Khi cánh cửa tiến vào các thị trường khác ngày càng đóng chặt lại, cơn lũ xe điện giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường của quốc gia này.
Nước Úc đang đứng trước một thách thức lớn khi làn sóng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào thị trường. Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đồng loạt áp đặt các rào cản thương mại đối với xe điện Trung Quốc, thị trường Úc đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất ô tô điện của "đất nước tỷ dân".
Sự xuất hiện của các thương hiệu như BYD, Chery và Zeekr đang tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những mối đe dọa không chỉ với nền kinh tế mà còn là an ninh quốc gia của xứ sở kangaroo.
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước và quốc tế đang làm xe điện Trung Quốc trở nên quá thừa thãi
Tại châu Âu, sau cuộc điều tra về việc các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc được nhà nước trợ giá, Ủy ban châu Âu đã quyết định áp thuế lên tới 45,3% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả thuế nhập khẩu hiện hành. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đã nâng thuế suất đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm xe điện, từ 25% lên 100%, chưa kể thuế hải quan 2,5% áp dụng cho tất cả các loại xe nhập khẩu. Không chỉ vậy, Mỹ còn tăng thuế đối với pin lithium-ion và linh kiện pin từ 7,5% lên 25%.
Trong khi đó, với chính sách mở cửa và thiếu các hàng rào thuế quan, nước Úc đang vô tình biến mình thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất ô tô điện nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia xuất xứ phổ biến thứ ba về số lượng xe mới bán ra tại thị trường này, đặc biệt là trong phân khúc xe điện.
Shaun Westcott, Giám đốc điều hành của Mitsubishi Motors Australia, cảnh báo về nguy cơ "vô số thương hiệu mới với công suất dư thừa tìm cách đổ xe vào thị trường". Điều này đặt ra câu hỏi liệu Úc có đang trở thành bãi thải cho xe điện Trung Quốc hay không.
Đây cũng là lo ngại của Thượng nghị sĩ James Paterson trong quốc hội Úc đối với thị trường Úc, khi hàng loạt quốc gia khác đang hạn chế nhập khẩu mặt hàng này vì lo ngại an ninh. Bên cạnh đó, ông Paterson cũng cho thấy mối lo về vấn đề an ninh quốc gia khi gọi những chiếc xe điện này là "thiết bị nghe trộm của Trung Quốc".
Cùng chung nhận định trên là Đảng One Nation khi đưa ra cảnh báo rằng xe điện Trung Quốc có thể được trang bị công nghệ giám sát hoặc điều khiển từ xa, gây nguy hiểm cho an toàn đường phố. Báo cáo từ Mỹ và châu Âu cho thấy những chiếc xe này có khả năng bị kiểm soát bởi các thế lực nước ngoài.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng trợ giá mạnh cho các nhà sản xuất xe điện nội địa, tạo nên sự cạnh tranh không công bằng đối với các công ty Úc. Vì vậy, đảng One Nation kêu gọi chính phủ liên bang hành động khẩn cấp, siết chặt quy định nhập khẩu và áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt đối với xe điện từ Trung Quốc.
Không chỉ riêng Australia, EU cũng đang phải vật lộn với làn sóng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc. Liên minh này đã quyết định áp thuế hơn 35% lên xe điện Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo từ Bắc Kinh và nước Đức, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô nội địa - một trụ cột quan trọng của nền kinh tế EU.
Trước những thách thức này, Australia đang đứng trước một câu hỏi khó trả lời: tiếp tục chào đón xe điện giá rẻ để đáp ứng nhu cầu trước mắt, hay thắt chặt quy định và áp dụng các biện pháp bảo hộ như EU và Mỹ để bảo vệ an ninh cũng như nền kinh tế trong nước.
Theo Genk
Nước Úc đang đứng trước một thách thức lớn khi làn sóng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào thị trường. Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đồng loạt áp đặt các rào cản thương mại đối với xe điện Trung Quốc, thị trường Úc đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất ô tô điện của "đất nước tỷ dân".
Sự xuất hiện của các thương hiệu như BYD, Chery và Zeekr đang tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những mối đe dọa không chỉ với nền kinh tế mà còn là an ninh quốc gia của xứ sở kangaroo.
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước và quốc tế đang làm xe điện Trung Quốc trở nên quá thừa thãi
Tại châu Âu, sau cuộc điều tra về việc các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc được nhà nước trợ giá, Ủy ban châu Âu đã quyết định áp thuế lên tới 45,3% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả thuế nhập khẩu hiện hành. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đã nâng thuế suất đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm xe điện, từ 25% lên 100%, chưa kể thuế hải quan 2,5% áp dụng cho tất cả các loại xe nhập khẩu. Không chỉ vậy, Mỹ còn tăng thuế đối với pin lithium-ion và linh kiện pin từ 7,5% lên 25%.
Trong khi đó, với chính sách mở cửa và thiếu các hàng rào thuế quan, nước Úc đang vô tình biến mình thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất ô tô điện nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia xuất xứ phổ biến thứ ba về số lượng xe mới bán ra tại thị trường này, đặc biệt là trong phân khúc xe điện.
Shaun Westcott, Giám đốc điều hành của Mitsubishi Motors Australia, cảnh báo về nguy cơ "vô số thương hiệu mới với công suất dư thừa tìm cách đổ xe vào thị trường". Điều này đặt ra câu hỏi liệu Úc có đang trở thành bãi thải cho xe điện Trung Quốc hay không.
Đây cũng là lo ngại của Thượng nghị sĩ James Paterson trong quốc hội Úc đối với thị trường Úc, khi hàng loạt quốc gia khác đang hạn chế nhập khẩu mặt hàng này vì lo ngại an ninh. Bên cạnh đó, ông Paterson cũng cho thấy mối lo về vấn đề an ninh quốc gia khi gọi những chiếc xe điện này là "thiết bị nghe trộm của Trung Quốc".
Cùng chung nhận định trên là Đảng One Nation khi đưa ra cảnh báo rằng xe điện Trung Quốc có thể được trang bị công nghệ giám sát hoặc điều khiển từ xa, gây nguy hiểm cho an toàn đường phố. Báo cáo từ Mỹ và châu Âu cho thấy những chiếc xe này có khả năng bị kiểm soát bởi các thế lực nước ngoài.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng trợ giá mạnh cho các nhà sản xuất xe điện nội địa, tạo nên sự cạnh tranh không công bằng đối với các công ty Úc. Vì vậy, đảng One Nation kêu gọi chính phủ liên bang hành động khẩn cấp, siết chặt quy định nhập khẩu và áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt đối với xe điện từ Trung Quốc.
Không chỉ riêng Australia, EU cũng đang phải vật lộn với làn sóng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc. Liên minh này đã quyết định áp thuế hơn 35% lên xe điện Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo từ Bắc Kinh và nước Đức, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô nội địa - một trụ cột quan trọng của nền kinh tế EU.
Trước những thách thức này, Australia đang đứng trước một câu hỏi khó trả lời: tiếp tục chào đón xe điện giá rẻ để đáp ứng nhu cầu trước mắt, hay thắt chặt quy định và áp dụng các biện pháp bảo hộ như EU và Mỹ để bảo vệ an ninh cũng như nền kinh tế trong nước.
Theo Genk