torune
Film critic
Mô tả đầu tiên dành cho phim: dài. Tầm trên dưới hai tiếng rưỡi!
Mới vô phim, chợt thấy logo của Alibaba Pictures, người viết bài có phần chột dạ và nảy sinh thái độ dè chừng. Rốt cuộc thì phản ứng này đúng. 2/3 thời lượng, 'Mission Possible: Fallout' chỉ làm lại những thứ trước đó mà series, hay bất kỳ phim hành động nào khác đã làm. Hông chừng, những trường đoạn đua xe của 'Baby Driver' còn thú vị hơn cả MI6.
Cũng trong thời gian rề rà này, 'Mission Impossible: Fallout' cho thấy quan điểm của nhà làm phim chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa phương Đông (cụ thể là Trung Quốc và Việt Nam). MI6 như cái bánh chưng, cái bánh tét, tô phở... cố làm sao cho to, cho bự hơn 5 cái bánh trước đó. Coi mà chán chường, ngao ngán. Thêm nữa, được quả buff vô tội vạ cho một nhân vật phụ, tuyến phản diện người gốc châu Á. Gì mà, hai siêu điệp viên phương Tây. Không tính Tom Cruise, thì Henry Cavill cũng có sức vóc vượt trội. Vậy mà hai anh điệp viên lại bị 'kẻ ác phương Đông' đánh cho ngất ngưởng.
Rebecca Fegurson xuất hiện. Nữ diễn viên có đủ thần thái cho vai một mật vụ ngầm. Nếu hãng phim muốn làm spin-off đưa cô lên làm nữ chính thì mình cũng tán thành. Tom Cruise thì vẫn như xưa, hở tý động tay động chân và lần này thì càng liều mạng hơn nữa. Nhưng mình đánh giá cao cảnh anh bay từ tòa nhà này sang tòa nhà kia, rồi làm một cú hụt chân theo như chính anh dự tính (xác định rất đau). Nhân vật của Henry Cavill là 'nhạt' nhất trong dàn điệp viên dẫu biết là người viết truyện muốn xây dựng motif lật mặt. Rất tiếc, spotlight đều hướng cả về Tom Cruise, sau đó tới Rebecca Ferguson (dù cô xuất hiện ít).
1/3 thời lượng còn lại của phim đáng để ghi nhớ. Khi các bên bắt đầu chơi bài ngửa. Rõ ràng, (một lần nữa), các tình tiết trong trường đoạn này không mới (cài cắm, đặt bẫy, làm teamwork, người này cứu nguy người kia, rồi nam chính hoàn tất nhiệm vụ trong gang tấc...) nhưng các tài năng của Hollywood biết cách lồng tất cả lại với nhau, cùng hòa quyện, cùng tăng tốc và buộc người xem lỡ bị cuốn vào phải theo dõi từng chi tiết để đi kết cái kết vỡ òa.
Tóm lại, 'Mission: Impossible - Fallout' có tính giải trí cao. Hời hợt hơn nửa đầu phim. Càng về cuối, phim bắt đầu đặt bẫy khán giả vô các tình tiết cao trào thường thấy của Hollywood để tăng tốc lên cực đỉnh, sau đó thở phào và vương vấn chút gì đó khiến họ có thể nhớ về phim. Một phim mà khiến khán giả, sau khi ra rạp, còn nhớ về nó... thì phim đó đã thành công.
Mới vô phim, chợt thấy logo của Alibaba Pictures, người viết bài có phần chột dạ và nảy sinh thái độ dè chừng. Rốt cuộc thì phản ứng này đúng. 2/3 thời lượng, 'Mission Possible: Fallout' chỉ làm lại những thứ trước đó mà series, hay bất kỳ phim hành động nào khác đã làm. Hông chừng, những trường đoạn đua xe của 'Baby Driver' còn thú vị hơn cả MI6.
Cũng trong thời gian rề rà này, 'Mission Impossible: Fallout' cho thấy quan điểm của nhà làm phim chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa phương Đông (cụ thể là Trung Quốc và Việt Nam). MI6 như cái bánh chưng, cái bánh tét, tô phở... cố làm sao cho to, cho bự hơn 5 cái bánh trước đó. Coi mà chán chường, ngao ngán. Thêm nữa, được quả buff vô tội vạ cho một nhân vật phụ, tuyến phản diện người gốc châu Á. Gì mà, hai siêu điệp viên phương Tây. Không tính Tom Cruise, thì Henry Cavill cũng có sức vóc vượt trội. Vậy mà hai anh điệp viên lại bị 'kẻ ác phương Đông' đánh cho ngất ngưởng.
Rebecca Fegurson xuất hiện. Nữ diễn viên có đủ thần thái cho vai một mật vụ ngầm. Nếu hãng phim muốn làm spin-off đưa cô lên làm nữ chính thì mình cũng tán thành. Tom Cruise thì vẫn như xưa, hở tý động tay động chân và lần này thì càng liều mạng hơn nữa. Nhưng mình đánh giá cao cảnh anh bay từ tòa nhà này sang tòa nhà kia, rồi làm một cú hụt chân theo như chính anh dự tính (xác định rất đau). Nhân vật của Henry Cavill là 'nhạt' nhất trong dàn điệp viên dẫu biết là người viết truyện muốn xây dựng motif lật mặt. Rất tiếc, spotlight đều hướng cả về Tom Cruise, sau đó tới Rebecca Ferguson (dù cô xuất hiện ít).
1/3 thời lượng còn lại của phim đáng để ghi nhớ. Khi các bên bắt đầu chơi bài ngửa. Rõ ràng, (một lần nữa), các tình tiết trong trường đoạn này không mới (cài cắm, đặt bẫy, làm teamwork, người này cứu nguy người kia, rồi nam chính hoàn tất nhiệm vụ trong gang tấc...) nhưng các tài năng của Hollywood biết cách lồng tất cả lại với nhau, cùng hòa quyện, cùng tăng tốc và buộc người xem lỡ bị cuốn vào phải theo dõi từng chi tiết để đi kết cái kết vỡ òa.
Tóm lại, 'Mission: Impossible - Fallout' có tính giải trí cao. Hời hợt hơn nửa đầu phim. Càng về cuối, phim bắt đầu đặt bẫy khán giả vô các tình tiết cao trào thường thấy của Hollywood để tăng tốc lên cực đỉnh, sau đó thở phào và vương vấn chút gì đó khiến họ có thể nhớ về phim. Một phim mà khiến khán giả, sau khi ra rạp, còn nhớ về nó... thì phim đó đã thành công.
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: