Ðề: MU và mùa giải 2010 - 2011
MU lại xuất phát chậm: Tội lỗi ở ông, Sir Alex!
(
VTC News) - Trận hòa thứ 2 sau 4 vòng đấu và một lần nữa MU thủng lưới ở những phút bù giờ, con đường vô địch của Quỷ Đỏ đã bị kéo dài ra rất nhiều.
Cuộc sống không Rooney
Sir Alex mới đây vừa tuyên bố rằng ông không dám để tiền đạo con cưng của mình ra sân vì sợ anh sẽ không chịu nổi những lời mạt sát từ các CĐV đội bóng cũ.
Và thực tế thì đúng là ông nói phải về mặt tâm lý. Nhưng về chuyên môn, chính vì bỏ lại Rooney mà MU đã bỏ lại luôn 2 điểm tại Goodison Park. Khỏi cần đề cập thêm về diễn biến của những phút cuối cùng, trước đó MU vẫn còn đang dẫn 3-1 và Berbatov lẫn Nani đều có những cơ hội ăn bàn của riêng mình để gia tăng cách biệt.
Khi cuộc sống chống lại Rooney, nó cũng chống lại MU.
Sự vắng mặt của gã Shrek đã gây khó khăn cho MU trong nửa đầu và nửa cuối của trận đấu. 45 phút đầu tiên, MU tạo được nhiều cơ hội nhưng đều không thắng được người cũ Tim Howard quá xuất sắc, và sau đó phải trả giá khi Patrice Evra biểu diễn không đúng lúc giúp Pienaar kết thúc đường phản công của đội chủ nhà thành bàn thắng.
Nửa sau lại hoàn toàn ngược lại. Quỷ Đỏ lấn át sắc xanh với cách biệt 2 bàn từ phút 66 và một thế trận tương đối vững chãi buộc Everton phải dâng cao tìm bàn gỡ. Trong điều kiện thuận lợi như vậy, các chân sút MU lại không thể tận dụng nổi dù chỉ một cơ hội khi hàng thủ của The Toffees luôn ở trong trạng thái chỉ còn một mình Tim Howard và hai trung vệ. Và bi kịch đã tới.
Một khi không duy trì được sức ép (dù chỉ là vô hình) lên hàng thủ mỏng cơm của Everton trong thế phải tràn lên ép sân, MU đã không thể gia tăng cách biệt vì Berbatov vẫn còn khá vô duyên trong khi Nani không phải là chuyên gia dứt điểm thượng thặng. Mà trong bóng đá hiện đại, 2 bàn cũng chưa phải là khoảng cách đủ lớn, một khi ta vẫn chưa kiểm soát tình hình một cách tuyệt đối.
Berbatov không thay thế được Rooney.
Nếu Sir Alex không muốn đội mình tiếp tục xuất phát đì đẹt như mọi năm, hãy quên những chuyện ngoài sân cỏ mà tung Rooney vào sân. Rooney là một cầu thủ "cứng tướng". Anh đã ghi bàn cho tuyển Anh ngay sau khi scandal được phát tán. Vậy ông còn sợ gì nữa, ngài Alex? Sợ hãi đâu phải là thói quen của ngài!
Khi ông già lưỡng lự
Phút 75 của trận đấu, camera truyền hình hướng về khu vực kỹ thuật của MU và hai nhân vật xuất hiện: Park Ji Sung và Darren Gibson. Hơn 5 phút sau, tiền vệ người Hàn Quốc vào sân thay cho Patrice Evra, người dường như có dấu hiệu bất ổn tâm lý dẫn đến bàn thua ở hiệp 1. Nhưng Gibson thì lại quay trở về ghế dự bị quen thuộc.
Tại sao không dùng Darren Gibson?
Trong bối cảnh hai trụ cột Rio Ferdinand và Wayne Rooney không vào sân, trách nhiệm dẫn dắt lối chơi lại được đặt lên hai đôi vai của những người cận vệ già Paul Scholes và Ryan Giggs. Họ vẫn như thường lệ tạo ra vô số những cơ hội cho các cầu thủ tuyến trên với tần suất không ngừng nghỉ.
Nhưng sự lệ thuộc vào hai cựu binh này cũng là con dao 2 lưỡi với MU. Trong khoảng 10 phút cuối trận, khi mà các BLV đều đã tin rằng Sir Alex sẽ rời Liverpool với nụ cười tươi vì không cần đến Rooney MU vẫn thắng, thì Scholes lẫn Giggs đều vẫn đều đều thực hiện những đường lên bóng với tốc độ cao, gấp gáp như thể họ đang phải tìm bàn gỡ hòa.
Với một nhịp độ được đẩy lên một cách không cần thiết như vậy, vô tình MU đã tự cuốn vào lối chơi nhanh và tạo thêm thời gian để Everton tiếp tục triển khai những nỗ lực cuối cùng lên khung thành Van der Sar và họ đã thành công.
Chỉ một thay đổi nhỏ, Sir Alex cũng không tỏ ra quyết đoán.
Tại sao Darren Gibson đã khởi động nhưng vẫn không ra sân? Tin dùng cựu binh không thể là một chiến thuật hợp lý vì càng về cuối thể lực càng không cho phép Scholes hay Giggs chơi nhanh hơn. Với cách biệt 2 bàn, MU có thể chọn giải pháp đơn giản và ít mạo hiểm hơn là cầm bóng và câu kéo thời gian để chờ hết giờ, dùng những đường ban dài để phát động tấn công và tận dụng nhiều khoảng trống hơn bên phần sân đối thủ.
Sao thế Sir Alex?
Công thức phút bù giờ
Các nhà khoa học Anh đã từng “phát minh” ra một công thức về phút bù giờ khá thú vị liên quan đến MU:
MU + dẫn trước 1 bàn = bù giờ 1 phút
MU + đang bị cầm hòa = bù giờ 4 phút
MU + bị dẫn trước 1 bàn = bù giờ… 7 phút
Một công thức hoàn toàn không ngẫu nhiên chút nào. Theo thống kê của báo chí Anh, trong 4 mùa giải gần nhất, trong 48 trận mà MU đang dẫn trước khi kim đồng hồ chỉ phút 90 thì trung bình có 191,35 giây bù giờ được công thêm, còn khi họ bị dẫn trước hoặc hòa thì con số này là 257,17 giây. Và trong không ít chiến thắng của MU có sự trợ giúp từ lượng thời gian bù giờ kỷ lục mà tiêu biểu là chiến thắng 4-3 trước Man City năm ngoái.
Chỉ một chút thiếu tập trung, MU đã đánh mất 2 điểm trong ít phút cuối.
Nhưng chỉ sau có 4 vòng, MU đã 2 lần gặp vận đen và đều trên sân khách. Tại Craven Cottage, Brede Hangeland, mục tiêu chuyển nhượng của chính… Sir Alex trong mùa hè đã cướp đi 2 điểm với cú đánh đầu chuẩn xác ở phút 90. Và ở Goodison Park hôm thứ 7, đến lượt Tim Cahill và Mikel Arteta làm rầu lòng các CĐV áo đỏ.
Hình như sự chắc chắn trong những phút cuối đã không còn được duy trì mỗi lần “bầy quỷ” rời xa Old Trafford. Nemanja Vidic được tính nhiệm cho chiếc băng đội trưởng nhưng chính anh là người mắc lỗi kèm người trong cả 2 lần làm khách của MU (Hangeland và Cahill ghi bàn bằng đầu), còn Johnny Evans vẫn quá non dù đã ở Manchester được 4 năm nay.
Nếu còn tiếp tục tái diễn những sai lầm chết người trên, có thể Old Trafford cũng sẽ không còn là đất lành cho MU, khi Rangers và Liverpool sắp đến đây…
=====================================================
Dù ghi bàn nhưng chú B9 đá dật dờ quá, chú mà dứt điểm ngon ở mấy cơ hội thì đã xong rồi...