Các nhà sản xuất xe ô tô điện của Trung Quốc đang đối diện với những cơ hội và thách thức lớn khi mở rộng ra thị trường quốc tế.
Theo một nghiên cứu mới từ Ernst & Young (EY - một hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh), các nhà xuất khẩu xe điện của Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế về chi phí sản phẩm của mình để vươn ra thị trường quốc tế, nhưng đồng thời phải đối mặt với vấn đề “thiếu lòng tin” và nhận thức về thương hiệu tại nhiều quốc gia.
Rào cản về niềm tin và thương hiệu
Khảo sát của EY chỉ ra rằng, có tới 35% người tiêu dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 30% ở châu Âu sẽ không chọn mua xe điện từ Trung Quốc, do thiếu niềm tin vào thương hiệu. Báo cáo này được trình bày trong "Chỉ số Người tiêu dùng Ô tô toàn cầu năm 2024" của EY, một báo cáo thường niên về ngành công nghiệp xe ô tô điện toàn cầu.
Một phần lý do dẫn đến tình trạng này là do người tiêu dùng tại nhiều quốc gia chưa hiểu rõ về các thương hiệu xe điện Trung Quốc. Hơn 20% người mua từ châu Á và châu Âu cho biết họ biết rất ít về các thương hiệu này, tạo ra rào cản cho việc mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tuổi tác của người tiêu dùng cũng có sự tương quan nhất định với mức độ tin tưởng vào các thương hiệu xe điện Trung Quốc. Theo khảo sát, 36% người thuộc thế hệ Gen Z coi niềm tin là yếu tố quan trọng khi mua xe, so với 41% của thế hệ millennials (những người sinh từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90). Điều này cho thấy, các thương hiệu xe điện Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng niềm tin, đặc biệt là ở những người tiêu dùng trẻ.
Thị trường xe ô tô điện toàn cầu: Đang chững lại
Báo cáo của EY còn cho biết, ý định mua xe ô tô điện trên toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại. Từ năm 2020 đến 2023, tỷ lệ người có kế hoạch mua xe ô tô điện đã tăng từ 30% lên 55%, nhưng hiện tại con số này chỉ dừng ở mức 58%. Nguyên nhân chính được cho là sự lo ngại về cơ sở hạ tầng trạm sạc chưa đáp ứng được nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu xe ô tô điện. Trong năm 2023, nước này đã xuất khẩu lượng xe điện trị giá khoảng 34,1 tỷ USD, nhờ vào mức giá thấp và khả năng cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với các thách thức từ các rào cản thương mại ngày càng gia tăng khi Mỹ đã tăng gấp bốn lần thuế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc lên mức 100% vào tháng 5 năm nay, trong khi châu Âu cũng đã áp dụng mức thuế lên tới 37,6% từ tháng 7 vừa qua.
Các nhà sản xuất Trung Quốc phản ứng thế nào?
Để đối phó với các thách thức từ thuế quan, nhiều nhà sản xuất xe ô tô điện Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào việc mở rộng năng lực sản xuất tại châu Âu. Theo báo cáo từ Fitch Ratings (một trong ba tổ chức xếp hạng thống kê được công nhận trên toàn Hoa Kỳ), các công ty lớn như BYD, Great Wall và SAIC Motor đang đẩy mạnh chiến lược phát triển tại khu vực này nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tại thị trường nội địa, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn rất ưa chuộng xe ô tô điện. Có tới 79% người mua ô tô mới tại Trung Quốc cho biết họ sẽ chọn một mẫu xe ô tô điện, so với mức trung bình toàn cầu là 58%. Ấn Độ cũng nổi lên là một thị trường tiềm năng khác với 73% người tiêu dùng dự định mua xe ô tô điện.
Xe Trung Quốc giảm giá liên tục tạo tâm lý e ngại
Tuy nhiên các mẫu xe ô tô điện Trung Quốc như Wuling Hongguang Mini EV tại Việt Nam và BYD tại Thái Lan đang gặp phải sự phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng, phần lớn bắt nguồn từ việc giá xe giảm liên tục sau một thời gian ngắn ra mắt. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của những chiếc xe đã mua mà còn gây ra sự bất an, khiến nhiều người do dự trước khi quyết định sở hữu xe điện. Tại Việt Nam, Wuling Hongguang Mini EV đã giảm giá mạnh, có phiên bản giảm tới hơn 50 triệu đồng chỉ sau vài tháng ra mắt. Điều này tạo cảm giác rằng giá xe sẽ tiếp tục giảm, khiến người mua trở nên thận trọng, họ có xu hướng chờ đợi các đợt giảm giá tiếp theo thay vì quyết định mua ngay lập tức.
Tại Thái Lan, tình hình tương tự cũng diễn ra với BYD khi mức giảm lên tới 340,000 baht (tương đương khoảng 233 triệu VNĐ) khiến nhiều khách hàng đã mua xe trước đó cảm thấy thiệt thòi. Họ lo lắng giá trị xe sẽ tiếp tục lao dốc, làm cho việc bán lại hoặc giữ giá trị xe trở nên khó khăn. Sự bất mãn này còn khiến một số chủ sở hữu xe tại Thái Lan thậm chí đang cân nhắc tới việc kiện tập thể hãng xe này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hậu quả của những chiến lược giảm giá này là niềm tin vào các mẫu xe điện Trung Quốc bị lung lay, dẫn đến việc người tiêu dùng trì hoãn quyết định mua xe, không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn làm suy giảm uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Tương lai nào cho ngành xe điện Trung Quốc?
Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc hiện chiếm gần 60% tổng lượng mua xe điện toàn cầu. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này đã được thúc đẩy bởi các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong bối cảnh đó, các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang có những bước phát triển đáng kể trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng này, họ sẽ phải vượt qua không chỉ rào cản về thuế quan mà còn cả những thách thức liên quan đến niềm tin và nhận thức của người tiêu dùng toàn cầu, thay vì chỉ dựa vào câu chuyện giảm giá và quảng cáo mạnh mẽ về mặt thông số.
Theo Genk
Theo một nghiên cứu mới từ Ernst & Young (EY - một hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh), các nhà xuất khẩu xe điện của Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế về chi phí sản phẩm của mình để vươn ra thị trường quốc tế, nhưng đồng thời phải đối mặt với vấn đề “thiếu lòng tin” và nhận thức về thương hiệu tại nhiều quốc gia.
Rào cản về niềm tin và thương hiệu
Khảo sát của EY chỉ ra rằng, có tới 35% người tiêu dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 30% ở châu Âu sẽ không chọn mua xe điện từ Trung Quốc, do thiếu niềm tin vào thương hiệu. Báo cáo này được trình bày trong "Chỉ số Người tiêu dùng Ô tô toàn cầu năm 2024" của EY, một báo cáo thường niên về ngành công nghiệp xe ô tô điện toàn cầu.
Một phần lý do dẫn đến tình trạng này là do người tiêu dùng tại nhiều quốc gia chưa hiểu rõ về các thương hiệu xe điện Trung Quốc. Hơn 20% người mua từ châu Á và châu Âu cho biết họ biết rất ít về các thương hiệu này, tạo ra rào cản cho việc mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tuổi tác của người tiêu dùng cũng có sự tương quan nhất định với mức độ tin tưởng vào các thương hiệu xe điện Trung Quốc. Theo khảo sát, 36% người thuộc thế hệ Gen Z coi niềm tin là yếu tố quan trọng khi mua xe, so với 41% của thế hệ millennials (những người sinh từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90). Điều này cho thấy, các thương hiệu xe điện Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng niềm tin, đặc biệt là ở những người tiêu dùng trẻ.
Thị trường xe ô tô điện toàn cầu: Đang chững lại
Báo cáo của EY còn cho biết, ý định mua xe ô tô điện trên toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại. Từ năm 2020 đến 2023, tỷ lệ người có kế hoạch mua xe ô tô điện đã tăng từ 30% lên 55%, nhưng hiện tại con số này chỉ dừng ở mức 58%. Nguyên nhân chính được cho là sự lo ngại về cơ sở hạ tầng trạm sạc chưa đáp ứng được nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu xe ô tô điện. Trong năm 2023, nước này đã xuất khẩu lượng xe điện trị giá khoảng 34,1 tỷ USD, nhờ vào mức giá thấp và khả năng cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với các thách thức từ các rào cản thương mại ngày càng gia tăng khi Mỹ đã tăng gấp bốn lần thuế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc lên mức 100% vào tháng 5 năm nay, trong khi châu Âu cũng đã áp dụng mức thuế lên tới 37,6% từ tháng 7 vừa qua.
Các nhà sản xuất Trung Quốc phản ứng thế nào?
Để đối phó với các thách thức từ thuế quan, nhiều nhà sản xuất xe ô tô điện Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào việc mở rộng năng lực sản xuất tại châu Âu. Theo báo cáo từ Fitch Ratings (một trong ba tổ chức xếp hạng thống kê được công nhận trên toàn Hoa Kỳ), các công ty lớn như BYD, Great Wall và SAIC Motor đang đẩy mạnh chiến lược phát triển tại khu vực này nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tại thị trường nội địa, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn rất ưa chuộng xe ô tô điện. Có tới 79% người mua ô tô mới tại Trung Quốc cho biết họ sẽ chọn một mẫu xe ô tô điện, so với mức trung bình toàn cầu là 58%. Ấn Độ cũng nổi lên là một thị trường tiềm năng khác với 73% người tiêu dùng dự định mua xe ô tô điện.
Xe Trung Quốc giảm giá liên tục tạo tâm lý e ngại
Tuy nhiên các mẫu xe ô tô điện Trung Quốc như Wuling Hongguang Mini EV tại Việt Nam và BYD tại Thái Lan đang gặp phải sự phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng, phần lớn bắt nguồn từ việc giá xe giảm liên tục sau một thời gian ngắn ra mắt. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của những chiếc xe đã mua mà còn gây ra sự bất an, khiến nhiều người do dự trước khi quyết định sở hữu xe điện. Tại Việt Nam, Wuling Hongguang Mini EV đã giảm giá mạnh, có phiên bản giảm tới hơn 50 triệu đồng chỉ sau vài tháng ra mắt. Điều này tạo cảm giác rằng giá xe sẽ tiếp tục giảm, khiến người mua trở nên thận trọng, họ có xu hướng chờ đợi các đợt giảm giá tiếp theo thay vì quyết định mua ngay lập tức.
Tại Thái Lan, tình hình tương tự cũng diễn ra với BYD khi mức giảm lên tới 340,000 baht (tương đương khoảng 233 triệu VNĐ) khiến nhiều khách hàng đã mua xe trước đó cảm thấy thiệt thòi. Họ lo lắng giá trị xe sẽ tiếp tục lao dốc, làm cho việc bán lại hoặc giữ giá trị xe trở nên khó khăn. Sự bất mãn này còn khiến một số chủ sở hữu xe tại Thái Lan thậm chí đang cân nhắc tới việc kiện tập thể hãng xe này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hậu quả của những chiến lược giảm giá này là niềm tin vào các mẫu xe điện Trung Quốc bị lung lay, dẫn đến việc người tiêu dùng trì hoãn quyết định mua xe, không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn làm suy giảm uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Tương lai nào cho ngành xe điện Trung Quốc?
Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc hiện chiếm gần 60% tổng lượng mua xe điện toàn cầu. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này đã được thúc đẩy bởi các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong bối cảnh đó, các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang có những bước phát triển đáng kể trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng này, họ sẽ phải vượt qua không chỉ rào cản về thuế quan mà còn cả những thách thức liên quan đến niềm tin và nhận thức của người tiêu dùng toàn cầu, thay vì chỉ dựa vào câu chuyện giảm giá và quảng cáo mạnh mẽ về mặt thông số.
Theo Genk