Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

vietnhon

Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Rất đồng cảm, rất cảm ơn bạn vì bài viết này, đến giờ hàng ngày mỗi khi nghe nhạc, dòng nhạc này vẫn là sự lựa chọn đầu tiên và cũng có thể nói là duy nhất. Lúc mình mới biết nghe nhạc, ở quê mình những bài hát thế này vẫn chỉ nghe qua tivi mà thôi. Nhạc bây giờ mình thấy ngôn từ nó bị "làm sao" ấy.
 

paolo

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Có nhiều người chê cái tít của Symphony, nhưng tôi nghĩ bạn ấy giật tít đó là chuẩn đấy. Các chương trình ca nhạc bằng tiếng Việt trên thế giới này,có lẽ Thúy Nga là tôn trọng Lịch Sử và khán giả nhất, từ trang phục,âm thanh, biên đạo múa..theo nội dung,thời điểm của bài hát và có tham khảo các tác giả nếu còn sống.... Cách chọn bài như Thúy Nga thì chẳng có ca khúc nào nghèo về nội dung,kém về tiết tấu có thể lọt được vào chương trình của họ. Theo chủ quan của tôi, dù rất thích Đỗ Bảo và Trần Lê Quỳnh, nhưng nhạc sĩ Đức Trí có lẽ là nhạc sĩ gần đây nhất thật sự cho ra những tác phẩm có chất lượng cả về Ca và Từ.
 

kiss123

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Tôi tôn trọng tác giả bài viết cũng như bài viết, nhưng tôi tin là tác giả đã sai lầm.
Là người theo dõi kỹ lịch sử hình thành tân nhạc, tôi nói chắc là nhạc trẻ chẳng bao giờ chết. Lý do là, dù ở thời đại nào, nhạc trẻ là dành cho ... người trẻ. Bạn không tiêu hóa nổi nhạc trẻ của thời đại này vì bạn có thể chưa già nhưng về tâm thức thì bạn đã quá lứa rồi. Nhạc trẻ là của người trẻ, nó phản ảnh thế hệ trẻ cũng như thế hệ trẻ ảnh hưởng đến nhạc trẻ. Bạn không thuộc thế hệ trẻ hiện tại thì làm sao bạn thích nó được, vì thế hệ trẻ hiện tại là lý do nhạc trẻ tồn tại.
 

bobe

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Nếu e ko lầm thì ƯHP khai sinh ra nhạc thị trường phải ko các bác?

nhạc thị trường xuất phát từ những ca khúc mang yếu tố nhạc hoa lời việt từ thuở nào cơ.

Có những ca khúc mượn nhạc của nc ngoài, về viết rất tâm huyết, nhưng cũng có những ca khúc nó mang theo hướng thị trường. Cái ngày còn bé, chúng mình hay có 1 cụm từ rất hay nhắc đến là phim chưởng hay xã hội đen hồng Kong với những anh chàng tóc rẽ rất bảnh, 1 thuở chạy theo nhưng model đó, những ca khúc bắt chước nhạc Hoa xuất hiện từ đây để phù hợp với thị trường. Mình nhớ ko nhầm có 1 ca sỹ gì đó có album gần 100 % ca khúc đều có chữ nhạc hoa lời Việt...
Cả xã hội quay cuồng chạy theo các ca sỹ các bài hát vậy, nhạc việt dần dần mất chỗ đướng, vấn đề của nhạc Việt hay thứ nhạc mà các bạn bảo là nhạc nhẹ Việt Nam, thì luôn cần trải nghiệm thực tế mới thấm hết cái hay cái dở của bài. Nói thật, hồi bé mình ghét TCS lắm, nhưng mỗi ngày - có thể là do đú đởn tập nghe, nhưng mình càng lớn, càng thấm cái cay đắng, cái vị tôi tối u ám trong ca khúc của ông...
Và từ đó, làn sóng bắt chước nước ngoài, mất đi cái phong cách nhạc nhẹ đương đại manh nha - rồi từ h` là thứ nhạc ai cũng rõ. Nhạc việt chưa chết, vẫn còn đó những con người đi lần theo cái hương nhạc việt. Nhưng...
 

saver2012

Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Tuy mình không già, không chê nhạc trẻ và là một người nghe nhạc theo cảm xúc, không phải audiophile nhưng vẫn thấy rất ít cảm tình với nhạc trẻ, có những bài nhạc trẻ được đầu tư rất nhiều nhưng nghe 2 lần thì những ca từ của bài nhạc vẫn cứ trôi tuột đi, chẳng còn gì để nhớ cả, may ra lâu lâu mới bắt gặp dc một bài hay thì dù có nghe 1 lần mình vẫn nhớ
 

meamthanh11

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

vậy các bác chung tay dạy dỗ con e mình nghe phải bằng đầu óc suy nghĩ tí đi.mỗi người mỗi gia đình là hạt nhân tốt nhất đấy
 

lovemyta

New Member
Bác viết bài này người ta nói bác cổ hủ, hoài niệm quá.

Thời nào thế nấy, giờ là thời mở cửa, nhịp sống nhanh, âm nhạc cũng nghe như kiểu đi ăn nhà hàng đó, ăn chán thì chuyển nhà hàng.

Cứu vãn được nền nhạc Việt thì chẳng lẽ cắt hết Internet, tôi nghĩ chưa khi nào nhạc Việt Nam lại giao thoa mạnh mẽ với các âm nhạc khác đến vậy, mình bắt chước người có-giờ nó gọi là đạo, người bắt chước ta có-cũng gọi là đạo. Giống như cái mớ dây dựa lằng nhằng. Gỡ từ đâu giờ?

Tôi nghĩ không chỉ ở Việt Nam không đâu, bất cứ nơi nào ảnh hưởng của Internet, nhận thức con người thay đổi, thị hiếu thay đổi, âm nhạc thay đổi. Nhất là những nước đang phát triển, bản lĩnh văn hóa còn thấp vì ăn còn chưa xong.

Tóm lại là có 2 loại nhạc, nhạc để cảm và nhạc mì tôm. Chọn đi và nghe.
 

lovemyta

New Member
Nhạc Việt trẻ giờ đang Hàn hóa, sau giai đoạn Trung Hoa hóa và Đài Loan hóa những năm 2000-2004.
 

symphony

Well-Known Member
Tôi tôn trọng tác giả bài viết cũng như bài viết, nhưng tôi tin là tác giả đã sai lầm.
Là người theo dõi kỹ lịch sử hình thành tân nhạc, tôi nói chắc là nhạc trẻ chẳng bao giờ chết. Lý do là, dù ở thời đại nào, nhạc trẻ là dành cho ... người trẻ. Bạn không tiêu hóa nổi nhạc trẻ của thời đại này vì bạn có thể chưa già nhưng về tâm thức thì bạn đã quá lứa rồi. Nhạc trẻ là của người trẻ, nó phản ảnh thế hệ trẻ cũng như thế hệ trẻ ảnh hưởng đến nhạc trẻ. Bạn không thuộc thế hệ trẻ hiện tại thì làm sao bạn thích nó được, vì thế hệ trẻ hiện tại là lý do nhạc trẻ tồn tại.


Thì em cũng đã bảo là nhạc trẻ Việt Nam thực sự là chưa chết. Chỉ có điều là nó đã bị lu mờ bởi những thứ rẻ rúm và tưởng như chết rồi thôi.

...Sự thật là nhạc trẻ của Việt Nam không chết. Sử rẻ mạt của đĩa CD đã khiến cho thị trường âm nhạc không đủ đáp ứng nhu cầu của người nghe, và thế là âm nhạc đã trở nên rẻ mạt hơn để đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng. Những ca sĩ thị trường đã làm cho âm nhạc nghiêm túc bị lu mờ. Lu mờ đến nỗi mà nhiều người đã không nhận ra sự hiện diện của chúng hoặc đánh đồng chúng với phần rẻ rúm còn lại.

Tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện về sự lu mờ của nhạc trẻ Việt Nam trong câu chuyện tiếp theo...
 

votranh208

Active Member
Em góp 1 bài ạ
[video=youtube;1vsm6b7cQX4]http://www.youtube.com/watch?v=1vsm6b7cQX4[/video]
 
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Nhưng năm đầu 90 :)
[video=youtube;BHj8GziDm5U]http://www.youtube.com/watch?v=BHj8GziDm5U[/video]
 

hoangdua

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Mình cũng là 1 người thuộc thế thệ 9x ( cụ thể là 90 :) ) . Thật là may mắn khi mình được thưởng thức những Diva nổi tiếng của nước ta: Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Thanh Lam, Hồng Nhung ... Vừa rồi kiếm dc CD làn xóng xanh, Tình khúc Thanh Tùng 1 2, Áo trắng Tuyển chọn. Toàn Cd năm 98, 2000. nghe hay thật. lời ca nhẹ nhàng, mộc mạc, sâu lắng vs rất tình cảm :) ....
 

hoangdua

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Đừng nói với tôi là bạn không cảm thấy mùi hương nồng nàn hay nhớ một ai khi nghe “Hương ngọc lan” nhé! Còn tôi thì đang nổi da gà lên đây nè!
Em rất thích bình luận này của bác khi nghe Hương Ngọc Lan because em cũng có 1 cảm giác như vậy !
còn cả Em Mơ Về Anh nữa bác ak :) . như chạm vào tận cùng của cảm xúc ...
 

trongtan7411

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

ko thấy ai nhắc tới vtv bài hát tôi yêu nhỉ? hồi ấy mấy bài em nghe thấy rất hay và hầu như đó là chương trình duy nhất em biết tới nhạc trẻ qua tv,hhồi ấy nhà nghèo quá ko có nổi cassete nữa,chỉ có cái tv đen trắng thôi,mình nhớ rất nhiều bài hay như: còn ta với nồng nàn- quang dũng, ước gì - mỹ tâm ,sóng tình -mtv,........
rồi một số bài hát trong phim như : xin hãy tin em - mong ước kỷ niệm xưa,của để dành hay chhuyện nhà mộc,phía trước là bầu trời,............
những bài hát thòi sự,mang trong mình nhịp sống của xã hội đương thời nữa[video=youtube;IMaD1dWc-m4]http://www.youtube.com/watch?v=IMaD1dWc-m4&feature=player_detailpage[/video]
nghe lại vẫn thấy hay lắm
có ai như mình ko nhỉ?
 

paolo

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Tôi tôn trọng tác giả bài viết cũng như bài viết, nhưng tôi tin là tác giả đã sai lầm.
Là người theo dõi kỹ lịch sử hình thành tân nhạc, tôi nói chắc là nhạc trẻ chẳng bao giờ chết. Lý do là, dù ở thời đại nào, nhạc trẻ là dành cho ... người trẻ. Bạn không tiêu hóa nổi nhạc trẻ của thời đại này vì bạn có thể chưa già nhưng về tâm thức thì bạn đã quá lứa rồi. Nhạc trẻ là của người trẻ, nó phản ảnh thế hệ trẻ cũng như thế hệ trẻ ảnh hưởng đến nhạc trẻ. Bạn không thuộc thế hệ trẻ hiện tại thì làm sao bạn thích nó được, vì thế hệ trẻ hiện tại là lý do nhạc trẻ tồn tại.

Tôi không đồng ý khi bạn nói là: "Nhạc trẻ là của người trẻ, nó phản ảnh thế hệ trẻ cũng như thế hệ trẻ ảnh hưởng đến nhạc trẻ" Bạn đừng nghĩ là Nhạc trẻ thì người già không thích và ngược lại Nhạc "già" không có khán giả trẻ. Bạn viết những dòng trên chính tỏ bạn rất "Trẻ" trong cách nghĩ và có lẽ bạn là người dễ tính nữa. Nhưng tôi chắc chắn sẽ không cho con cháu tôi nghe các bài dạng như: "sao em ép anh phải..,người tôi yêu lại là em tôi.." Càng trẻ thì càng phải chỉ đường dẫn lối cho họ bạn ạ,làm phải ra làm,chơi phải ra chơi. Nghe những bản nhạc nước ngoài được phổ lời Việt của Phạm Duy, Nhật Ngân.. thật sự còn trân trọng hơn rất nhiều (dù nhạc chúng ta đi mượn). Nói thì rất nhiều, nhưng câu trả lời chính xác nhất bài hát hay hoặc dở.. đó là tuổi thọ của nó.
Tôi tặng bạn ca khúc dưới đây, bài hát rất trẻ, trẻ mãi mãi, nhắm mắt lại nghe nó bạn có thể thấy trẻ thơ,thấy tình yêu,thấy mùi vị,thấy cả cảnh đẹp nữa..những bài hát như thế này sẽ không bao giờ chết. Bạn có thể nhận ra ngay tên của bài hát,nhưng tôi tin rất nhiều người không biết được tuổi của nó đâu.
Buc Hoa Dong Que - Mat Ngoc (Chung ket chuong vang vong co) - YouTube
 
Chỉnh sửa lần cuối:

minhbinh

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Bây giwof lại thấy nhiều ca sĩ quay về hát Nhạc Vàng. Híc
 
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Mình cũng thuộc đời đầu thế hệ 9x nhưng lại rất thích nghe dòng nhạc nhẹ, quê hương, trữ tình. Và khi ai biết sở thích này cũng mình cũng nói như ông cụ non, nghe nhạc không phù hợp với lứa tuổi. Nhưng thật sự mình không thể nào nghe được dòng nhạc với ca từ sáo rỗng chẳng có ý nghĩa, và cũng không muốn nghe vì đi làm ở siêu thị điện máy suốt ngày mở nhạc kiểu này nghe nhức cả đầu về nhà muốn thư giãn tinh thần mà nghe dòng nhạc này chắc chết mất.

Nhạc nhẹ với ca từ nhẹ nhàng sâu lắng dễ đi vào lòng người nhưng hiện nay lại không còn nhiều người biết đến cũng có nhiều lý do. Ngày nay với xu thế phát triển người ta không còn phải theo hướng nhà đài phát gì thì mình xem đó mà là truyền hình theo yêu cầu của người sử dụng. Hàng loạt các kênh âm nhạc theo yêu cầu ra đời mà chủ yếu là phục vụ cho các "thượng đế" nhí sẵn sàng bỏ tiền ra để yêu cầu bài hát, để tên mình được lên sóng tv. Mà tuổi teen thì nào có bao giờ chịu nghe dòng nhạc nhẹ, đa phần là nhạc sôi động. Việt Nam là nước đang phát triển không hẳn nhà nào cũng có máy tính như Anh Em HD ta có thể chọn lựa thể loại nhạc để nghe mà hầu hết là thưởng thức qua tivi mà tivi toàn phát nhạc trẻ theo yêu cầu thì làm sao mà dòng nhạc nhẹ lại không bị dòng nhạc trẻ lấn át và dần vào quê lãng.


KỶ NIỆM THỜI GIAN - Thư Lê
[video=youtube;21y8dG672YU]http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&NR=1&v=21y8dG672YU[/video]
 

kiss123

Active Member
Ðề: Re: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Thì em cũng đã bảo là nhạc trẻ Việt Nam thực sự là chưa chết. Chỉ có điều là nó đã bị lu mờ bởi những thứ rẻ rúm và tưởng như chết rồi thôi.

Tôi cũng không đồng ý quan điểm này đâu. Cái mà chê rẻ rúm đó, thật sự nó là cái đặc trưng của thế hệ trẻ mà bạn không hiểu hoặc dung nạp được thôi.
 
Bên trên