Các giai đoạn phát triển của nghệ thuật thư pháp
Thư pháp cũng giống như hôị hoạ của Trung Quốc, đều là bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Có thể phân ra làm 3 thời kỳ phát triển của thư pháp. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ Tiên Tần (trước năm 221 trước công nguyên), đây là sơ kỳ của nghệ thuật thư pháp. Giai đoạn thứ hai từ năm 206 trước công nguyên đến năm 907 sau công nguyên, từ nhà Tây Hán đến cuối nhà Đường, đây là thời kỳ chín muồi của thư pháp. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ thời kỳ Ngũ Đại đến cuối nhà Thanh (năm 907-1911), đây là giai đoạn phát triển có tính độc đáo.
Đời Thương (từ năm 1600 - đến năm 1100 trước công nguyên), sự xuất hiện Giáp Cốt Văn được coi là sự kiện quan trọng trong lịch sử văn tự Trung Quốc, được coi như là văn tự sớm nhất đồng thời là tác phẩm sớm nhất của nghệ thuật thư pháp. Văn tự của Chuông đỉnh văn tương tự như Giáp Cốt Văn nhưng là bước phát triển tiến bộ, nó được xuất hiện trên đỉnh của các đồ đồng cuối đời nhà Thương. Chuông đỉnh văn còn được gọi là Kim Văn. Theo thống kê thời Tây Chu, kim văn đã có hơn 4000 chữ. Vào đầu nhà Chu còn xuất hiện một loại chữ dùng sơn để viết lên các mảnh trúc, gọi là văn tự thằn lằn. Đại Triện là loại văn tự mới xuất hiện sau thời kỳ phát triển của Chuông đỉnh văn. Thạch cổ văn là tác phẩm đại biểu cho loại chữ này.
Đến đời Tần (211-206 TCN), Lý Tư đã cho tổng hợp lại văn tự trong toàn quốc, một loại chữ mới ra đời, gọi là Tiểu Triện. Ngoài Tiểu Triển, lúc này còn một thể chữ nữa do một người tên là Trình Diểu sáng tác ra, gọi là Lệ Thư. Từ Tây Hán đến cuối đời Đường, trải qua hơn 1000 năm, trong giai đoạn này thư pháp và hội hoạ là một, đều được thừa nhận như một môn nghệ thuật với giá trị ngang nhau. Đời Hán, trong thư pháp lưu hành hai thể loại: đó là chữ Triện và chữ Lệ. Suốt đời Hán, Lệ thư chiếm vị trí thống trị, chỉ có các quan lại mới sự dụng. Chữ Lệ tuy xuất hiện ở thời nhà Tần, nhưng chỉ đến đời Hán (206TCN- 220 SCN) mới thực sự phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ Đông Hán (25-220 SCN) đã xuất hiện chữ Bát Phân, với đặc điểm là hình dáng của chữ giống hình chữ bát nên được gọi là Bát Phân Thư. Thời kỳ này nhà thư pháp nổi tiếng của thể loại Bát Phân Thư, đó là Thái Ung, với tác phẩm tiêu biểu Hỉ Bình Thạch Kinh.
Thời Tấn (265-420 SCN) trên thư đàn đã có nhiều biến đổi lớn, chữ Chân chiếm vị trí chủ yếu, thể chữ Thảo, Hành là phụ ngoài ra thư pháp thời kỳ này chú trọng về phương diện thưởng thức nghệ thuật. Chữ Chân xuất hiện vào cuối đời Hán, Nguỵ, Tấn. Đó là loại chữ được phát triển trên cơ sở của chữ Bát Phân và Lệ thư . Người sáng tạo là Chung Ưu. Sau đời Tấn, chữ Chân trỏ thành thể chữ mà giới quan lại và dân thường đều sử dụng. Nhà thư pháp nổi tiếng của thể loại này là : Vương Hy Chi với tác phẩm Hoàng Đình Kinh, Lạc Y luận. Người đời tôn vinh ông là Thánh thư. Con trai của ông là Vương Hiến Chi cũng kế nghiệp cha, phát triển phong cách của mìnhh, và cũng trở thành một nhà thư pháp nổi tiếng, ông được gọi là Nhị vươubiểu Hành thư là một hình thức biến hoá của Lệ thư, người sáng tạo là Lưu Đức Thăng. Thể Hành thư xuất hiện sớm nhất là Hành Dã, sau đó mới phát triển thành thể chữ độc lập.
Thảo thư thì phân thành Chương Thảo và Kim Thảo. Chương Thảo do Sử Du sáng tạo ra vào thời Hán Nguyên Đế (năm 48 TCN năm 33 TCN). Tác phẩm của ông có tên Cấp Tựu Chương, được coi như là tác phẩm thư pháp sớm nhất sử dụng lối Chương Thảo. Sau này Trương Chi đã phát triển Thảo thư thành một loại mới: Kim Thảo. Ông được mọi người gọi là Thánh Thảo. Nhà đại thư pháp Vương Hy Chi đã từng nhận xét , trình độ Thảo thư của ông cũng chỉ bằng Trương Chi mà thôi . Do vậy có thể thấy từ nhà Hán đến nhà Tấn, trên lĩnh vực Thảo thư, Trương Chi có một vị trí rất cao, tên tuổi của ông đã gắn liền vơí sự hoàn mỹ của nghệ thuật Thảo Thư. Đời Tuỳ, Tôn Qua Đình, Trưng Nhu, Hoài Tố đều là những Thảo thư m 48 TCN– Nghệ thuật thư pháp đời Đường có thể nói đã đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như: Âu Dương Tu, Liễu Công Quyền, Nhạn Trân Khanh, Ngu Thế Nam. Cho đến nay, những tác phẩm truyền thế của họ vẫn được coi là tác phẩm mẫu mực cho những người học thư pháp
Sau đời Đường, trong giới thư pháp những ai muốn nổi danh đều bắt buộc phải phát triển phong cách riêng của bản thân, vì vậy phong cách thư pháp sau đời Đường là giai đoạn phát triển của các phong cách cá nhân. Đời Tống ( 960-1279) xuất hiện những thư pháp gia nổi tiếng, đó là: Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, Mễ Nguyên Chương. Đời Nguyên, thì có Triệu Tử Ngang. Ông đã tạo ra một phong cách mới trong nghệ thuật Chân thư. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế. Nhà Minh ( 1368-1644), Thanh (1644-1911), cũng có nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như Đổng Kỳ Xương, Văn Chính Minh, Bát Đại Sơn Nhân, Kim Nông, Hà Thiệu Cơ, Trịnh Bản Kiều, Khang Hữu Vi...
Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập nổi lên có các nhà thư pháp tài ba như Quách Mạt Nhược, Triệu Phác Sơ, Trần Thức Lượng, Thẩm Bằng, Tào Dung...
Miu - Theo báo Trung Quốc