Nguồn http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2009/03/3BA0CE4D/
Chúng ta thấy rõ ràng phe sản xuất LCD đang cố bảo vệ mình bằng những trò múa miệng rẻ tiền (sorry các bác fan LCD), với plasma thì chất lượng và độ bền nói lên tất cả, chẳng cần tung tin như thế (Chỉ tổ bị chửi):
Chúng ta thấy rõ ràng phe sản xuất LCD đang cố bảo vệ mình bằng những trò múa miệng rẻ tiền (sorry các bác fan LCD), với plasma thì chất lượng và độ bền nói lên tất cả, chẳng cần tung tin như thế (Chỉ tổ bị chửi):
Trong cả dãy tivi mỏng màn phẳng cao cấp hiệu Samsung của siêu thị Pico Plaza (Hà Nội), tivi LCD được trưng ra hơn chục mẫu đủ kích cỡ, độ phân giải khác nhau, người mua hàng chỉ nhìn thấy 3 chiếc plasma cùng mẫu 42 inch. Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim treo các "cỗ máy" plasma LG nặng nề thuộc model cũ có giá vài chục triệu nhưng chỉ để demo mà không bán và không gắn thông tin sản phẩm. Câu cửa miệng của nhân viên bán hàng hầu như là: "Anh/chị tìm mua tivi LCD bao nhiêu inch?"
Bác Thanh, một cán bộ về hưu ở Đống Đa (Hà Nội), mừng rỡ khi chỉ cho vợ chiếc tivi phẳng 32 inch có giá hơn 6 triệu. Nhưng khi nghe cô nhân viên cho biết đó là tivi plasma có công suất lớn, gây tốn điện, vợ bác lắc đầu: "Thôi, mua cái LCD cùng cỡ, đắt hơn một tí nhưng đỡ tốn điện hàng tháng. Sắp tăng giá điện rồi".
Những điểm yếu của plasma đánh đúng vào túi tiền của người tiêu dùng là độ bền kém hơn, mức tiêu thụ điện nhiều hơn, khiến phần lớn khách hàng đều phải cân nhắc khi mua. Ví dụ, một tivi LCD trung bình có tuổi thọ 60.000 giờ, tivi plasma chỉ đạt 30.000 giờ. Chưa kể, tivi plasma còn tạo ra nhiệt lượng lớn ở phía trước màn hình, gây nóng nực trong mùa hè, màn hình cứng dễ gãy vỡ hơn LCD.
"Tivi plasma thể hiện những hình ảnh chuyển động nhanh rất tốt nên thích hợp với những người mê chương trình thể thao hoặc chơi game hành động", một nhân viên bán hàng tư vấn. "Tuy nhiên, phần nhiều khách hàng lại mua tivi để xem các chương trình truyền hình đa dạng hơn nên họ chú ý nhiều đến các thông số phổ thông".
Khi tivi plasma lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khoảng 10 năm trước (trên thực tế công nghệ này được phát minh từ 1964), khẩu hiệu mà nhà sản xuất hướng tới là sẽ "dán" loại tivi này lên tường các gia đình trong vòng 50 năm. Dù vậy, trong vài năm "chung sống", LCD đã khiến plasma lâm vào thế bế tắc và các chuyên gia liên tục cảnh báo về sự "khai tử" của plasma trong vài năm nữa.
Các hãng công nghệ Pioneer và Vizio vừa chính thức tuyên bố loại bỏ plasma trong danh sách sản phẩm. Hitachi, Sony và Toshiba cho hay 2-3 năm qua, họ không theo đuổi plasma nữa. Văn phòng đại diện của Toshiba tại Hà Nội cho biết trong thời gian đầu họ nhập rất ít tivi plasma về Việt Nam và hiện tại không có sản phẩm nào.
Trên thế giới có 3 nhà sản xuất "chung thủy" với plasma là Panasonic với 39,1 % thị phần, Samsung 29,5% và LG 22,7%. Các gian trưng bày của Samsung tại Hà Nội hiện đã ngập tràn LCD, còn LG tỏ ra khá bám đuổi công nghệ này với nhiều mẫu cỡ trung (32 inch) để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Dù vậy, LG cũng nhận ra họ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan với plasma. Nam Yong, Giám đốc điều hành của hãng, cho hay LG đang xem xét tái cấu trúc mảng kinh doanh plasma vì công nghệ này đang trong giai đoạn rất khó khăn. Họ chưa thể chấm dứt sản xuất plasma trong vòng vài năm nữa nhưng thị trường không mấy khả quan, nhất là trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. "Chúng tôi thấy quyết định rút lui hay không với plasma thật không đơn giản. Phân khúc tivi phẳng cỡ nhỏ từ 47 inch trở xuống đã bị LCD chiếm ưu thế nhưng sản phẩm trên 50 inch vẫn tỏ ra khá cạnh tranh về giá cả", quan chức LG cho biết. "Nhưng điều trước mắt có thể thấy là đầu năm 2010, LG sẽ giảm dần đầu tư đối với plasma".
Trong năm 2008, kinh doanh plasma của LG sụt giảm 1,5% vì các loại tivi nói chung hạ giá rất mạnh. Trong khi đó, Panasonic, hãng sản xuất tivi plasma lớn nhất thế giới, tuyên bố sẽ giảm 1/3 sản lượng vào năm 2009.