Bộ Kinh tế Đài Loan đang yêu cầu các nhà sản xuất chip nội địa như TSMC ra tay giúp đỡ các nền kinh tế "cùng chí hướng", để giảm bớt tình trạng thiếu chip liên quan đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô trên toàn cầu.
Theo báo cáo từ Nikkei, Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết họ đã nhận được yêu cầu từ cuối năm ngoái từ một số nền kinh tế lớn thông qua các kênh ngoại giao. Các yêu cầu chủ yếu xoay quanh việc mong muốn Đài Loan giúp đỡ giải quyết việc thiếu chip cho ngành công nghiệp ô tô, điều đã khiến các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu như Nissan, Honda, Ford, Daimler và Volkswagen phải cắt giảm sản lượng.
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu - tất cả các nền kinh tế có cùng chí hướng với Đài Loan. Vấn đề đang được xử lý ở cấp cao hơn", một nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này chia sẻ.
Bộ cho biết họ đã yêu cầu các nhà sản xuất chip nội địa bao gồm TSMC và UMC (United Microelectronics Corporation) hỗ trợ. Các công ty này đang cung cấp đầu vào cho các nhà phát triển chip ô tô toàn cầu như NXP, Infineon, Renesas Electronics và STMicroelectronics.
Trong thời gian qua, sự thiếu hụt chip ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn thế giới. Volkswagen của Đức đã giảm sản lượng tại các cơ sở ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu do thiếu chất bán dẫn, trong khi Ford ngừng sản xuất một số cơ sở tại Mỹ. Theo ước tính của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley, sản lượng ô tô toàn cầu sẽ giảm khoảng 1,5 triệu xe do tình trạng thiếu hụt chip, chủ yếu trong 6 tháng đầu năm nay.
Một quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: "Sự thiếu hụt chất bán dẫn có thể sẽ tiếp tục trong vài tháng tới. Các ngành chịu áp lực như ô tô có khả năng yêu cầu tăng sản lượng."
Tại Nhật Bản, Honda dự kiến sẽ cắt giảm sản xuất các mẫu xe dòng subcompact như Fit vào khoảng 4.000 chiếc trong tháng này, trong khi Nissan đã bắt đầu giảm sản lượng của dòng xe Note chủ lực của mình. Toyota đang bị buộc phải điều chỉnh sản xuất tại các địa điểm ở Mỹ và các nơi khác. Subaru đã đình chỉ hoạt động trong một số ngày tại cơ sở sản xuất duy nhất tại Nhật Bản, ở tỉnh Gunma.
Trung Quốc cũng phụ thuộc vào chip sản xuất ở nước ngoài và ngành công nghiệp ô tô của họ lo ngại rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng hơn so với các nước khác, vì hầu hết các nhà sản xuất chip ô tô hàng đầu đều ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.
Đài Loan có ngành công nghiệp bán dẫn lớn thứ hai thế giới theo doanh thu, chỉ sau Mỹ. Đây cũng là nơi có các công ty quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu như MediaTek, nhà phát triển chip di động lớn nhất thế giới và ASE Technology Holding, công ty đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất tế giới. Với tư cách là nhà sản xuất hàng đầu trong ngành, TSMC cũng là nhà sản xuất bộ vi xử lý duy nhất cho iPhone và cung cấp sản phẩm cho Qualcomm, Nvidia và hầu hết các nhà phát triển chip nổi tiếng khác trên toàn thế giới.
Con chip đã trở thành trung tâm đầu não cho những chiếc xe hơi hiện đại.
Căng thẳng thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong hai năm qua đã nêu bật tầm quan trọng của Đài Loan trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì chất bán dẫn là trái tim và bộ não của các công nghệ từ điện thoại thông minh, xe tự động đến công nghệ vũ trụ. TSMC cũng bị kẹt giữa hai siêu cường khi họ từng coi Huawei là khách hàng chính, đồng thời cung cấp cho Xilinx, một công ty công nghệ của Mỹ có chip được sử dụng cho máy bay chiến đấu F-35.
"Các nhà sản xuất ô tô quốc tế không phải là khách hàng trực tiếp của các nhà sản xuất chip Đài Loan, nhưng các nhà sản xuất chip của chúng tôi cung cấp cho các nhà phát triển chip ô tô và sau đó các nhà phát triển chip ô tô này bán chip cho các nhà sản xuất ô tô", đại diện Bộ Kinh tế cho biết.
Việc lập kế hoạch và chuẩn bị hàng tồn khi của các công ty sản xuất chip ô tô cũng đã ảnh hưởng đến sự mất cân bằng của cung và cầu. TSMC cho biết các khách hàng liên quan đến ô tô của họ tiếp tục giảm đơn đặt hàng trong quý 3 năm ngoái và chỉ bắt đầu đặt hàng bổ sung trong quý cuối cùng của năm 2020. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn mạnh đối với thiết bị điện tử tiêu dùng và các ứng dụng liên quan đến máy tính hiệu suất cao.
"Trong thời gian tới, khi nhu cầu từ chuỗi cung ứng ô tô đang phục hồi, sự thiếu hụt nguồn cung ô tô trở nên rõ ràng hơn", CC Wei, giám đốc điều hành của TSMC, cho biết tại hội nghị nhà đầu tư vào ngày 14/1. "Đây là ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các khách hàng ô tô của mình để giải quyết các vấn đề về hỗ trợ năng lực."
Nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt hàng như máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy chủ đã dẫn đến sự thiếu hụt chưa từng có của các mặt hàng bao gồm bộ xử lý, vi điều khiển, chip cảm biến, màn hình hiển thị và IC điều khiển. Từng có thời điểm, Apple thậm chí đã phải phân bổ lại một số thành phần linh kiện iPad để bổ sung cho iPhone 12, do sự thiếu hụt chip nguồn và các thành phần được sử dụng cho hệ thống camera.
Sự thiếu hụt chip toàn cầu cũng đã thúc đẩy các chính phủ phải vào cuộc để trợ giúp các nhà sản xuất ô tô. Peter Altmaier, Bộ trưởng liên bang về các vấn đề kinh tế và năng lượng của Đức, đã viết một lá thư cho chính phủ Đài Loan yêu cầu giúp đỡ giải quyết vấn đề cung cấp chip, theo nguồn tin của Bloomberg. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ cũng đã yêu cầu Washington hỗ trợ họ trong việc thiếu hụt nguồn cung chip, vì vấn đề này có thể hạn chế sản xuất và gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Theo báo cáo từ Nikkei, Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết họ đã nhận được yêu cầu từ cuối năm ngoái từ một số nền kinh tế lớn thông qua các kênh ngoại giao. Các yêu cầu chủ yếu xoay quanh việc mong muốn Đài Loan giúp đỡ giải quyết việc thiếu chip cho ngành công nghiệp ô tô, điều đã khiến các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu như Nissan, Honda, Ford, Daimler và Volkswagen phải cắt giảm sản lượng.
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu - tất cả các nền kinh tế có cùng chí hướng với Đài Loan. Vấn đề đang được xử lý ở cấp cao hơn", một nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này chia sẻ.
Bộ cho biết họ đã yêu cầu các nhà sản xuất chip nội địa bao gồm TSMC và UMC (United Microelectronics Corporation) hỗ trợ. Các công ty này đang cung cấp đầu vào cho các nhà phát triển chip ô tô toàn cầu như NXP, Infineon, Renesas Electronics và STMicroelectronics.
Trong thời gian qua, sự thiếu hụt chip ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn thế giới. Volkswagen của Đức đã giảm sản lượng tại các cơ sở ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu do thiếu chất bán dẫn, trong khi Ford ngừng sản xuất một số cơ sở tại Mỹ. Theo ước tính của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley, sản lượng ô tô toàn cầu sẽ giảm khoảng 1,5 triệu xe do tình trạng thiếu hụt chip, chủ yếu trong 6 tháng đầu năm nay.
Một quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: "Sự thiếu hụt chất bán dẫn có thể sẽ tiếp tục trong vài tháng tới. Các ngành chịu áp lực như ô tô có khả năng yêu cầu tăng sản lượng."
Tại Nhật Bản, Honda dự kiến sẽ cắt giảm sản xuất các mẫu xe dòng subcompact như Fit vào khoảng 4.000 chiếc trong tháng này, trong khi Nissan đã bắt đầu giảm sản lượng của dòng xe Note chủ lực của mình. Toyota đang bị buộc phải điều chỉnh sản xuất tại các địa điểm ở Mỹ và các nơi khác. Subaru đã đình chỉ hoạt động trong một số ngày tại cơ sở sản xuất duy nhất tại Nhật Bản, ở tỉnh Gunma.
Trung Quốc cũng phụ thuộc vào chip sản xuất ở nước ngoài và ngành công nghiệp ô tô của họ lo ngại rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng hơn so với các nước khác, vì hầu hết các nhà sản xuất chip ô tô hàng đầu đều ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.
Đài Loan có ngành công nghiệp bán dẫn lớn thứ hai thế giới theo doanh thu, chỉ sau Mỹ. Đây cũng là nơi có các công ty quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu như MediaTek, nhà phát triển chip di động lớn nhất thế giới và ASE Technology Holding, công ty đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất tế giới. Với tư cách là nhà sản xuất hàng đầu trong ngành, TSMC cũng là nhà sản xuất bộ vi xử lý duy nhất cho iPhone và cung cấp sản phẩm cho Qualcomm, Nvidia và hầu hết các nhà phát triển chip nổi tiếng khác trên toàn thế giới.
Con chip đã trở thành trung tâm đầu não cho những chiếc xe hơi hiện đại.
Căng thẳng thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong hai năm qua đã nêu bật tầm quan trọng của Đài Loan trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì chất bán dẫn là trái tim và bộ não của các công nghệ từ điện thoại thông minh, xe tự động đến công nghệ vũ trụ. TSMC cũng bị kẹt giữa hai siêu cường khi họ từng coi Huawei là khách hàng chính, đồng thời cung cấp cho Xilinx, một công ty công nghệ của Mỹ có chip được sử dụng cho máy bay chiến đấu F-35.
"Các nhà sản xuất ô tô quốc tế không phải là khách hàng trực tiếp của các nhà sản xuất chip Đài Loan, nhưng các nhà sản xuất chip của chúng tôi cung cấp cho các nhà phát triển chip ô tô và sau đó các nhà phát triển chip ô tô này bán chip cho các nhà sản xuất ô tô", đại diện Bộ Kinh tế cho biết.
Việc lập kế hoạch và chuẩn bị hàng tồn khi của các công ty sản xuất chip ô tô cũng đã ảnh hưởng đến sự mất cân bằng của cung và cầu. TSMC cho biết các khách hàng liên quan đến ô tô của họ tiếp tục giảm đơn đặt hàng trong quý 3 năm ngoái và chỉ bắt đầu đặt hàng bổ sung trong quý cuối cùng của năm 2020. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn mạnh đối với thiết bị điện tử tiêu dùng và các ứng dụng liên quan đến máy tính hiệu suất cao.
"Trong thời gian tới, khi nhu cầu từ chuỗi cung ứng ô tô đang phục hồi, sự thiếu hụt nguồn cung ô tô trở nên rõ ràng hơn", CC Wei, giám đốc điều hành của TSMC, cho biết tại hội nghị nhà đầu tư vào ngày 14/1. "Đây là ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các khách hàng ô tô của mình để giải quyết các vấn đề về hỗ trợ năng lực."
Nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt hàng như máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy chủ đã dẫn đến sự thiếu hụt chưa từng có của các mặt hàng bao gồm bộ xử lý, vi điều khiển, chip cảm biến, màn hình hiển thị và IC điều khiển. Từng có thời điểm, Apple thậm chí đã phải phân bổ lại một số thành phần linh kiện iPad để bổ sung cho iPhone 12, do sự thiếu hụt chip nguồn và các thành phần được sử dụng cho hệ thống camera.
Sự thiếu hụt chip toàn cầu cũng đã thúc đẩy các chính phủ phải vào cuộc để trợ giúp các nhà sản xuất ô tô. Peter Altmaier, Bộ trưởng liên bang về các vấn đề kinh tế và năng lượng của Đức, đã viết một lá thư cho chính phủ Đài Loan yêu cầu giúp đỡ giải quyết vấn đề cung cấp chip, theo nguồn tin của Bloomberg. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ cũng đã yêu cầu Washington hỗ trợ họ trong việc thiếu hụt nguồn cung chip, vì vấn đề này có thể hạn chế sản xuất và gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Theo Genk