Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận
Với các thiết bị kiểu Cocktail X30 thì nó có các cách phát nhạc từ nó như sau:
1. Bác cắm thẳng ổ cứng vào để Cocktail xử lý và giải mã DAC ngay trong đó, sau đó xuất ra ampli: Dây LAN sẽ nối với router cho phép bác nghe radio, hay dùng youtube. Cách này là cách đơn giản nhất, nhưng em ko chắc về phần DAC trong con cocktail này có đảm bảo chất lượng ko. Vì em thấy phàm là đồ âm thanh, thứ gì càng tích hợp thì càng tiện nhưng cũng vì thế mà chất lượng từng phần sẽ ko phải là tốt nhất.
2. Bác dùng trình chơi nhạc trên máy tính hay laptop rồi nối với cocktail qua coaxial hay toslink, lúc này cocktail chỉ như một cái DAC. Đây là cách chơi phí phạm và đạt hiệu quả thấp nhất.
3. Bác nối trực tiếp ổ cứng với Cocktail để nó phát nhạc, sau đó dùng dây coaxial nối với DAC ngoài để DAC xử lý. Dây LAN vẫn nối với router.
Theo em đây là cách giản tiện và đạt hiệu quả có lẽ là cao nhất vì tận dụng được khả năng phát nhạc của cocktail (ko bị nhiễu như máy tính hay laptop), xuất ra coaxial đến DAC xử lý cũng là cách đạt hiệu quả cao và ko tốn kém thêm cho cách thiết bị ngoại vi như khi bác dùng USB. Dây LAN vẫn nối với router cũng cho phép bác kết nối với nguồn nhạc nằm trong máy tính. Nếu bác có nhạc DSD thì có thể dùng Jriver convert sang PCM rồi truyền qua Cocktail qua đường LAN, sau đó nối đến DAC rời theo coaxial.
Không có DAC nào kêt nối trực tiếp với cổng LAN bác ạ. Bản chất các thiết bị có cổng LAN mà tích hợp DAC(như cocktail hay PS Audio Perfectwave với Perfectwave bridge) là bản thân bên trong nó có một bo mạch chủ (gần như mini PC) chịu trách nhiệm convert tín hiệu từ ethernet (LAN) về tín hiệu SPDIF hay I2S rồi xuất ra ngoài hoặc xuất vào DAC nằm trong thiết bị đó.
Nếu theo quảng cáo thì xuất qua LAN có lợi thế là do tín hiệu LAN có sẵn galvanic isolation nên sẽ ko chịu ảnh hưởng của nguồn điện 5V+ như của USB nữa (đây cũng là yếu điểm cơ bản của USB). Tuy nhiên, kết nối LAN vẫn phát triển lắm với DAC rời hiện nay vì vấn đề phải lắp thêm một bo mạch nữa trong DAC. Với DAC rẻ tiền thì cái đó đội chi phí lên sẽ rất lớn. Với DAC đắt tiền thì những người thiết kế luôn chú trọng đến chất lượng âm thanh nên khi lắp thêm 1 cái bo mạch nữa sẽ mất rất nhiều công xử lý, thứ nhất là giải quyết phần nguồn điện để làm sao bo mạch đó ko gây nhiễu đến các bộ phần còn lại, thứ hai là lập trình để thích ứng với protocol của LAN (mà cái đó thì thay đổi liên tục phụ thuộc vào hệ điều hành,...).
Vì vậy cho nên kết nối LAN hiện nay chỉ đang phát triển bởi các hãng như Cocktail, Sonos, Onkyo, Pioneer những hãng sản xuất thiết bị phát nhạc kiểu trọn gói hoặc cho các thiết bị thuần túy mang tính transport phát nhạc như một số đầu phát HD hay các thiết bị streamer ra đời thời gian tới như microRendu
Cá nhân em thì em đang dùng cách LAN, nhưng có phần hơi khác. Đó là máy tính lớn phát nhạc qua JPLAY/HQPlayer, khi đó các tác vụ nặng nề của việc xử lý nhạc như dithering, load nhạc sẽ được thực hiện ở máy tính mạnh. Tín hiệu sau khi được xử lý sẽ truyền đến Laptop qua JPlaystreamer theo đường LAN (đường LAN này riêng, ko liên quan đến router) vào RAM ở laptop, sau đó được xuất ra USB đến DDC/DAC. Cách này thay vì xuất ở cổng USB của máy tính lớn vốn đang dùng làm vô số việc, ảnh hưởng của nguồn xung thì xuất ra ở USB của Laptop (vốn được cài windows server 2012, chạy fidelizer free và JPLAY ở mức cao nhất, tắt hết các tác vụ ko cần thiết, tắt cả màn hình và bàn phím để đạt trạng thái chạy nhẹ nhất) sẽ sạch sẽ hơn. Với kinh nghiệm của em thì nếu PC và laptop đều ko được thiết kế riêng phần cứng cho audio thì PC>DAC kém hơn PC>LAN>laptop>DAC (dùng JPLAY), dù rằng cách này có lẽ vẫn ko tốt bằng các bác mua hẳn những streamer tốt như cocktail, auralic aries, hoặc làm hẳn một PC phát nhạc xịn (nguồn linear, bo mạch USB rời xịn, Ram ít latency) có điều với em đỡ tốn kém (tận dụng được máy tính và laptop, chỉ phải mua JPLAY)
Còn về dùng wirelesss thì em ko chắc lắm, em là thằng khá là kị với dùng wireless trong audio, vì tín hiệu wireless rất dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau. Anh bạn cùng nhà có Chromecast phát phim mà hình ảnh trên màn hình máy tính so với hình ảnh trên TV qua chromecast đã thấy khác biệt khá rõ rồi (hình TV màu xấu hơn rõ rệt hơn).