Lossless đâu nhất thiết phải là CD, như welcher nói, hiện các bài nhạc dùng định dạng không nén như FLAC đang là xu hướng.
Vậy vấn đề ở đây là gì?
Ngắn gọn lại, tất cả đều liên quan đến dữ liệu âm thanh. Càng nhiều dữ liệu, chất lượng âm thanh càng cao, nhưng theo đó dung lượng các bài nhạc lại càng lớn, khó phù hợp đối với phần lớn người tiêu dùng. Đối với những người nghe bình thường, các bài nhạc MP3 trên Amazon hay AAC trên iTunes của Apple là đủ có chất lượng tốt bởi chúng được ghi với bit-rate cố định 256 Kb/giây.
Ngoài các bài nhạc bán trên web, 256 Kb/giây cũng là độ phân giải mã hóa mặc định của iTunes khi nén CD vào iTunes (tất nhiên người dùng vẫn có thể thay đổi). Các chương trình nghe nhạc khác như Windows Media Player, Winamp cũng vậy, dù cắt hay nén như thế nào, các bài nhạc 256 Kb/giây có vẻ như là lựa chọn tối ưu nhất giữa dung lượng và chất lượng, nghe tốt hơn hẳn các bài 128 Kb/giây mà dung lượng chỉ chiếm gấp đôi dung lượng vốn đã quá nhỏ gọn của bit-rate 128 Kb/giây thông thường.
Nhưng khi xét đến vấn đề chất lượng, có vẻ như ngay cả 256 Kb/giây vẫn chưa đủ. Các bài nhạc không nén độ phân giải cao 16-bit mới thực sự đạt chất lượng như CD (với bit-rate 1411 Kb/giây). Thậm chí ngày nay giới audiophile còn yêu cầu các bài nhạc với độ phân giải 24-bit mới đủ chỗ thể hiện đầy đủ những sáng tạo của các nghệ sĩ.
Tuy nhiên, để có các bài nhạc đạt "chất lượng CD", do không nén nên dung lượng các bài này lại khá lớn, thường gấp 10 lần các file nhạc MP3 hay AAC tùy thuộc vào bit-rate (khoảng 10MB cho mỗi phút âm nhạc so với chỉ chưa đầy 1MB của MP3 hay AAC), chưa kể các bài nhạc 24-bit còn tốn dung lượng nhiều hơn (khoảng 30MB/mỗi phút âm nhạc). Các bài nhạc không nén này có thể tồn tại dưới nhiều định dạng như FLAC, WAV, AIFF, hay Apple Lossless (mặc dù cả FLAC và Apple Lossless cũng nén dữ liệu nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh).
Như vậy, ở thời điểm hiện tại, để có chất lượng, hiện có hai vấn đề đối với các định dạng không nén: đó là dung lượng và băng thông. Mặc dù ổ cứng cơ đang ngày càng rẻ, nhưng các thiết bị di động vẫn còn những hạn chế nhất định bởi vẫn phụ thuộc vào ổ cứng thể rắn vốn có giá thành rất đắt đỏ, nhất là sự trở lại của các ổ này trong các thế hệ ultrabook hiện nay. Thời gian tải nhạc cũng là một vấn đề cần quan tâm bở lẽ tải một album nhạc không nén mất thời gian hơn nhiều so với việc tải MP3, và dung lượng lớn của các bài nhạc không nén sẽ làm hạn chế băng thông.
Rõ ràng bài nhạc có dung lượng càng lớn, chất lượng âm thanh càng được cải thiện. Các nghệ sĩ cho rằng khi tạo ra bản nhạc gốc có chất lượng tới 100% thì người tiêu dùng chỉ nhận được 5% chất lượng nếu họ nghe bằng nhạc MP3. Xét về kỹ thuật đơn thuần điều này cũng đúng, bởi lẽ một bài nhạc MP3 128 Kb/giây dài 3 phút chỉ tốn hơn 3MB, có thể mang đi khắp nơi do dung lượng chỉ bằng 1/10 tới 1/20 dung lượng âm thanh gốc không nén từ CD (30MB cho chất lượng CD 16-bit hay 100MB với chất lượng 24-bit của một bài nhạc 3 phút).
Trong thực tế, dù đã được nén và loại bỏ khá nhiều dữ liệu, hầu hết các dữ liệu cơ bản của một bài nhạc vẫn hiện hữu, đủ để tái hiện lại bản ghi âm. Phần lớn đối với hầu hết người nghe, nhất lại là khi họ vừa nghe nhạc vừa làm việc khác thì chất lượng 256Kbps hay thậm chí 128 Kb/giây cũng đã là quá đủ. Chính thuật toán mã hóa MP3 với tối ưu giữa chất lượng và dung lượng đã tạo một bước tiến đột phá khi nó ra đời vào khoảng giữa những năm 1990, đưa MP3 trở thành một tiêu chuẩn nhạc nén xuất sắc nhất thời đó.
Nhưng khi đầu tư một bộ loa hay một headphone đủ tốt, nếu nghe kỹ, bạn sẽ thấy ngay vấn đề chất lượng giữa nhạc nén và nhạc trên đĩa gốc. Bạn sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt trên bài nhạc MP3: âm trầm yếu hơn, bị lẫn âm giữa tiếng trống và tiếng guitar bass nếu chơi cùng nhau; tiếng chũm chọe nghe loãng…