Vâng bác ạ , em cũng tự tìm hiểu thôi . Nhưng mà đi làm nhiều gặp 1 số ít bạn học trường nhạc rồi vẫn còn sai suốt kiểu như thế và còn thêm nữa . Ví dụ bạn ấy báo tông đô giáng trưởng hay fa trưởng -1 cũng đều sai vì đó là si trưởng và mi trưởng rồi . Nhạc công mới nói đùa là tông ấy em chưa được học mà bạn ấy không hiểu nên bảo là :
' em thấy Trọng tấn hát giọng đô giờ em muốn giảm nửa tông " (Nguyên nhân ở đây là vì giữa nốt đô và nốt si hoặc nốt fa và nốt mi hơn nhau có nửa tông thôi còn lại là các nốt khác cách nhau 1 tông . Còn tại sao giọng thử không được ghép với dấu giáng em xin giải thích như sau . Ví dụ 1 bài ở giọng rê thứ Dm . Trong hòa thanh giọng rê thứ đã có 1 nốt giáng là nốt si giáng ngay dưới nó là nốt la . Nếu ai đó muốn hát bài đó thấp đi nửa tông mà cứ máy móc cho mỗi nốt nhạc thấp đi nửa tông rồi đọc tên hay xướng âm theo tên các nốt nhạc đó thì sẽ sảy ra là có 2 nốt phải gọi chung 1 từ là la giáng và la (SI GIÁNG GIỜ LẠI GIÁNG THÊM LẦN NỮA THÀNH LA) . Như vậy xướng âm 2 nốt la nghe có cao độ khác nhau rất lẫn lộn . Để tránh việc đó , ta gọi bài hát đó theo giọng đô thứ rồi thêm thăng , Ở giọng đô thứ 2 nốt lúc trước là la và si giáng bây giờ là son và la giáng , nếu tất cả được thăng lên nửa tông thì ta đọc tên 2 nốt ấy hoặc xướng âm quá dễ vì nó là son thăng và la bình (la như bình thường) không bị chung từ son phải không các bác . Cách giải thích về giọng trưởng không được đi kèm với dấu thăng cũng lý luận kiểu đó chỉ hơi khác 1 chút thôi các bác ạ .