Phần 1: http://www.hdvietnam.com/diendan/121-ban-luan-am-nhac/393215-dung-quen-van-con-mot-dong.html Ở bài viết về nhạc nhẹ lần trước, tôi đã mạn phép giải thích về nhạc trẻ và nhạc nhẹ, cũng như đưa ra một vài dẫn chứng về một nền âm nhạc đáng tự hào trong giai đoạn giữa thập kỷ 80 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Lúc đó, hầu hết các nhạc sĩ của chúng ta đã thoát khỏi những khuôn phép vốn tồn tại rất dai dẳng trước đó, để bước vào thời kỳ hòa nhập với nền âm nhạc hiện đại của thế giới. Tất nhiên, mỗi khi viết bài ở trên HDvietnam, tôi luôn quan niệm rằng những bài viết của tôi là quan điểm cá nhân, không phải là chân lý, do đó các bạn có thể tranh luận thoải mái, hay thậm chí là phủ định ý kiến của tôi mà không cần phải cả nể. Tôi yêu HDvietnam, và tôi cũng yêu các bạn. Như đã nói ở trong bài viết trước, tôi đã rất may mắn khi được sống và lớn lên trong cảnh huy hoàng và đổ nát của nền nhạc nhẹ Việt Nam. Tôi đã từng đắm mình trong những giai điệu quen thuộc của “Làn sóng xanh”, và cũng đã từng đau đớn biết nhường nào khi ngồi bên những người bạn của tôi và nghe họ “rên rỉ” một bài hát nhạc Hoa lời Việt vô nghĩa nào đó. Ở đây, tôi sẽ không định nói ra chân lý, mà tôi sẽ kể về câu chuyện của chính tôi. Còn nhớ đầu thập kỷ 90 và trước đó, niềm vui lớn nhất của tôi đó là được các anh chị lớn tuổi trong xóm dẫn đi xem văn công. Hồi đó, âm nhạc và phim ảnh đối với những đứa trẻ ở làng quê nghèo như chúng tôi là một thứ hoàn toàn xa lạ, xa xỉ và xa vời. Ngoài đám cưới hoặc các chương trình văn nghệ của xã thì chỉ có một vài đoàn văn công mới thỉnh thoảng đến xã tôi trình diễn. Đó quả là một ngày hội âm nhạc thực sự, nơi chúng tôi được sống và đắm mình trong một thế giới mà những giai điệu chính là không khí, chính là nước và thức ăn. Lớn lên một chút, tôi bắt đầu biết đến băng cát xét. Tuy nhiên, thật may mắn, khoảng những năm 1994 -1995, gia đình tôi được một người thân ở nước ngoài tặng một bộ giàn nghe nhạc của Technics, có khả năng đọc đĩa CD lẫn băng cát xét. Đấy quả là thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi. Tôi, bạn bè của tôi, người thân và thậm chí là những người không quen biết ở các xã bên vẫn thường nghe đi nghe lại các đĩa CD từ nước ngoài gửi về. Đó chủ yếu là nhạc disco, Modern Talking hay Boney M. Tất cả mọi người không hiểu các ca sĩ đang hát gì, nhưng mỗi khi đắm mình trong những giai điệu đó, họ quên hết mọi thứ. Có lẽ chính cái giàn âm thanh của gia đình tôi đã khiến cho nền nông nghiệp của xã nhà đi xuống một thời gian ư? Nghe có vẻ hài hước nhưng sự thật là gần như vậy. Hai chiếc loa phát nhạc vào mỗi buổi sáng từ 6h và chỉ chịu im lặng khi mọi người đã bắt đầu lên giường. Trừ những lúc mất điện (một chuyện rất phổ biến) thì thời gian còn lại chính là ngày hội của gia đình tôi và những gia đình xung quanh. Sau này khi tôi bắt đầu đến tuổi được gọi là trưởng thành, tức là biết hôn trộm cô nàng học cùng lớp thuở cấp 3, giàn âm thanh cũ kỹ đó vẫn là của tôi. Tôi gặp gỡ nhiều bạn bè hơn và rất nhiều người trong đó là con nhà khá giả. Chúng tôi bắt đầu trao đổi đĩa CD với nhau. Lúc đầu kho đĩa CD của chúng tôi vô cùng nghèo nàn, chủ yếu là Làn sóng xanh, Trịnh Công Sơn, nhạc Vàng và tất nhiên là cả Modern Talking, disco, Boney M... Thế rồi cái ngày đó cũng đến. Những chiếc đĩa CD ngày càng rẻ hơn. Chúng rẻ đến nỗi thay vì mượn đĩa CD của bạn bè, tôi thường gửi tiền để họ mua những CD yêu thích. Không chỉ đĩa CD, đầu đọc âm thanh, loa, amply và tất cả những thứ liên quan đều trở nên quá đỗi bình thường ở các làng quê. Vấn đề lúc này không phải làm sao để nghe nhạc mà là làm sao có nhạc để nghe. Sự thừa thãi của thiết bị âm thanh khiến cho nhu cầu nghe nhạc trở nên kinh khủng hơn bao giờ hết. Hàng xóm của tôi chỉ nghe những chiếc đĩa CD một vài lần, sau đó họ muốn trải nghiệm một thứ mới mẻ hơn, và lại nhanh chóng chán chường để tìm một thứ mới mẻ hơn nữa.... Âm nhạc trở nên quay cuồng và hỗn loạn. Để đáp ứng cơn khát âm thanh, một loạt các ông bầu xuất hiện. Họ tạo ra một thế hệ các ca sĩ và nhạc sĩ chuyên nhào nặn các bài hát của nước ngoài thành những bài hát lời Việt. Thậm chí, một bài hát còn có cả phiên bản 1, 2, 3, 4... nếu nó có giai điệu hợp với thị hiếu của số đông. Một điều khó tưởng tượng nếu như bạn không sống trong thời kỳ ấy. Sự thật là nhạc trẻ của Việt Nam không chết. Sử rẻ mạt của đĩa CD đã khiến cho thị trường âm nhạc không đủ đáp ứng nhu cầu của người nghe, và thế là âm nhạc đã trở nên rẻ mạt hơn để đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng. Những ca sĩ thị trường đã làm cho âm nhạc nghiêm túc bị lu mờ. Lu mờ đến nỗi mà nhiều người đã không nhận ra sự hiện diện của chúng hoặc đánh đồng chúng với phần rẻ rúm còn lại. Tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện về sự lu mờ của nhạc trẻ Việt Nam trong câu chuyện tiếp theo. Còn bây giờ, để nối tiếp phần trước, sẽ là những bài hát hay nhất trong giai đoạn từ giữa thập kỷ 80 đến cuối thập kỷ 90 mà tôi đã từng nghe. Những bài hát hay nhất của âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1985 đến 2000 (phần 2) 1. Cho em một ngày - Dương Thụ [video=youtube;lMTbLhsQC_8]http://www.youtube.com/watch?v=lMTbLhsQC_8[/video] Nhiều người ghét Lam. Tôi cũng ghét Lam, đặc biệt là giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, nếu chọn danh sách những nữ danh ca yêu thích thì tôi không ngần ngại điền tên Thanh Lam vào những hàng đầu tiên. Còn nhớ một đêm tối mùa đông, sau khi nghe Lam hát, tôi đã chạy như bay đến nhà một cô gái, chỉ để biết rằng cô ấy không lạnh, không nhớ tôi giống như cô gái trong bài hát ấy. 2.Như khúc tình ca - Nguyễn Ngọc Thiện [video=youtube;6z4tM5hEZLQ]http://www.youtube.com/watch?v=6z4tM5hEZLQ[/video] Phải thú thật, tôi đã từng sống và lớn lên ở một nông trường sát biên giới Việt Lào. Cái nắng chói chang, những chiếc áo bạc màu của thanh niên xung phong đã làm nên tuổi thơ của tôi. Rất nhiều lần tôi đã phải ứa nước mắt khi nghe lại bài hát của Nguyễn Ngọc Thiện. Lời ca giản dị nhưng lại quá thật và quá sâu sắc. Có lẽ tôi lại phải cất bài hát này ở một góc nào đó thật xa, để cho tâm mình không còn yếu đuối. 3. Hương ngọc lan - Lời: Dương Thụ, phổ nhạc: Anh Quân [video=youtube;mV2dpdNlXm8]http://www.youtube.com/watch?v=mV2dpdNlXm8[/video] Có lẽ không phải phàn nàn về giọng hát của Mỹ Linh trong bài hát này. Đây cũng chính là một trong những tác phẩm đã đưa Mỹ Linh lên thành nghệ sĩ nhạc nhẹ hàng đầu của Việt Nam. Đừng nói với tôi là bạn không cảm thấy mùi hương nồng nàn hay nhớ một ai khi nghe “Hương ngọc lan” nhé! Còn tôi thì đang nổi da gà lên đây nè! 4. Nơi ấy bình yên - Bảo Chấn [video=youtube;5lC-FFlV9qI]http://www.youtube.com/watch?v=5lC-FFlV9qI[/video] Lam Trường không phải là giọng hát yêu thích của tôi, nhưng ngược lại tôi luôn yêu mền các sáng của Bảo Chấn. Những bài hát của ông thực sự rất “trẻ”, ca từ đơn giản và âm điệu dễ nghe, đó là thứ âm nhạc tuyệt vời dành cho những ai đang bắt đầu với “sự nghiệp âm thanh”. 5.Một mình - Thanh Tùng [video=youtube;Pi1GsaeUoQE]http://www.youtube.com/watch?v=Pi1GsaeUoQE[/video] Thanh Tùng là một phần của tuổi trẻ tôi. Trong khi đó, giọng hát của Hồng Nhung luôn khiến tôi chết mê chết mệt. Còn nhớ lần đầu tiên nghe bài hát này, tôi gần như rụng rời chân tay, và cho đến bây giờ, giống như bác Namrau đã từng nói:
6. Sóng về đâu - Trịnh Công Sơn [video=youtube;sqmuhiMAcgY]http://www.youtube.com/watch?v=sqmuhiMAcgY[/video] Có lẽ nhiều người sẽ không đồng tình khi tôi xếp một bài hát của Trịnh Công Sơn trong danh sách này. Nhạc Trịnh sẽ phải là Nhạc Trịnh chứ không là một thể loại nhạc nào khác. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó, nhưng hãy để “Sóng về đâu” là một ngoại lệ bởi đơn giản nó là một trong những bài hát mà tôi thích nhất trong giai đoạn đó. Nó chính là thứ đã nâng đỡ và giúp tôi đứng lên mỗi khi vấp ngã. Rất nhiều người đã từng hát ca khúc này, nhưng đối với tôi, chỉ có Cẩm Vân và chính Trịnh Công Sơn mới mang đến được những cảm xúc, những nỗi niềm sâu thẳm nhất của “Sóng về đâu”. [video=youtube;WVnZUp4AUs4]http://www.youtube.com/watch?v=WVnZUp4AUs4&feature=related[/video] 7. Góc phố dịu dàng - Trần Minh Phi [video=youtube;_XqEdCezguM]http://www.youtube.com/watch?v=_XqEdCezguM[/video] Thật may mắn, thuở học sinh của tôi gắn liền với thời kỳ đẹp nhất của nhạc trẻ Việt Nam. Hồi đó, tôi thực sự chết mê chết mệt với 3 giọng ca này, họ hát giống như những thiên thần vậy, dịu dàng, thanh khiết và hồn nhiên đến bất ngờ. 8. Phố xa - Lê Quốc Thắng [video=youtube;lf1YEidw9Ik]http://www.youtube.com/watch?v=lf1YEidw9Ik[/video] Bạn đang tự hỏi tại sao “Phố xa” của Lê Quốc Thắng lại đầy tâm trạng như vậy ư? Đơn giản, đó là một câu chuyện thật được ông kể lại bằng thơ và bằng giai điệu. Câu chuyện kể về một chàng trai trong một lần tới thăm Đà Lạt đã bắt gặp và trộm yêu một bóng hồng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau này, khi rời xa thành phố đầy hoa đó, hình ảnh về cô gái đã in đậm vào trái tim và linh hồn anh, khiến anh không thể nào quên.... và thế là “Phố xa” được ra đời. 9. Vừa biết dấu yêu - Quốc Bảo [video=youtube;JDAGy98xYDU]http://www.youtube.com/watch?v=JDAGy98xYDU[/video] Đến tận bây giờ, mỗi khi nghe album “Tuổi 16” của Thư Lê là tôi không thể không nhớ về giọng ca mà tuôi đã từng vô cùng mến mộ. Không biết tại sao cô ấy lại rời bỏ âm nhạc của tôi để rẽ vào một con đường khác. Dù sao đi nữa, những bài hát đó chính là món quà quý giá nhất mà tôi từng có. 10. Xa rồi tuổi thơ - Ngọc Lễ [video=youtube;4Pbhob_zEL8]http://www.youtube.com/watch?v=4Pbhob_zEL8[/video] [video=youtube;BWQ6WNoqU2Y]http://www.youtube.com/watch?v=BWQ6WNoqU2Y&feature=related[/video] |