Ðề: Nhẫn
Chữ Nhẫn trong văn hóa của người Đông phương luôn được ca ngợi là một phương châm kỳ diệu trong tất cả các cách đối nhân xử thế, là cánh cửa của mọi đức hạnh trong một con người.
Có người nói rằng: “Trong chữ Nhẫn của người Trung Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và những giọt máu. Do vậy các cụ nói sống phải biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn thì cơ sự mới lành”.
Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! – Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ Nhẫn trước tiên”.
Có khi Nhẫn là để yêu thương; có khi Nhẫn để tìm đường cho những lo toan, trắc trở gặp phải; có khi Nhẫn để tránh đụng chạm, xung đột với nhau; có khi Nhẫn là để thêm sự vị tha, lòng trắc ẩn, thêm bạn, bớt thù, để nhận ra trắng, đen… Nhưng chung quy lại, Nhẫn có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính cuộc sống của mỗi người, cho cả thế giới này.
Nói chung là, bàn về cái này cũng rất khó để nói. Bởi, Nhẫn, đồng nghĩa sẽ là Nhịn và Nhường. Tôi thì có thể làm được cả hai là Nhịn và Nhường. Tuy nhiên, tôi không thích sự thiếu thẳng thắn, không chấp nhận được sự không trung thực, và sẽ không để ai chà đạp lên mình, càng không có chuyện sống với nhau bằng mặt mà không bằng lòng. Đối với tôi, một trái tim trung thực là sự khởi đầu cho một nhân cách trung thực, cho một tình bạn tốt đẹp, cho một gia đình êm ấm, cho một thế giới hòa bình.
Chắc chắn tôi không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người sống quanh mình. Nhưng chí ít, tôi có thể làm vừa lòng chính bản thân với những gì tôi đã hiểu. Đó là cách tôi lựa chọn.
Học cách để đối nhân xử thế là cái phải học cả đời. Và tôi thấy thật đáng tiếc cho những ai không chịu học cái môn trường đời này. Bởi tất cả mọi sự thành công hay thất bại trong cuộc đời, một phần lớn là do việc đối nhân xử thế. Và điều tôi thấy từ chính bản thân mình, phải học được chữ Nhẫn và chữ Tâm thì mới học được mọi điều khác.
Sưu tầm.
Khuyên người nhẫn nại ráng tu tâm
Tha thứ cho ai đã lỗi lầm
Nhịn được càng nhiều thêm đức hạnh
Nhường trên kính dưới đạo cao thâm
Khuyên người tu tỉnh nhiều công hạnh
Bố thí phóng sanh tạo phúc âm
Niệm Phật tham thiền công quả mãn
Tây phương hiện tại, khỏi đi tìm
Hòa Thượng Thích Giác Độ
Ý nghĩa của chữ NHẪN
Từ xa xưa, tổ tiên ta muốn các thế hệ con cháu luôn luôn nhớ và thực hiện đức tính “nhẫn” đã nghĩ ra cách, dùng kim loại chế tác một cái vòng xỏ vào ngón tay để luôn nhắc nhở ta, rèn luyện lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ sao cho tốt đẹp, gọi đó là cái “nhẫn”.
Thuở ban đầu, đời sống kinh tế còn thấp, nên nhẫn được làm bằng đồng thau, rồi tiến đến bằng bạc, và thế kỷ XX làm bằng vàng, hoặc nhẫn khảm đá quý.
Có điều đáng nói là, không ít người chỉ coi chiếc nhẫn là đồ trang sức, nhằm tô thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho con người, mà quên hẳn, thậm trí không biết đó là một thực thể, để nhắc ta luôn luôn nhớ đến việc thực thi đức “nhẫn” trong đời sống hàng ngày.
“Chữ NHẪN trên đầu ngọn cây”
Câu này đã được nghe lâu lắm rồi trong quá khứ. Quả thật không ngoa. Trong nhà Phật, đây là một pháp môn rất thù thắng, không mấy ai dễ gì làm được. Sự nhẫn nhục có thể mất hết cả một đời người để luyện tập. Khi đạt được rồi thì mới thấy cái huyền diệu của nó, mới ngộ ra được cái gì gọi là “ta”, và cái gì gọi là an lạc tư tâm và cho mọi người.
Có lúc, người ta cho rằng nhẫn nhịn là một sự thiệt thòi và nhục nhã…cũng đúng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn ở đây phải tùy trường hợp, cái mà gọi là tuy duyên. Đó đòi hỏi sự sáng suốt quyết đoán để đưa cái ích lợi cho mình và người…
Nếu người chẳng là ai và ta chẳng là ai, thể cái gì gọi là nhẫn, cái gì gọi là vinh, và cái gì gọi là nhục. Chỉ có những người trải nghiệm việc này thì tự cảm nhận được thôi.
”Kiên Nhẫn ”
* Hãy chịu đựng chứ đừng kêu than những gì không thể thay đổi được .
( P.Syrus )
* Kiên nhẫn là đức can đảm thứ hai của con người .
( Antonio de Solis )
* Kiên nhẫn là nghệ thuật của hy vọng .
( Vauvenargues)
* Đường dài trăm dặm ,đã đi được chín chục , cũng chỉ một nữa .
( Chiến Quốc sách )
* Cố công mài sắt có ngày nên kim .
( Tục ngữ VN )
* Bất hạnh thay những ai không có tính kiên nhẫn .
( Shakespeare)
* Không phải là sức mạnh mà là do lòng kiên nhẫn đã làm nên những công trình vĩ đại .
( S.Johnson )
* Sự kiên nhẫn đối với tâm hồn giống như một kho tàng giấu kín .
Sưu tầm trên internet
đọc hết những dòng chữ trên là bạn đã kiên nhẫn được một chút rồi đấy!