file config đó. Đây là đặc điểm nổi bật khiến nó hơn hẳn các loại RAID thông thường.

phức tạp quá. cứ khi ghi/xóa dữ liệu lại phải chạy snapraid hả bác thớt

Bạn tạo 1 shortcut và đặt trên màn hình desktop. Mỗi lần muốn chạy cứ nhấn chuột đôi lên là xong mà. Bạn phải thử xong mới nói có phức tạp hay không.
 

voxhung

New Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Cảm ơn vì sự chia sẻ của bác, bài viết rất chi tiết. Hỏi thêm là ngoài dữ liệu ở đây bác có phương án backup dữ liệu nữa ko?
 

datthanh07

New Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Hóng tiếp phần 3, quản lý kho dữ liệu như thế nào. Thanks sự chia sẻ nhiệt tình của bác :D
 
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Cảm ơn vì sự chia sẻ của bác, bài viết rất chi tiết. Hỏi thêm là ngoài dữ liệu ở đây bác có phương án backup dữ liệu nữa ko?
Tôi dùng Norton Ghost (thỉnh thoảng dùng Acronis True Image nhưng không mạnh bằng Ghost) để backup. Chủ yếu là dùng cho C drive phòng trường hợp file hệ thống bị lỗi không thể boot lên được. Còn đối với dữ liệu vì dung lượng quá lớn nên dùng phương pháp backup ở đây xem ra không kinh tế.
 

quanbhvn

Active Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

......
Trước khi đi vào phần chính – phần bảo vệ dữ liệu HD, tôi nghĩ các bạn cũng cần nên biết một chút về thế nào là mất dữ liệu....

Mất dữ liệu là ... các dữ liệu bị mất sạch...

;)) ;)) ;)) ;))
 

airport

Active Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Em đã setup snapRaid theo hướng dẫn của bác chủ thread, chạy rất tốt. Giờ đang nghiên cứu để đưa nó vào schedule.
Vì bác chủ đã hướng dẫn rất chi tiết, rõ ràng trong file config nên cũng đỡ nhiều cho người mới dùng.
 
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Em đã setup snapRaid theo hướng dẫn của bác chủ thread, chạy rất tốt. Giờ đang nghiên cứu để đưa nó vào schedule.
Vì bác chủ đã hướng dẫn rất chi tiết, rõ ràng trong file config nên cũng đỡ nhiều cho người mới dùng.

Chúc mừng bạn đã làm thành công. Nếu bạn biết viết script để đưa nó vào schedule thì quá tuyệt. Nếu được thì bạn post lên khoe hàng, biết đâu cũng có nhiều người tò mò muốn học hỏi?
 

kilik

Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Bác chủ thớt cho e hỏi 2 vấn đề
1/e có thể lưu file tất cả file content ở ngoài ổ data hết ko vì theo file config của bác thì có một file content nằm trên os drive. Mà os drive của e là ổ ssd.e sợ lưu file content trên ổ ssd nặng quá( vì bác bảo file content sẽ tăng dung lượng theo thời gian) lâu ngày sẽ làm ổ ssd đầy, ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ ssd.
2/nếu file content nằm trên ổ data mà ổ data bị đầy(do cop thêm fim,nhac) thì mình move file content sag ổ mới và sửa lại file config là dùng được tiếp chứ ko fai sync lại từ đầu đúng ko ạ?
 

phatnhanh

New Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

lý thuyết nhiều quá đôi khi lại rối.
 
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Bác chủ thớt cho e hỏi 2 vấn đề
1/e có thể lưu file tất cả file content ở ngoài ổ data hết ko vì theo file config của bác thì có một file content nằm trên os drive. Mà os drive của e là ổ ssd.e sợ lưu file content trên ổ ssd nặng quá( vì bác bảo file content sẽ tăng dung lượng theo thời gian) lâu ngày sẽ làm ổ ssd đầy, ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ ssd.
2/nếu file content nằm trên ổ data mà ổ data bị đầy(do cop thêm fim,nhac) thì mình move file content sag ổ mới và sửa lại file config là dùng được tiếp chứ ko fai sync lại từ đầu đúng ko ạ?

1/ Ổ SSD của bạn là bao nhiu? Tôi nói file content tăng dung lượng theo thời gian là để phòng ngừa trường hợp bạn khai báo bỏ nó vào ổ cứng parity mà thôi (không nên). Còn trên ổ SDD thì một file content vài chục MB tôi ko nghĩ nó là vấn đề lớn, cứ chứa thoải mái đi bạn.

2/ Không giống như các RAID thông thường khác, cái hay của SnapRaid là nó cho phép bạn kiểm soát chặt chẽ đến từng HDD một. Vì vậy khi chép thêm phim/ nhạc vào một ổ cứng cụ thể nào đó, dĩ nhiên bạn dư biết cái HDD đó nó còn lại bao nhiêu dung lượng trống? Có đủ để chép hết các phim nhạc mình đang muốn chép vào không? Ta cứ đi theo một quy luật chung là luôn chừa 1 - 2% dung lượng trống dự phòng cho từng ổ đĩa là an toàn thôi.
Còn trong trường hợp bạn phải move file content sang một ổ mới và sửa lại file config thì buộc phải sync lại từ đầu để cho nó biết mà tính toán lại chứ (vì mỗi ổ có một định danh riêng mà).

Tôi thấy bạn cũng nắm được vấn đề rồi đó.
Good luck.

lý thuyết nhiều quá đôi khi lại rối.

Cứ bắt tay vào làm đi thì bạn sẽ thấy nó chẳng lý thuyết tý nào... :)
 

nhqdat

Member
Ðề: Phần 2 - Tôi đã bảo vệ hệ thống lưu trữ dữ liệu HD của mình như thế nào

Cám ơn bác Thanksforsharing
Em từng lăn tăn rất nhiều về backup dữ liệu.
Giải pháp RAID 0, 5 được em xem xét nhiều lần nhưng cuối cùng vẫn bỏ qua vì không thể bảo đảm dữ liệu của em an toàn được. Cuối cùng em phải chấp nhận dùng một ổ cứng để tạo bản backup những dữ liệu quan trọng nhất mà thôi.
Cho đến khi một ổ cứng của em ra đi, cũng may là do ổ này đã rất cũ (hơn 8 năm) nên em cũng không chứa dữ liệu quá quan trọng lên nó, em bắt đầu nghiên cứu giải pháp của bác Thanksforsharing, và thật sự nó là cái em cần.
Sau 2 tuần dọn dẹp dữ liệu, em bắt đầu thực hiện snapraid. Quả thật, thời gian thực hiện snapraid chỉ mất khoảng 4h đồng hồ bao gồm việc tìm hiểu, cấu hình, thử nghiệm các lệnh và thêm khoảng 6h đồng hồ nữa để tạo parity. Tốn thời gian thật sự chính là dọn dẹp ổ cứng lại cho gọn gàng và tối ưu trước khi thực hiện snapraid.
Snapraid thật sự thần kỳ khi em chỉ cần một đĩa cứng 2TB mà có thể sao lưu được 6TB dữ liệu. Hiện tại em sao lưu 2 lớp:
- Tất cả dữ liệu có size lớn (từ vài MB trở lên) backup bằng snapraid
- Những dữ liệu rất quan trọng còn được tạo thêm 1 bản backup bằng ổ cứng usb bên ngoài.

Sau khi rà soát lại nguyên nhân ổ cứng bị hỏng, em phát hiện khả năng lớn là do nguồn điện không đủ. Lỗi là do em không tính toán kỹ tải tiêu thụ nên mặc dù dùng nguồn chất lượng tốt ACbell 510W nhưng vẫn không đủ cấp điện (thỉnh thoảng khi nhu cầu tải lên cao) và 1 em HDD ra đi. Do vậy em lưu ý các bác nên đầu tư nguồn điện dư dả một chút.

Hiện tại, nhược điểm của snapraid mà em thấy còn 2 vấn đề sau:
- Lệnh "snapraid fix" không hiểu được đường dẫn, tên file, tên thư mục có khoảng trắng
- Lệnh "snapraid fix" không hiểu được đường dẫn, tên file, tên thư mục có dấu tiếng Việt
Do vậy, khi phục hồi, không thể gõ tên chính xác file, thư mục cần phục hồi mà chỉ có thể dùng kí tự đại diện *. Điều này làm giảm đáng kể độ chính xác của quá trình phục hồi.
 
Bên trên