Nhân dịp sắp đến nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, có đôi dòng tản mạn về “Người Hà Nội”, “giọng Hà Nội” và tiếng Việt của chúng ta.
Nói ngọng là một tật trong phát âm khi con người phát âm sai một số âm.
Việt Nam nhiều địa phương còn nói ngọng. Miền Bắc nhiều vùng nói ngọng, cái này phải công nhận. Có người nói ngọng và viết cũng sai chính tả. Những người này học vấn thấp nên không có gì ngạc nhiên. Nhưng cũng có nhiều người dù có học vấn, viết không sai chính tả nhưng nói vẫn ngọng. Đấy là do từ bé đã thế, không ai uốn nắn, lớn lên rồi nó thành một cái tật cực khó sửa, nếu không muốn nói là không thể sửa. Những người như thế đa số là có nguồn gốc nông thôn, có khi cả làng ngọng, nên nói cùng ngọng như nhau thấy bình thường. Có nơi thì ngọng dấu thanh. “Cái nơ ngắn cũn cỡn trên mũ rơi xuống rãnh” thì nói là “Cái nơ ngắn cún cớn trên mú rơi xuống ránh”. Có nơi ngọng nguyên âm. “Cọc buộc trâu”, “đi học”, “trời nóng” thì nói là “cặc buộc trâu”, “đi hặc”, “trời nắng”….
Tuy nhiên cũng không có vùng nào mà phát âm chuẩn xác tuyệt đối. Ta tạm coi giọng của người Hà Nội là giọng chuẩn, không ngọng.
Người Hà Nội chuẩn thì không nói ngọng. Nhưng để được gọi là "Người Hà Nội" đúng nghĩa thì phải là đời thứ 3 trở lên sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ví dụ đời cụ nội gốc Thanh Hóa, di cư ra HN. Đời ông nội, đời bố, đời mình cũng sinh ra ở Hà Nội thì mới là "Người Hà Nội". Tại sao lại nhiêu khê và mất thời gian như thế ư? Là vì phải như thế thì mối liên hệ, sự chịu ảnh hưởng về văn hóa, ngôn ngữ, tâm lí … của các địa phương vùng miền khác mới phai nhạt và mới hấp thu được các tinh hoa của văn hóa Thăng Long. Có bạn sẽ bĩu môi: "Người HN" là cái gì mà ghê gớm thế? Thế chả lẽ người vùng miền khác không là người, không có giá trị gì hay sao?
Tôi trả lời luôn: Ở đâu cũng là người VN, mỗi vùng có nét đẹp riêng của nó, con người tốt đẹp thì đâu cũng có giá trị xứng đáng. Nhưng gọi là "Người Hà Nội" vì Hà Nội có những nét riêng của Hà Nội, gọi thế để phân biệt với những nơi khác, thế thôi.
Người HN không nói ngọng. Đó là một điểm dễ thấy. Nhưng nhiều bạn cố cãi chày cối rằng Người HN vẫn ngọng đấy thôi. Bằng chứng là phát âm như nhau giữa "s" và "x", giữa "tr" và "ch", giữa “r” và “d”... Xin thưa rằng: đấy là do thói quen trong phát âm. Người HN muốn phát âm chuẩn xác thì không khó, chỉ cần để ý uốn lưỡi khi phát âm những phụ âm đó là sẽ đúng chuẩn. Nhưng những ai mà ngọng, ví dụ "n" với "l", ngọng thanh “~” với thanh “sắc” bảo họ cố phát âm chuẩn xem có được không? Tôi biết có những ông làm tới chức khá to, học vấn cũng được. Tóm lại là không phải ngu si dốt nát gì, nhưng khổ nỗi xuất thân làng quê nói ngọng, lớn lên không sửa nổi. Cố sửa đến uốn gãy cả lưỡi, méo cả mồm vẫn ngọng. Cuối cùng đành chịu thua. Trước khi ông phát biểu, viết diễn văn đã hạn chế tối đa, tìm những từ nào mình dễ ngọng để thay thế bằng từ khác rồi mà vẫn làm đại biểu ngồi nghe bấm bụng cười.
Bây giờ, để ý, tôi thấy tình hình sửa ngọng ở các địa phương đã khá hơn nhiều. Sửa ngọng chứ không phải là "pha tiếng". Có người ấu trĩ cực đoan cứ khư khư "chém cha không bằng pha tiếng". Sửa ngọng không phải là làm mất đi những nét đặc trưng về ngữ âm, ngữ điệu, cách nói chuyện, cách dùng từ địa phương ở một số vùng miền. Tật nói ngọng được cải thiện nhờ sự đóng góp của nhiều bộ phận: nhà trường, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là TV và Radio. Hàng ngày, tiếng nói của phát thanh viên, biên tập viên đến với mọi vùng miền và nhờ đó mọi người có căn cứ giọng nói chuẩn để mà điều chỉnh, tất nhiên là từ từ, dần dần nhưng nó diễn ra một cách tự nhiên. Cũng nhờ đó mà giọng Hà Nội (hay nói đúng hơn là cách phát âm, cách nói của Người Hà Nội) được phổ biến và được xem như chuẩn. Tôi không phủ nhận giọng Hà Nội còn chưa chuẩn ở các phụ âm "S"-"X", "TR"-"CH", “R”-“D”… nhưng dù có hạn chế đó, nghe giọng HN vẫn dễ hiểu hơn giọng nói ở các vùng miền khác. Ví dụ khi một Người HN và một người miền Tây Nam bộ nói chuyện với nhau, chắc chắn những từ, những câu Người HN nói, người miền Tây Nam Bộ nghe đều dễ hiểu nhưng ngược lại, người Tây Nam Bộ nói thì chưa chắc. Chả thế mà bây giờ khi các ca sĩ khi hát, dù người gốc miền nào cũng đều dùng giọng bắc (giọng HN) còn khi nói chuyện thì vẫn giữ giọng gốc (ngoại trừ hát dân ca, vọng cổ nhé).
Những khác biệt về tiếng nói của người VN trên khắp cả nước là do có sự cách trở địa lí vùng miền lâu dài tạo ra từ xưa, và với điều kiện khó khăn trở ngại cho sự giao lưu xưa kia mà thành. Nhưng ngày nay nó lại bị xóa mờ bởi những nhân tố hiện đại như phát thanh, truyền hình, âm nhạc, giao thông vận tải...
Về cá nhân tôi, khi nói và viết đều cẩn thận, đặc biệt là khi viết. Tôi cẩn thận và nghiêm túc với từng câu chữ của mình. Xưa khi làm văn, viết nghị luận, bình thơ ca... đều đọc cẩn thận từng câu chữ của mình trước khi nộp bài (nếu còn thời gian). Từ lúc tham gia nhiều diễn đàn cũng rất bức xúc với việc tiếng mẹ đẻ của chúng ta bị một bộ phận trong giới trẻ (đúng ra là bọn trẻ con) làm méo mó biến dạng. Lâu dần có lúc mình hùa theo cũng viết theo kiểu nói ngọng để trêu đùa anh em, đến khi bị nhắc nhở mới giật mình. Đúng là người lớn không làm gương thì bảo sao được con nít.
Các bác có đồng ý rằng từ sau này sẽ làm gương nói đúng và viết đúng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không? Lớn rồi phải gương mẫu cho con em nó nhìn vào, nó học tập chứ.
Nói ngọng là một tật trong phát âm khi con người phát âm sai một số âm.
Việt Nam nhiều địa phương còn nói ngọng. Miền Bắc nhiều vùng nói ngọng, cái này phải công nhận. Có người nói ngọng và viết cũng sai chính tả. Những người này học vấn thấp nên không có gì ngạc nhiên. Nhưng cũng có nhiều người dù có học vấn, viết không sai chính tả nhưng nói vẫn ngọng. Đấy là do từ bé đã thế, không ai uốn nắn, lớn lên rồi nó thành một cái tật cực khó sửa, nếu không muốn nói là không thể sửa. Những người như thế đa số là có nguồn gốc nông thôn, có khi cả làng ngọng, nên nói cùng ngọng như nhau thấy bình thường. Có nơi thì ngọng dấu thanh. “Cái nơ ngắn cũn cỡn trên mũ rơi xuống rãnh” thì nói là “Cái nơ ngắn cún cớn trên mú rơi xuống ránh”. Có nơi ngọng nguyên âm. “Cọc buộc trâu”, “đi học”, “trời nóng” thì nói là “cặc buộc trâu”, “đi hặc”, “trời nắng”….
Tuy nhiên cũng không có vùng nào mà phát âm chuẩn xác tuyệt đối. Ta tạm coi giọng của người Hà Nội là giọng chuẩn, không ngọng.
Người Hà Nội chuẩn thì không nói ngọng. Nhưng để được gọi là "Người Hà Nội" đúng nghĩa thì phải là đời thứ 3 trở lên sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ví dụ đời cụ nội gốc Thanh Hóa, di cư ra HN. Đời ông nội, đời bố, đời mình cũng sinh ra ở Hà Nội thì mới là "Người Hà Nội". Tại sao lại nhiêu khê và mất thời gian như thế ư? Là vì phải như thế thì mối liên hệ, sự chịu ảnh hưởng về văn hóa, ngôn ngữ, tâm lí … của các địa phương vùng miền khác mới phai nhạt và mới hấp thu được các tinh hoa của văn hóa Thăng Long. Có bạn sẽ bĩu môi: "Người HN" là cái gì mà ghê gớm thế? Thế chả lẽ người vùng miền khác không là người, không có giá trị gì hay sao?
Tôi trả lời luôn: Ở đâu cũng là người VN, mỗi vùng có nét đẹp riêng của nó, con người tốt đẹp thì đâu cũng có giá trị xứng đáng. Nhưng gọi là "Người Hà Nội" vì Hà Nội có những nét riêng của Hà Nội, gọi thế để phân biệt với những nơi khác, thế thôi.
Người HN không nói ngọng. Đó là một điểm dễ thấy. Nhưng nhiều bạn cố cãi chày cối rằng Người HN vẫn ngọng đấy thôi. Bằng chứng là phát âm như nhau giữa "s" và "x", giữa "tr" và "ch", giữa “r” và “d”... Xin thưa rằng: đấy là do thói quen trong phát âm. Người HN muốn phát âm chuẩn xác thì không khó, chỉ cần để ý uốn lưỡi khi phát âm những phụ âm đó là sẽ đúng chuẩn. Nhưng những ai mà ngọng, ví dụ "n" với "l", ngọng thanh “~” với thanh “sắc” bảo họ cố phát âm chuẩn xem có được không? Tôi biết có những ông làm tới chức khá to, học vấn cũng được. Tóm lại là không phải ngu si dốt nát gì, nhưng khổ nỗi xuất thân làng quê nói ngọng, lớn lên không sửa nổi. Cố sửa đến uốn gãy cả lưỡi, méo cả mồm vẫn ngọng. Cuối cùng đành chịu thua. Trước khi ông phát biểu, viết diễn văn đã hạn chế tối đa, tìm những từ nào mình dễ ngọng để thay thế bằng từ khác rồi mà vẫn làm đại biểu ngồi nghe bấm bụng cười.
Bây giờ, để ý, tôi thấy tình hình sửa ngọng ở các địa phương đã khá hơn nhiều. Sửa ngọng chứ không phải là "pha tiếng". Có người ấu trĩ cực đoan cứ khư khư "chém cha không bằng pha tiếng". Sửa ngọng không phải là làm mất đi những nét đặc trưng về ngữ âm, ngữ điệu, cách nói chuyện, cách dùng từ địa phương ở một số vùng miền. Tật nói ngọng được cải thiện nhờ sự đóng góp của nhiều bộ phận: nhà trường, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là TV và Radio. Hàng ngày, tiếng nói của phát thanh viên, biên tập viên đến với mọi vùng miền và nhờ đó mọi người có căn cứ giọng nói chuẩn để mà điều chỉnh, tất nhiên là từ từ, dần dần nhưng nó diễn ra một cách tự nhiên. Cũng nhờ đó mà giọng Hà Nội (hay nói đúng hơn là cách phát âm, cách nói của Người Hà Nội) được phổ biến và được xem như chuẩn. Tôi không phủ nhận giọng Hà Nội còn chưa chuẩn ở các phụ âm "S"-"X", "TR"-"CH", “R”-“D”… nhưng dù có hạn chế đó, nghe giọng HN vẫn dễ hiểu hơn giọng nói ở các vùng miền khác. Ví dụ khi một Người HN và một người miền Tây Nam bộ nói chuyện với nhau, chắc chắn những từ, những câu Người HN nói, người miền Tây Nam Bộ nghe đều dễ hiểu nhưng ngược lại, người Tây Nam Bộ nói thì chưa chắc. Chả thế mà bây giờ khi các ca sĩ khi hát, dù người gốc miền nào cũng đều dùng giọng bắc (giọng HN) còn khi nói chuyện thì vẫn giữ giọng gốc (ngoại trừ hát dân ca, vọng cổ nhé).
Những khác biệt về tiếng nói của người VN trên khắp cả nước là do có sự cách trở địa lí vùng miền lâu dài tạo ra từ xưa, và với điều kiện khó khăn trở ngại cho sự giao lưu xưa kia mà thành. Nhưng ngày nay nó lại bị xóa mờ bởi những nhân tố hiện đại như phát thanh, truyền hình, âm nhạc, giao thông vận tải...
Về cá nhân tôi, khi nói và viết đều cẩn thận, đặc biệt là khi viết. Tôi cẩn thận và nghiêm túc với từng câu chữ của mình. Xưa khi làm văn, viết nghị luận, bình thơ ca... đều đọc cẩn thận từng câu chữ của mình trước khi nộp bài (nếu còn thời gian). Từ lúc tham gia nhiều diễn đàn cũng rất bức xúc với việc tiếng mẹ đẻ của chúng ta bị một bộ phận trong giới trẻ (đúng ra là bọn trẻ con) làm méo mó biến dạng. Lâu dần có lúc mình hùa theo cũng viết theo kiểu nói ngọng để trêu đùa anh em, đến khi bị nhắc nhở mới giật mình. Đúng là người lớn không làm gương thì bảo sao được con nít.
Các bác có đồng ý rằng từ sau này sẽ làm gương nói đúng và viết đúng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không? Lớn rồi phải gương mẫu cho con em nó nhìn vào, nó học tập chứ.