Công ty OpenAI phát triển chatbot ChatGPT hôm 11-4 cho biết họ sẽ trao thưởng lên tới 20.000 USD cho người dùng báo cáo các lỗ hổng trong hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) của họ.
Chương trình OpenAI Bug Bounty, được công bố hôm 11-4, sẽ trao thưởng cho người dùng dựa trên mức độ nghiêm trọng của lỗi mà họ phát hiện, với phần thưởng có giá trị từ 200 USD cho mỗi lỗ hổng.
Các công ty công nghệ thường sử dụng các chương trình tiền thưởng để khuyến khích các lập trình viên và "tin tặc mũ trắng" tìm kiếm lỗi trong hệ thống phần mềm của họ.
Ông Sam Altman, Giám đốc điều hành Công ty OpenAI, phát biểu với giới truyền thông sau cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại thủ đô Tokyo hôm 10-4. Ảnh: Kyodo
Theo thông tin chi tiết trên nền tảng tiền thưởng phát hiện lỗi Bugcrowd, OpenAI đã mời các nhà nghiên cứu xem xét chức năng nhất định của ChatGPT cũng như khuôn khổ về cách các hệ thống của OpenAI giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng của bên thứ 3.
Theo hãng tin Reuters, chương trình tiền thưởng không bao gồm nội dung không chính xác hoặc độc hại do các hệ thống OpenAI tạo ra.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi ChatGPT bị cấm ở Ý vì nghi ngờ vi phạm các quy tắc về quyền riêng tư, khiến các cơ quan quản lý ở các quốc gia châu Âu khác nghiên cứu kỹ hơn các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung.
ChatGPT của OpenAI do Tập đoàn Microsoft rót vốn đầu tư đã gây bão trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt vào tháng 11-2022. Đầu tuần này, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman đã gặp Thủ tướng Kishida Fumio trong chuyến thăm Nhật Bản. Giám đốc điều hành Altman cho biết OpenAI đang xem xét mở văn phòng và tăng cường hoạt động tại Nhật Bản trong thời gian tới.
Bên ngoài Nhật Bản, nhiều người đang bày tỏ nỗi lo khi chứng kiến AI được sử dụng quá nhanh. Mới đây, hơn 1.100 người hoạt động trong ngành này đã ký bản kiến nghị kêu gọi tạm dừng phát triển những hệ thống AI mạnh mẽ cho đến khi có các giao thức an toàn chung.
Giới chuyên gia an ninh mạng cảnh báo về nguy cơ chatbot tích hợp AI được sử dụng để viết email lừa đảo hoặc phần mềm độc hại. Họ cũng cho rằng công nghệ này có thể giúp thực hiện các cuộc tấn công mạng bằng mã độc tống tiền.
Chương trình OpenAI Bug Bounty, được công bố hôm 11-4, sẽ trao thưởng cho người dùng dựa trên mức độ nghiêm trọng của lỗi mà họ phát hiện, với phần thưởng có giá trị từ 200 USD cho mỗi lỗ hổng.
Các công ty công nghệ thường sử dụng các chương trình tiền thưởng để khuyến khích các lập trình viên và "tin tặc mũ trắng" tìm kiếm lỗi trong hệ thống phần mềm của họ.
Ông Sam Altman, Giám đốc điều hành Công ty OpenAI, phát biểu với giới truyền thông sau cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại thủ đô Tokyo hôm 10-4. Ảnh: Kyodo
Theo thông tin chi tiết trên nền tảng tiền thưởng phát hiện lỗi Bugcrowd, OpenAI đã mời các nhà nghiên cứu xem xét chức năng nhất định của ChatGPT cũng như khuôn khổ về cách các hệ thống của OpenAI giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng của bên thứ 3.
Theo hãng tin Reuters, chương trình tiền thưởng không bao gồm nội dung không chính xác hoặc độc hại do các hệ thống OpenAI tạo ra.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi ChatGPT bị cấm ở Ý vì nghi ngờ vi phạm các quy tắc về quyền riêng tư, khiến các cơ quan quản lý ở các quốc gia châu Âu khác nghiên cứu kỹ hơn các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung.
ChatGPT của OpenAI do Tập đoàn Microsoft rót vốn đầu tư đã gây bão trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt vào tháng 11-2022. Đầu tuần này, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman đã gặp Thủ tướng Kishida Fumio trong chuyến thăm Nhật Bản. Giám đốc điều hành Altman cho biết OpenAI đang xem xét mở văn phòng và tăng cường hoạt động tại Nhật Bản trong thời gian tới.
Bên ngoài Nhật Bản, nhiều người đang bày tỏ nỗi lo khi chứng kiến AI được sử dụng quá nhanh. Mới đây, hơn 1.100 người hoạt động trong ngành này đã ký bản kiến nghị kêu gọi tạm dừng phát triển những hệ thống AI mạnh mẽ cho đến khi có các giao thức an toàn chung.
Giới chuyên gia an ninh mạng cảnh báo về nguy cơ chatbot tích hợp AI được sử dụng để viết email lừa đảo hoặc phần mềm độc hại. Họ cũng cho rằng công nghệ này có thể giúp thực hiện các cuộc tấn công mạng bằng mã độc tống tiền.
Theo Genk