Hyper-V thật sự em chưa biết sẽ kết hợp với AO kiểu gì, vì em nhớ khi AO cài vào thì một trong những cái nó làm là tắt hỗ trợ máy ảo trên windows luôn.Em đang phân vân giữa việc dùng AO và JRiver với siêu dự án của bác @Thanhvo31 ạ
Về 2 dự án RPi và audio PC, thật sự ra mà nói với sức em và bác, cá nhân em cho rằng dự án RPi tốt hơn. Mấy cái can thiệp hệ điều hành như AO, xét cho cùng mà nói chỉ là để làm giảm thiệt hai lên âm thanh do cơ cấu chạy của windows lên thôi, những cái đó với linux headless, realtime-kernel và FIFO schedule thì đã đạt được từ lâu rồi. Quan trọng nhất trong việc làm transport là vấn đề phần cứng, đó là cấp nguồn, che chắn nhiễu, chống rung và phương thức xuất digital, thì với Raspberry Pi nó sẽ dễ dàng can thiệp sâu (do được công bố public toàn bộ schematic) và quan trọng hơn là thiết kế chuẩn cho nó dễ hơn nhiều so với computer PC thường (tiêu tốn ít điện hơn, nhiễu ít hơn nên phần nguồn và che chắn nhiễu cũng dễ làm tốt và sạch hơn). Mà quan điểm của em là "tuổi" (sức) nhỏ thì làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
Nói đi cũng phải nói lại, chơi PC Audio cũng tốt vì nó cho những tùy chọn mà RPi với phương thức "càng nhỏ càng tốt" không làm được, đó là cung cấp khả năng upsample lên DSD256/ DSD512 qua Signalyst HQPlayer rồi xuất ra DAC giải mã được DSD. Hoặc là để cho nhiều người đang quen dùng foobar đỡ phải chuyển sang cái khác . Có điều, thật sự mà nói thì để tối ưu cả phần cứng lẫn phần mềm một cách chuẩn chỉ cho PC Audio rất rất khó. Em đã theo và tìm hiểu về hướng này gần 3 năm từ 2013 đến 2016, nhưng thật sư để làm cho nó chuẩn thì quá tốn thời gian và đặc biệt là tiền bạc.
Chỉnh sửa lần cuối: