Đúng là nghề của bác. Thôi thì bác hướng dẫn lại thêm lần nữa đi. Cũng còn nhiều bác chưa biết mà.
Ví dụ ở đây là một bài hát viết ở giọng Rê trưởng .
* Cột phía trái là biểu diễn cao độ thứ tự của các nốt nhạc . Ở giọng rê trưởng chỉ sử dụng các nốt nhạc phía bên phải dấu (-) . Người ta nói các nốt này là âm giai của giọng Rê trưởng .Còn các nốt nhạc phía bên trái dấu (-) sẽ dành cho các bài khác ở giọng Rê thứ . Nếu hát giọng Rê trưởng mà cố tình lấy vào các nốt nằm riêng 1 mình bên trái dấu (-) này , thì mắc lỗi sử dụng các nốt nhạc ngoài hòa thanh - trừ khi đó là ý đồ của tác giả .
* Trước hết mọi người quan sát qua diễn tiến cao độ của bè chính (CHỮ IN HOA) rồi đối chiếu với diễn tiến cao độ của bè 2 (chữ thường) . Ta sẽ nhận ra là giai điệu lên xuống của bè 2 khác hẳn với bè 1. Vì các nốt này phải gò vào cho đúng với âm giai giọng Rê trưởng và cách bè chính ở 1 quãng 3 trên (lúc là quãng 3 trưởng , lúc là quãng 3 thứ) (Có bài hát có nhiều bè và có khi có bè ở quãng dưới , thấp hơn bè chính . Ví dụ bài Thời Hoa Đỏ - Nguyễn Đình Bảng). Sự gò ép này không phải là khó chịu , mà vì nó tô điểm cho bé chính một cách mỹ miều , hợp với hòa thanh , nên nghe hòa quyện nhất và tạo hiệu quả cực kỳ cao , làm thuyết phục lòng người .
* Nếu cứ để máy bè hộ , luôn cách bè chính 1 quãng 3 trưởng (2 tone) thì sẽ nhảy ra các nốt ngoài hòa thanh nghe khá sượng , hoặc khá rợn người , nói chung là phản cảm ... Ví dụ 2 chữ đêm ...đêm đầu tiên đã bị đẩy lên nốt Si giáng đã thấy lỗi luôn rồi còn bè tiếp sao nữa !