torune
Film critic
Có công lý. Có đúng. Có sai. Và, rồi có... MURDER ON THE ORIENT EXPRESS (MOTOE - Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông) !!!
Cảm nhận của tôi sau khi xem phim này là phim khó xem lúc đầu, nhưng một khi chìm vào phim rồi, cảm giác rời khỏi ghế rất day dứt. Tôi cảm thấy may mắn khi chưa đọc nguyên tác truyện của Agatha Christie nhưng với những gì chứng kiến trong phiên bản phim điện ảnh. Quả không ngạc nhiên khi người ta đánh giá tác phẩm này cao như vậy.
Truyện phim kể về một thám tử cầu toàn. Với ông, chỉ có đúng, có sai. Và, nhờ tính cách cầu toàn đó, ông nhìn ra được những khập khiễng trong các tình huống ngoài đời thực, giúp ông phá án.
Gần đây có khá nhiều phim coming-of-age (CÔ BA SÀI GÒN, COCO...) Vì vậy, nhãn quan của tôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Tôi xem MOTOE như một phim coming-of-age của thám tử Hercule Poirot. Như đã nói trước đó, trong các phim coming-of-age, nhân vật chính trải qua một giai đoạn thử thách trước khi nhận ra sự thay đổi trong nhận thức của mình. Thường thì những phim coming-of-age xoay quanh các nhân vật trẻ (tuổi teen, tuổi mới lớn...) nhưng không ai nói những người lớn tuổi như thám tử Hercule Poirot là không thể thay đổi nhận thức được cả, khi mà giữa ông, chỉ có đúng, có sai và rồi... lòi ra 'án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông'.
Thêm một điểm cộng cho việc 'chưa xem truyện' là tôi có được cảm giác bất ngờ trước twist cũng như đoạn kết của phim. Quả thật, tác giả dù xuất hiện từ mấy chục năm trước (và đã qua đời) nhưng cách bà vẽ ra những nhân vật, những tâm lý dằng xé rất phổ quát (rất "universal"), ngay cả với ngày nay.
Cá nhân mà nói, khó khăn cho khán giả mới tiếp cận với MOTOE nằm ở nửa đầu phim - lúc nhà làm phim tiếp cận từ nhân vật. Nhân vật thì có người thích, người không thích. Và, thời gian dành cho nhân vật mà khán giả không thích dễ tạo cho họ cảm giác phim rườm rà, lê thê. Thêm nữa, tương tự như những phim chuyển thể từ truyện/truyện tranh cách đây mấy thập kỷ trước. Diễn tiến truyện chậm, ĐẬM TÍNH KỊCH (drama).
Tính kịch của phim thể hiện ở bối cảnh, có người làm nền. Để ý kỹ chút thì một vài cảnh nhân vật nền cho cảm giác 'đơ', xuất hiện cho có. Bù lại, bối cảnh trước khi lên tàu, trong chuyến tàu và sau chuyến tàu... tất cả... mọi thứ đều rất đẹp. Phục trang và hóa trang cũng đẹp nốt. Dự là, MOTOE sẽ là ứng viên nặng ký trong các hạng mục 'thiết kế bối cảnh', 'thiết kế phục trang' và 'trang điểm / làm tóc' của Oscar năm sau.
Nửa đầu phim, nhà làm phim tiếp cận chi tiết một vài nhân vật. Nhưng nửa sau, chuyển hướng tập trung hơn vào cốt truyện. Do đó, một sự 'khập khiễng nhẹ' xuất hiện: có cảm giác như quá khứ của một vài nhân vật được đưa lên nhiều hơn một vài người còn lại mặc dù thời gian lên hình của mọi người gần như nhau.
Xin nói thêm, thoại trong phim rất nhiều, cái này là một yếu điểm khác của 'tính kịch' trong những câu chuyện cũ. Thoại nhiều, đọc / nghe hơi mệt.
Tôi rất thích cảnh 'phán xét' của Hercule Poirot ở gần cuối phim. Đậm tính kịch, nhưng ít thoại, trọng tâm vào biểu cảm, diễn xuất được tăng cường bởi âm thanh. Đây cũng chính là phân cảnh để lại dấu ấn cho khán giả nhiều nhất từ đầu phim. Cái hay ở chỗ này là, vì sử dụng điện ảnh làm công cụ kể chuyện nên nhà làm phim vừa để nhân vật đọc thoại, vừa dựng tỷ mỷ những cảnh quay hồi tưởng (giúp người xem dễ tiêu hóa hơn, và đây là một ưu điểm của điện ảnh, khuyết điểm là khán giả bị gò bó vô tầm nhìn của nhà làm phim, không phát huy được trí tưởng tượng của họ).
Thường thì khi một vụ án được giải quyết, phần đông người chứng kiến có cảm giác nhẹ nhõm, an dạ. Nhưng cái kết của MOTOE khiến bất kỳ ai liên quan đến vụ án đều có cảm giác day dứt và nhà làm phim đã thành công trong việc thao túng khán giả, cho họ cảm giác day dứt, hoang mang tương tự. Nói tình không được, nói lý cũng chằng xong. Nói tới lương tâm cũng càng không nốt. Một bài học mới trên hành trình 'trưởng thành' của ông Hercule Poirot khó tính.
Nhìn chung, MURDER ON THE ORIENT EXPRESS là một phim điện ảnh hay, cảnh quay đẹp [xuất sắc], diễn viên chọn lựa phù hợp [nhìn rất ưng con mắt]... và gần như không có gì để chê chỉ trừ một điểm: sau khi xem xong, khán giả có thể khó dứt khỏi cảm xúc mà phim mang lại một thời gian sau đó.
Cảm nhận của tôi sau khi xem phim này là phim khó xem lúc đầu, nhưng một khi chìm vào phim rồi, cảm giác rời khỏi ghế rất day dứt. Tôi cảm thấy may mắn khi chưa đọc nguyên tác truyện của Agatha Christie nhưng với những gì chứng kiến trong phiên bản phim điện ảnh. Quả không ngạc nhiên khi người ta đánh giá tác phẩm này cao như vậy.
Truyện phim kể về một thám tử cầu toàn. Với ông, chỉ có đúng, có sai. Và, nhờ tính cách cầu toàn đó, ông nhìn ra được những khập khiễng trong các tình huống ngoài đời thực, giúp ông phá án.
Gần đây có khá nhiều phim coming-of-age (CÔ BA SÀI GÒN, COCO...) Vì vậy, nhãn quan của tôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Tôi xem MOTOE như một phim coming-of-age của thám tử Hercule Poirot. Như đã nói trước đó, trong các phim coming-of-age, nhân vật chính trải qua một giai đoạn thử thách trước khi nhận ra sự thay đổi trong nhận thức của mình. Thường thì những phim coming-of-age xoay quanh các nhân vật trẻ (tuổi teen, tuổi mới lớn...) nhưng không ai nói những người lớn tuổi như thám tử Hercule Poirot là không thể thay đổi nhận thức được cả, khi mà giữa ông, chỉ có đúng, có sai và rồi... lòi ra 'án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông'.
Thêm một điểm cộng cho việc 'chưa xem truyện' là tôi có được cảm giác bất ngờ trước twist cũng như đoạn kết của phim. Quả thật, tác giả dù xuất hiện từ mấy chục năm trước (và đã qua đời) nhưng cách bà vẽ ra những nhân vật, những tâm lý dằng xé rất phổ quát (rất "universal"), ngay cả với ngày nay.
Cá nhân mà nói, khó khăn cho khán giả mới tiếp cận với MOTOE nằm ở nửa đầu phim - lúc nhà làm phim tiếp cận từ nhân vật. Nhân vật thì có người thích, người không thích. Và, thời gian dành cho nhân vật mà khán giả không thích dễ tạo cho họ cảm giác phim rườm rà, lê thê. Thêm nữa, tương tự như những phim chuyển thể từ truyện/truyện tranh cách đây mấy thập kỷ trước. Diễn tiến truyện chậm, ĐẬM TÍNH KỊCH (drama).
Tính kịch của phim thể hiện ở bối cảnh, có người làm nền. Để ý kỹ chút thì một vài cảnh nhân vật nền cho cảm giác 'đơ', xuất hiện cho có. Bù lại, bối cảnh trước khi lên tàu, trong chuyến tàu và sau chuyến tàu... tất cả... mọi thứ đều rất đẹp. Phục trang và hóa trang cũng đẹp nốt. Dự là, MOTOE sẽ là ứng viên nặng ký trong các hạng mục 'thiết kế bối cảnh', 'thiết kế phục trang' và 'trang điểm / làm tóc' của Oscar năm sau.
Nửa đầu phim, nhà làm phim tiếp cận chi tiết một vài nhân vật. Nhưng nửa sau, chuyển hướng tập trung hơn vào cốt truyện. Do đó, một sự 'khập khiễng nhẹ' xuất hiện: có cảm giác như quá khứ của một vài nhân vật được đưa lên nhiều hơn một vài người còn lại mặc dù thời gian lên hình của mọi người gần như nhau.
Xin nói thêm, thoại trong phim rất nhiều, cái này là một yếu điểm khác của 'tính kịch' trong những câu chuyện cũ. Thoại nhiều, đọc / nghe hơi mệt.
Tôi rất thích cảnh 'phán xét' của Hercule Poirot ở gần cuối phim. Đậm tính kịch, nhưng ít thoại, trọng tâm vào biểu cảm, diễn xuất được tăng cường bởi âm thanh. Đây cũng chính là phân cảnh để lại dấu ấn cho khán giả nhiều nhất từ đầu phim. Cái hay ở chỗ này là, vì sử dụng điện ảnh làm công cụ kể chuyện nên nhà làm phim vừa để nhân vật đọc thoại, vừa dựng tỷ mỷ những cảnh quay hồi tưởng (giúp người xem dễ tiêu hóa hơn, và đây là một ưu điểm của điện ảnh, khuyết điểm là khán giả bị gò bó vô tầm nhìn của nhà làm phim, không phát huy được trí tưởng tượng của họ).
Thường thì khi một vụ án được giải quyết, phần đông người chứng kiến có cảm giác nhẹ nhõm, an dạ. Nhưng cái kết của MOTOE khiến bất kỳ ai liên quan đến vụ án đều có cảm giác day dứt và nhà làm phim đã thành công trong việc thao túng khán giả, cho họ cảm giác day dứt, hoang mang tương tự. Nói tình không được, nói lý cũng chằng xong. Nói tới lương tâm cũng càng không nốt. Một bài học mới trên hành trình 'trưởng thành' của ông Hercule Poirot khó tính.
Nhìn chung, MURDER ON THE ORIENT EXPRESS là một phim điện ảnh hay, cảnh quay đẹp [xuất sắc], diễn viên chọn lựa phù hợp [nhìn rất ưng con mắt]... và gần như không có gì để chê chỉ trừ một điểm: sau khi xem xong, khán giả có thể khó dứt khỏi cảm xúc mà phim mang lại một thời gian sau đó.
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: