Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận
Theo đánh giá hiện nay của em:
Dòng dưới 200 USD:
iDSD nano: Ưu điểm: chơi được tất cả các thể loại nhạc số. Chạy ổn định và bảo hành tốt. Về chất âm, đây là con DAC có chất âm mượt mà, analog nhất dưới 200 USD, đặc biệt là ở mid, dễ dàng phối ghép. Nhược điểm: ở mức tiền này, nếu chất âm dễ nghe, ko bị digital thì những đặc điểm kĩ thuật như chi tiết và độ động, đặc biệt ở là ở bass và treble không được tốt, hơi khó thể hiện ra hồn được các tác phẩm có dàn nhạc lớn. Con DAC này giải mã PCM ok nhưng hoạt động tốt nhất khi nguồn nhạc được upsample lên DSD128 hay DSD256.
Schiit Modi 2 Uber: Ưu điểm: về kĩ thuật như chi tiết, độ động, con DAC này gần như là tốt nhất trong tầm giá, thậm chí vượt cả tầm giá này, đồng thời nếu so với những con DAC rẻ tiền dùng chip ES9018 như SMSL M8 thì treble của con DAC này nghe mượt, đỡ chói gắt hơn nhiều. Nhược điểm: chất âm trung tính nhưng vì là dòng rẻ tiền nên vẫn không loại bỏ được sự chói gắt ở treble, chất âm không được analog như iDSD nano nên nếu ghép với một số ampli kiểu Denon thì sẽ tôn sự chói gắt lên.
LH Labs Geek Out v2: Ưu điểm: chạy được tất cả các loại nhạc số. Nhỏ mà có võ, dùng chip ES9018 nhưng là loại mới AQ2M (chip này là con chip thử nghiệm cho dòng chip ES9028 mới ra) nên cũng không gặp nhiều vấn đề như những con ES9018 nguyên bản, đồng thời có filter minimum phase tự thiết kế (vốn không build in sẵn trên chip) giúp khắc phục các điểm yếu của chip Sabre. Chất âm trung tính, độ chi tiết ngang Modi 2 Uber nhưng mượt và analog hơn một chút. Nhược điểm: tầm giá này thì coi như không có điểm yếu. Về chất lượng âm thanh, con Geek Out v2 này ngang với những con DAC tốt nhất dòng 200-500 USD mà em sẽ kể ở dưới. Có điều là con DAC này không ổn định lắm, khá nhiều người báo lỗi trên head-fi nên anh em có muốn mua cũng nên cân nhắc. Lưu ý: do con DAC này không có cổng ra RCA nhưng lại có cổng ra balance TRRS cho headphone nên muốn đạt chất lượng tốt nhất khi nối với ampli thì cần 1 sợi dây TRRS to RCA.
2. Dòng 200-500 USD (Dòng này chất âm cũng không trội hơn dòng 200-500 USD, nên nếu định đầu tư thì nên chơi nhóm dưới 200 USD trước rồi tích tiền lên hẳn nhóm trên)
Mousai MSD192: Ưu điểm: dùng chip Wolfson với minimum phase cho chất âm trung tính, chi tiết tốt nhưng vẫn giữ được ưu điểm bass và giảm thiểu yếu điểm treble khô của chip Wolfson , chạy rất ổn định và dễ phối ghép. Nhược điểm: thật ra không cái gì quá mạnh cả, là một sự lựa chọn tuyệt vời khi giá dưới 400 USD (massdrop hay amazon hiện nay là 320 USD), nếu giá trên 400 USD thì nên xem xét lại.
Arcam IrDAC (version 1): Ưu điểm: dùng chip DAC PCM1796 của Bur Brown nên chất âm rất tốt ở mid, về chi tiết cũng ổn, có phần ổn hơn iDSD nano một chút, đặc biệt là khi chơi PCM. Nhược điểm: dùng nguồn xung SMPS nên rất cần nguồn một chiều 12V, nếu không chất âm sẽ hơi thô, cục, âm trường bị kéo hẹp.
Con Arcam irDAC version 2 em khuyên mọi người không nên lấy. Theo em, so với version 1, con version 2 chạy theo thị trường mà bỏ đi chất lượng âm thanh. Nói một cách thẳng thắn ra thiết kể con Arcam version 1 cũng ko quá tốt, có điều chip Bur Brown PCM1796 rất dễ chiều thành ra ko vấn đề gì. Sang version 2, vì chạy theo việc chơi DSD, Arcam buộc phải đổi sang chip ES9016, nên chất âm giờ rất chói gắt, bass cũng thiếu (đặc biệt là khi dùng cục chuyển đổi SMPS bán kèm)
Geek Out v2: như trên
3. Dòng 500-1000 USD:
Chord Mojo: Em út trong dòng DAC fpga của Chord, nhưng lại là con DAC có tỉ lệ p/p (chất lượng/giá thành) cao nhất trong các DAC của Chord. Điểm mạnh: chi tiết rất tốt nhưng có một điểm dị là hầu như không hề có chút gơn hay chói gắt ở treble, điều vốn khá thường gặp với DAC thiên về chi tiết trong tầm tiền này. Chất âm rất mượt trên toàn 3 dải. Nhược điểm: hơi có chút không tốt về độ động cũng như bass. Tỉ lệ âm bass so với treble không được cân bằng. Ghép nối tốt nhất với bộ dàn thiên tối.
Gustard X12: Hàng Tàu, dùng chip ES9018 nhưng có thiết kế mạch analog ko xử dụng OpAmp, mạch cấp nguồn cũng rất tốt. Ưu điểm: dù là dùng chip ES9018 nhưng được chỉnh sửa rất tốt qua mach analog, tiếng vẫn dày, bass có lực, treble không bị chói gắt quá. Tuy vậy, không như DAC của Yulong, độ động và độ chi tiết vẫn được đảm bảo. m trường rộng và thoáng.
Nhược điểm: Là DAC dùng chip ES9018 thì dù có cố gắng thế nào, thì yếu điểm của con chip này vẫn lộ ra. Đó là những nốt cao của tiếng piano vẫn bị mỏng và hơi gắt, tiếng bass dù có lực nhưng tốc độ và đặc biệt là cao độ (pitch) lẫn âm sắc của các nốt bass không được thể hiện rõ.
Schiit Bifrost Multibit: DAC rẻ nhất dùng kiểu R2R. Ưu điểm: điểm chung của DAC R2R là chất âm rất analog, mid siêu ngọt, âm hình cực tốt, về khoản này kể cả những con như Mojo và X12 cũng không bằng được. Một điểm mạnh nữa là bass, khỏe, sâu, rền nhưng rất rõ cao độ của các nốt bass, nghe cực kì thật, nói không ngoa thì hiếm DAC nào bất kể tầm giá có thể sánh được với chất bass của DAC dòng Multibit của Schiit. Nhược điểm: do chip R2R rất đắt nên con Bifrost chỉ sử dụng 1 chip 16bit, điều này khiên cho tính chi tiết khi giải mã nhạc 24bit không được tốt như Mojo hay X12. Hơn nữa, do chip R2R cũng đắt nên phần mạch analog thay vì dùng mạch discrete như Bifrost bình thường thì phải dùng OpAmp khiên treble không được ngọt. Hơn nữa, do đặc thù của chip R2R là tái hiện chân thực file nhạc nên nếu bản thu thu kém thì âm trường cũng bị hẹp, trái ngược với DAC dùng chip Delta Sigma có sử dụng thuật toán nội suy khi giải mã nên âm trường trong mọi trường hợp đều rất rộng rãi và ổn đinh. Vì 3 yếu điểm trên nên em hiện nay vẫn dùng DAC dùng chip ES9018, vì em nghe chủ yếu là nhạc cổ điển với khí nhạc lớn nên độ chi tiết cần đặt lên đầu. Nếu các bác nghe các thể loại không cần quá nhiều chi tiết thì con DAC này rất đáng giá.
Audio-GD DAC19: một DAC R2R khác, lần này là của hãng Tàu Audio Gd, bọn này làm đủ loại DAC từ Wolfson, ES9018 nhưng nổi nhất là dòng DAC R2R dùng chip DAC PCM1704K. Ưu nhược điểm: gần như Bifrost Multibit, chi tiết hơn một chút nhưng bass lại kém xa.
4. Dòng 1000-2000USD
Matrix X-Sabre: Cũng của Tàu, dùng chip ES9018. Có thể coi như là bản nâng cấp của Gustard X12. Điểm mạnh: Chi tiết, âm trường, độ động, bass đều rất ổn, gần như không chê gì được. Điểm yếu: tất cả đều tốt nhưng nếu so với những con DAC tầm trên như Auralic Vega, PS Audio Perfectwave thì vẫn không bằng. Độ động ở mid trong môt số trường hợp (ví dụ như cả dàn nhạc cùng chơi crescendo trong giao hưởng) không được tốt. Ngoài ra những yếu điểm cố hữu của chip ES9018 vẫn hiện hữu như đối với Gustard X12.
Gustard X20 ? bản nâng câps trức tiếp của X12, em chưa có điều kiện nghe con này nhưng với những gì con X12 làm được, em nghĩ chất lượng của nó cũng không thua kém gì Matrix X-Sabre
LHLabs Geek Pulse Infinity (giá mua mới cao hơn 2000 USD nhưng rất nhiều con cũ đang bán giá Indiegogo 1200 USD) Cũng dùng chip ES9018. Chất lượng hơi nhỉnh hơn NAD M51 và Matrix X-Sabre một chút. Có sử dụng filter riêng ko như Gustard và Matrix, đồng thời tất cả linh kiện đều được chọn bằng tay để có chất lượng cao nhất. Nhược điểm: hay có lỗi firmware, ko ổn định cho lắm. Cũng như cần 1 bộ nguồn một chiều 12V thay cho cục chuyển đổi SMPS đi kèm
NAD M51: Ưu điểm; giá dễ chịu, dễ thanh khoản,...Về chất âm cũng trung tính, rất chi tiết trên toàn ba giải. Cũng gần như không chê gì được trong tầm giá này. Bass vẫn có lực dù không bùng nổ. Nhược điểm: có chút vấn đề về độ động micro (microdynamic), ví dụ như tiếng piano khi nghe sĩ đánh hầu như có cảm giác bị cùng một cường độ.
Schiit Gungnir Multibit: Đàn anh của Bifrost Multibit. Ưu điểm: có các ưu điểm như Bifost Multibit. Dùng 4 chip R2R cao cấp hơn, thiết kế mạch balance dual mono, giúp khắc phục điểm yếu chi tiết, đồng thời giúp treble trở nên rất ngọt. Nhược điểm: yếu điểm âm trường vẫn tồn tại. Đánh giá chung: đây là con DAC dưới 2000 USD duy nhất có thể sánh với những con DAC của top trên, ở nhiều điểm như chất âm analog, độ động, tiếng bass thậm chí còn trội hơn những con DAC ngon của top trên như Auralic Vega, PS Audio Perfectwave, Chord Hugo,...
5. Dòng 2000-5000 USD:
PS Audio Perfectwave MkII (hiện chỉ còn mua cũ cỡ 2000 USD)
Auralic Vega : một trong khoảng 3 DAC tốt nhất dùng chip ES9018 hiên nay, tuyệt đối trung tính, độ động, chi tiết đều tuyệt vời, chỉ có nhược điểm duy nhất là cũng giống như Matrix X-Sabre, Gustard X12, LH Labs Geek Pulse Infinity.
Schiit Gungnir Multibit: như trên
Aqua Hifi La Scala: có thể gọi là bản nâng cấp của Audio GD DAC19, cũng dùng chip PCM1704K, chất âm analog gần như nhất quả đất, bù lại chi tiết không phải là hàng tốt nhất
Metrum Pavane: DAC NOS, chất âm còn analog hơn cả La Scala, yếu điểm như La Scala
Chord Hugo: em vốn không định đưa em này vào vì theo em dù chất âm khá tốt và dị nhưng con Hugo bị thối giá hơi quá. Nó chưa đựng những yếu điểm như Mojo (mà sau này Chord Dave đã sửa được) trong khi giá lại gấp hơn 4 lần.
Schiit Yggdrasil: phờ lác ship của Schiit, một phiên bản nâng cấp của Gungnir Multibit, về độ chi tiết gần như không có DAC nào bì kịp, nhất là những chỉ tiết nhỏ ở khi nghe khí nhạc lớn. Đồng thời vẫn giữ được chất âm analog. Có thể được đứng cạnh những DAC TOTL.
6. Dòng không giới hạn tiền (đến dòng này thì ko thể đánh giá được nữa, tất cả chỉ còn là phối ghép vì hầu hết các tiêu chí đã được đảm bảo, từ chi tiết, chất âm đến độ động)
Schiit Yggdrasil
TotalDAC D1 Tube
Lampizator Golden Gate
MSB Analog
Briscati M1
Berkeley Alpha Reference
Chord Dave
Light Harmonic Da Vinci