Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

moviefan

New Member
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

2D nghe bạn gì nói trên đây là 9o K đó em!
website ko thấy đề rõ ràng như website các hãng khác.

Ờ bọn chúng nó cố tình lập lờ để tính giá vé cao hơn đóa! giá vé 3D là 180k. Mà còn tùy chỗ ngồi và tùy ngày nha. Có ngày cao điểm hình như 250k đó bác. Xem 3D cứ sang Galaxy thôi, rẻ hơn nhiều lắm! Sang Mega để bọn Tây nó chém cho sứt móng... :D
 

Gambit

New Member
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

éh

90k cho vé 2D, 180k cho vé 3D? mắc khủng khiếp vậy
 

moviefan

New Member
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

Báo Pháp Luật hôm nay có thêm 1 bài có liên quan. Báo này phân tích có vẻ chặt chẽ về mặt pháp lý hơn Thanh Niên. Bên Megastar làm ăn kiểu gì mà bị cả xã hội lên án thế này nhỉ??? Thấy lạ là mấy doanh nghiệp nước ngoài thường họ cũng khá cẩn thận về pháp luật - ai dè thằng Khoai Tây này làm ẩu quá!

Megastar bị "kiện" vì ép khách hàng

Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty Luật Nam Hùng: “Vụ việc này cho thấy dấu hiệu đáng mừng là... doanh nghiệp Việt Nam đã biết vận dụng Luật Cạnh tranh để tự bảo vệ mình”.

Sáu doanh nghiệp ngành điện ảnh đã nộp đơn đến Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương để khiếu nại Công ty TNHH Truyền thông Megastar. Bên khiếu nại cho rằng Megastar đã có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm Luật Cạnh tranh.

Từ khi có Luật Cạnh tranh (năm 2005) đến nay thì đây là vụ thứ hai trên cả nước liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.

Thị phần trên 30%: Có vị trí thống lĩnh

Theo phân tích của các doanh nghiệp đứng đơn, hiện nay 90% các phim nhựa chiếu rạp là phim nước ngoài, được các doanh nghiệp nhập khẩu từ các hãng sản xuất phim nước ngoài. Với mỗi phim, hãng sản xuất phim nước ngoài ký hợp đồng với một doanh nghiệp để doanh nghiệp này nhập khẩu và phân phối lại phim cho các doanh nghiệp khác trong nước. Các doanh nghiệp này cũng thống kê rằng Megastar thường chiếm khoảng 50% số phim nhập khẩu. Cụ thể, tổng phim nhập khẩu trong năm 2009 là 106 phim. Trong đó, riêng Megastar nhập 50 phim. Bên khiếu nại cũng cho rằng doanh thu từ hoạt động phân phối phim nhựa nhập khẩu của Megastar trong thời gian qua dao động từ 34% đến 75% tổng doanh thu trên thị trường phân phối phim nhựa nhập khẩu tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên, hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Dựa trên quy định này, bên khiếu nại cho rằng Megastar có vị trí thống lĩnh thị trường.

Luật Cạnh tranh cũng có quy định cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện sáu hành vi. Trong đó có hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác hoặc buộc doanh nghiệp chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Áp đặt điều kiện bất hợp lý

Bên khiếu nại cho rằng Megastar đã vi phạm Luật Cạnh tranh khi có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Cụ thể, trong đơn khiếu nại, bên khiếu nại cho rằng Megastar áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng khi áp dụng chính sách định phí thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem. Hiểu nôm na, với mỗi phim mà Megastar phân phối cho các doanh nghiệp khác chiếu, Megastar thu 25.000 đồng trên mỗi vé mà các doanh nghiệp này bán ra. Bên khiếu nại cho rằng cách thu này của Megastar (áp dụng từ đầu tháng 6-2009) đã khiến các doanh nghiệp phải nâng giá vé để tránh lỗ và kết quả là khán giả bị thiệt hại do giá vé tăng.

Lại chuyện "bia kèm mồi"

Ngoài ra, bên khiếu nại cũng cho rằng Megastar áp đặt điều kiện trong quan hệ giữa các bên. Cụ thể, Megastar buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. Ví dụ, muốn có phim Transformers (một phim thuộc dạng “bom tấn”, hút khách) thì Công ty Cổ phần Phim Thiên Ngân (Galaxy) phải lấy kèm phim Ice Age (là một phim hoạt hình).

Bên khiếu nại còn chỉ ra rằng Megastar đã buộc các doanh nghiệp này chiếu những phim do Megastar phân phối tại những phòng chiếu do Megastar chỉ định. Hành vi này cũng bị bên khiếu nại cho rằng Megastar đã áp đặt điều kiện.

Do đó, sáu công ty đã cùng khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh nhờ điều tra, phân xử vụ việc này.
 

namtuocbongdem

New Member
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

Thằng megastar này láo quá, làm anh em mình fai thêm mớ tốn tiền để coi fim :(
 

poly

Banned
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

Bài viết cop từ blog Phong Việt

MegaStar Việt Nam & cuộc chơi nghiệt ngã!

Cuối cùng thì thông tin MegaStar VN bị 6 doanh nghiệp điện ảnh trong nước chính thức đâm đơn kiện vì vi phạm luật cạnh tranh công bằng cũng đã được báo chí đăng tải (đầu tiên là Thanh Niên, sau đó Pháp Luật TPHCM đi liên tiếp 2 kì). Và lá đơn đã được 6 đơn vị: Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần Điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp tháng 8), Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Thanh Bình và Sông Phố) gửi đến Cục quản lý cạnh tranh (Bộ công thương) vào đầu tháng 3/2010 vừa qua.

Câu chuyện có thể hiểu theo cách là MegaStar VN đang ép các đơn vị kia chiếu phim theo hình thức giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem. Nói đơn giản, MegaStar VN ra qui định đơn vị nào chiếu phim của MegaStar VN nhập về thì phải chấp nhận chuyện: cứ mỗi khán giả vào rạp phải trả cho MegaStar VN 25K, còn nếu giá vé mà từ 50K trở lên thì ăn chia sẽ tính theo tỷ lệ 50-50. Nghĩa là giá vé càng cao thì MegaStar VN càng lời nhiều, còn vé càng thấp (dưới 50K) thì dù như thế nào MegaStar VN vẫn được 25K mặc cho cụm rạp chiếu phim của đơn vị đó đón nhiều hay ít khán giả. Cuộc chơi trong cơ chế thị trường hiện nay là cuộc chơi công bằng, ai cảm thấy mình bị ép không chính đáng, bị ảnh hưởng đến quyền lợi kinh doanh mà luật doanh nghiệp bảo hộ thì có quyền kiện thoải mái... còn chuyện đúng hay sai thì hạ hồi phân giải.
Năm 2005, doanh thu tiền vé của các rạp phim VN là 2 triệu đô la. Nhưng 3 năm sau đó, năm 2008 thì doanh thu tiền vé của cả thị trường lên đến 12 triệu đô la trong đó MegaStar VN chiếm đến 7 triệu đô la (MegaStar VN chính thức có mặt ở VN vào tháng 4/2006). Nhìn vào những số liệu đó có thể nói MegaStar đã tạo ra một bước đột phá đáng kinh ngạc trong thị trường chiếu phim VN. Hiện tại MegaStar VN sở hữu đến 8.000 ghế ngồi trong hệ thống rạp phim của mình, và cho đến thời điểm này có thể khẳng định hầu hết các phim bom tấn của thị trường VN đều do đơn vị này nhập về. So với các đơn vị nhập phim khác, MegaStar VN có một lợi thế rất lớn là một trong những cổ đông của họ là người Mỹ, với những mối quan hệ cực kì tốt với các studio lớn của Hollywood.
Quay lại với chuyện vì sao MegaStar VN dám áp đặt qui định lên các cụm rạp chiếu phim của các đơn vị khác mà không ngại chuyện họ đồng loạt tẩy chay. Trước hết bạn Vịk muốn chỉ ra cách mà MegaStar VN và Galaxy Cinema (hai đơn vị nhập khẩu phim lớn nhất hiện nay) thỏa thuận với các studio lớn trên thế giới. Nếu MegaStar VN thỏa thuận theo kiểu cùng thắng cùng thua- nếu phim thắng thì cả MegaStar VN và studio cùng thắng, nếu phim thất bại thì cùng gánh chiệu rủi ro dựa trên tỷ lệ 3-7 hoặc 4-6. Trong khi Galaxy Cinema thỏa thuận với các studio theo cách lời ăn lỗ chịu- mua đứt bán đoạn. Đó chính là lí do mỗi phim mà Galaxy nhập về là một cuộc đánh cược rất lớn, có những phim thắng lớn như Harry Potter hay 2012 thì không nói gì, nhưng có những phim thất bại thảm hại thì không cách gì bù đắp nổi, đó là chưa kể chuyện “hàng bán kèm” (những phim dở bán kèm các phim lớn theo một gói) lỡ nhập về thì phải chiếu dù biết trước doanh thu không đáng kể. Lẽ đương nhiên, MegaStar VN cũng gặp trường hợp “hàng bán kèm” theo kiểu nhân nhượng với nhau, nhưng trường hợp này không nhiều (ví dụ như số lượng hàng kèm này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay so với tổng số 50 phim mà MegaStar VN nhập khẩu trong năm 2009). Bên MegaStar VN luôn có một bộ phận đánh giá tiềm năng của các phim sẽ nhập về, và dựa trên list các phim mà các studio sẽ phát hành trong năm mà họ sẽ chọn ra danh sách những phim nào tốt nhất để nhập và bảo vệ quan điểm.
Vì lẽ đó, các phim của MegaStar VN luôn là những phim được xem là tốt nhất. Với lợi thế về mặt chất lượng phim, chất lượng cụm rạp, chất lượng phục vụ… khiến cho giá vé của MegaStar VN luôn cao hơn rất nhiều so với các cụm rạp nhỏ, cũng như cao hơn một chút so với các rạp gần gần level như của Galaxy. Nhưng khán giả vẫn đông. Bởi hơn ai hết khán giả biết được rằng khi bỏ ra số tiền 80K hoặc 100K để mua 1 tấm vé xem phim của MegaStar VN họ được phục vụ tối đa cả về không gian xem phim lẫn bộ phim. Họ thỏa mãn với điều đó. Vì vậy, có mắc một chút nhưng họ vẫn đi xem là thế. Khi không có phim hay trong tay thì các cụm rạp của các đơn vị kia buột phải thỏa thuận với MegaStar VN để có thể chiếu phim của họ tại rạp của mình. Và lúc đó MegaStar VN bắt đầu đưa ra luật chơi.
Theo thông tin, chuyện lấn cấn giữa các đơn vị này và MegaStar VN đã xảy ra từ hồi tháng 6/2009. Quay trở lại với câu hỏi, thật ra MegaStar VN có sợ chuyện bị tẩy chay không khi áp đặt hình thức giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem, thì câu trả lời là Không! Vậy thì hỏi tiếp MegaStar VN có cần các rạp phim của các đơn vị khác chiếu phim của mình không, câu trả lời cũng vẫn là Không! Vì sao?
MegaStar VN đã đầu tư tổng cộng 25 triệu đô la cho việc xây dựng các cụm rạp phim ở VN, và thông tin gần đây thì họ bảo khoảng 5 năm nữa mới hoàn vốn. (Tuy nhiên, MegaStar VN vừa gặp thêm trở ngại là cụm rạp Paragon của họ ở quận 7-TPHCM mới chính thức đóng cửa vì lượng khán giả quá ít, vốn đầu tư 4 triệu đô la cho cụm rạp Paragon này hiện đang “đóng băng” ở đó mà chưa biết thu hồi bằng cách nào). Kế hoạch của MegaStar VN là kế hoạch dài lâu, vì lẽ đó, bạn Vịk mới dám khẳng định chuyện MegaStar VN chẳng đoái hoài đến việc những đơn vị khác có chiếu phim của mình. Cái mà MegaStar VN cần bây giờ là nếu các đơn vị khác không chiếu phim của MegaStar VN thì càng tốt, để mặc định một suy nghĩ trong đầu của khán giả, rằng muốn xem phim bom tấn, muốn xem phim hấp dẫn chiếu cùng thời điểm với thị trường Bắc Mỹ (như trường hợp gần nhất là Iron man 2 vào ngày 7/5 mở đầu mùa phim hè)… thì chỉ việc đến MegaStar VN.
Chỉ đến các cụm rạp của MegaStar VN thì mới có những bộ phim tuyệt hảo như vậy, còn ở những rạp của các đơn vị khác thì Không!
Do đó MegaStar VN mới mạnh dạn đưa ra luật chơi với các đơn vị khác như đã nói ở trên. Hoặc là giá cao- để hạn chế bớt các cụm rạp chiếu phim của mình nếu không đủ khả năng bán vé với giá tốt, hoặc là thu được lợi nhuận tương đối với các đối tác chấp nhận cuộc chơi.
Nhìn vào danh sách các đơn vị khởi kiện MegaStar VN lần này, có thể thấy chỉ có Galaxy là có tiếng nói mạnh nhất. Cả Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần Điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng) mỗi nơi chỉ có đúng một cụm rạp chẳng bõ bèn gì. Riêng Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang) với khá nhiều cụm rạp đấy nhưng rạp nào cũng ở mức chất lượng “cơ sở vật chất” thuộc loại bình dân, còn Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp tháng 8) thì thôi miễn bàn. Việc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Thanh Bình và Sông Phố) theo vụ kiện này có thể hiểu ở khía cạnh là do MegaStar có hiện diện ở Biên Hòa, nên cũng cố đấm ăn xôi để có được gì thi hay chút nấy.
Nếu bạn nào quan tâm kỹ một chút sẽ hỏi vậy chứ BHD và Lotte Cinema sao không tham gia vụ kiện. Bạn Vịk có thể lý giải được. Trước nhất Lotte nhập phim thì hầu hết là các film Hàn (tổng cộng có 3 hệ thống cụm rạp Lotte hiện nay là ở quận 7, Diamond – quận 1 và ở Đà Nẵng), họ có phân khúc riêng và có thị trường riêng. Tính “đồng hương” của các vị trong hội đồng quản trị của Lotte Cinema rất mạnh mẽ do đó họ chẳng việc gì phải tham gia vào vụ kiện. Phim nào của MegaStar VN mà Lotte thấy “ăn” thì họ chiếu, phim nào không thì cứ chiếu phim “nhà mình”. Điểm tương đồng ở đây giữa MegaStar VN và Lotte Cinema nữa là họ đều là những “người lạ đến đây”, không đồng cam cộng khổ với nhau thì mắc chi kiện nhau. Trường hợp của BHD lại là trường hợp khác, rõ ràng trong liên minh vụ kiện này đơn vị mà Galaxy muốn “chung tay” nhất chính là BHD. Hiện tại BHD sở hữu mỗi cụm rạp Thăng Long, và sắp tới đây họ sẽ khai trương cụm rạp đầu tiên mang tính nền tảng của mình là tại MaxiMark 3/2 (quận 10- TPHCM). Các phim mà BHD nhập về lâu nay đến từ nguồn các studio của Hồng Kông và Trung Quốc, nhỏ lẻ và hạn hẹp. Tham vọng của BHD rất lớn, và họ chỉ mới chính thức tham gia vào thị trường xây dựng cụm rạp phim, đó là lí do BHD không muốn liên lụy nhiều. Hơn nữa việc có cụm rạp mới thì cần phải có phim hay để chiếu, không có mối quan hệ với các studio lớn ở Mỹ, còn cách nào khác để BHD chiếu phim hay nếu không cầu viện đến MegaStar VN. Đi kiện một người mà mình đang muốn nhỏ vả là chuyện không nói ra thì ai cũng biết là chẳng tội tình gì. Nhưng hơn hết, như đã nói, với những tham vọng lớn, BHD còn cần đến MegaStar VN rất nhiều trong việc tận dụng các mối quan hệ của MegaStar VN với các studio để thiết lập các kế hoạch đường dài trong tương lai. Mối quan hệ của BHD hiện tại với các đối tác trong ngành giải trí ở Mỹ là cực kì yếu. Và một điểm quan trọng nữa mà BHD không thể không nghĩ đến, họ còn sản xuất phim Việt chiếu Tết…suy đi tính lại thiệt hơn, ngồi rung đùi một chổ là cách tốt nhất mà BHD nên làm.
Ngoài ra, thêm một chuyện mà các đơn vị như BHD, Lotte, hay Galaxy (dù buột phải kiện) phải tỏ ra thiện chí với MegaStar VN là họ chính là đơn vị nhập khẩu phim 3D duy nhất tại VN hiện nay. Các đơn vị trên hiện đều đã có rạp 3D hoặc sắp có rạp 3D, nên dù muốn hay không phải ngồi lại với MegaStar VN mà “xin” phim của họ. Năm 2010 MegaStar VN sẽ nhập khẩu đến 12 phim 3D với nhiều thể loại khác nhau. Và cơ hội phá vỡ thế độc quyền duy nhất lúc này thuộc về Galaxy với việc họ dự định sẽ nhập khẩu bản 3D Harry Potter, nhưng thông tin này vẫn chưa chắc chắn…
Vụ kiện này rồi sẽ đến đâu? Thú thật là theo nhận xét của bạn Vịk là không đi đến đâu hết, chỉ là cho vui, vậy thôi. Với những lí lẽ viện dẫn ra ở trên, và theo như những số liệu mà bên kiện đưa ra về việc chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh không công bằng của MegaStar VN thì cũng chẳng có nguồn dẫn chứng nào đủ xác đáng để khẳng định các số liệu đó là đúng. Và muốn nói thêm điều này nữa, trong số các thành viên hội đồng quản trị của MegaStar VN có hai vị thuộc hàng “tai to mặt lớn” không thể xem thường được: một là chị Lệ ( Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Phương Nam) và hai là anh Thành (chủ tịch hội đồng quản trị của MaxiMark (có liên quan đến địa điểm rạp phim mới của các bạn BHD nhé!)- với những địa điểm thuê làm siêu thị đều nằm trên đất của Bộ quốc phòng).
MegaStar VN đang tạo ra cuộc chơi, với những lý lẽ hợp lý của họ, trong phạm vi của pháp luật cho phép. Và đơn giản, ai chấp nhận thì chơi, ai không thì thôi!
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

hix, mốt xăng tăng lên 100K/lít. Ai thích đi xe thì mua ko thích thì nghỉ chơi ha!
 

poly

Banned
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
(TP.HCM - Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2011) – Ngày 9/11/2010, Công ty TNHH Truyền Thông MegaStar đã tổ chức họp báo để lần đầu tiên giải thích về hoạt động phát hành phim của công ty tại Việt Nam, kể từ khi một số đơn vị c...hiếu phim nộp Đơn khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh (CQLCT) cho rằng MegaStar đã thực hiện một số hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh vào tháng 3/2010.
Ông Brian Hall, Chủ tịch Hội đồng quản trị MegaStar, cho biết MegaStar không đồng ý với bất kỳ cáo buộc nào được nêu ra trong Đơn khiếu nại và Bản giải trình bổ sung đơn khiếu nại mà các Bên Khiếu Nại đã gửi đến CQLCT. "Chúng tôi khẳng định kể từ bắt đầu hoạt động vào năm 2006, MegaStar không có bất kỳ hành vi nào vi phạm pháp luật Việt Nam. Chúng tôi không áp đặt giá hoặc tăng giá một cách bất hợp lý, gây thiệt hại cho khách hàng, cũng như không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ đi kèm nào như bị cáo buộc", ông Hall nói.
Trong Bản giải trình chi tiết mới nhất gửi đến CQLCT ngày 6/11/2010, MegaStar cũng đã đề nghị CQLCT ra quyết định rằng các cáo buộc của các Bên khiếu nại là không có cơ sở và ngừng điều tra đối với MegaStar.
Theo ông Brian Hall, đối với cáo buộc MegaStar đang nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường trong thị trường liên quan (nắm giữ 30% thị phần trong thị trường "phát hành phim nhựa nhập khẩu"), các bên khiếu nại đã xác định sai thị trường liên quan và đã không chứng minh được thị phần của MegaStar để từ đó quy kết rằng MegaStar có vị trí thống lĩnh thị trường. Thị trường liên quan trong vụ việc này phải là thị trường cung cấp dịch vụ phát hành tất cả các loại phim nhựa trên lãnh thổ Việt Nam. Theo các quy định hiện hành, nếu không xác định được thị trường liên quan và thị phần thì không thể kết luận rằng một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.
Đối với cáo buộc MegaStar đã tăng giá cho thuê phim bất hợp lý, Bên khiếu nại cũng không thể chứng minh được thật sự có việc tăng giá cho thuê phim kể từ khi MegaStar áp dụng chính sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem ("MPC") là 25.000 đồng đối với phim Chiếu Vòng Đầu từ giữa năm 2009. Thậm chí, không có bất kỳ sự tăng giá rõ ràng nào, bởi căn cứ vào các chứng từ thanh toán, phí thuê phim mà các rạp phải trả cho MegaStar không thay đổi trong suốt thời gian chiếu một bộ phim.
Ông Brian cũng cho biết, Bên khiếu nại tại Bản giải trình bổ sung của họ gởi Cục quản lý cạnh tranh cũng đã đính chính và khẳng định rằng họ không cáo buộc MegaStar đã áp đặt giá vé tối thiểu cho khán giả bằng việc quy định giá vé trong các Thư xác nhận đặt phim. Trong Bản giải trình bổ sung này, họ cũng thừa nhận MegaStar không có bất kỳ hành vi nào khác nhằm áp đặt giá vé tối thiểu cho người xem của các rạp. Các rạp có toàn quyền tự do quyết định giá vé bán cho người xem phù hợp với chính sách kinh doanh của mình dù có hay không có chính sách MPC.
Đối với cáo buộc rằng MegaStar ép buộc khách hàng mua "hàng kèm", ông Brian khẳng định không có bất kỳ nghĩa vụ bán kèm nào được ghi nhận trong các hợp đồng giữa MegaStar và các rạp chiếu phim khác. "Với tư cách là một đại lý phát hành hưởng hoa hồng của các hãng phim nước ngoài, trong các hợp đồng đã ký với các các hãng phim, MegaStar đã cam kết không được phép phát hành kèm phim này với một phim khác. Do vậy, MegaStar không có động lực hay lợi ích hay chính sách nội bộ nào để thực hiện hành vi giống như cáo buộc, vì chắc chắn hành vi đó sẽ dẫn tới sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với các hãng phim nước ngoài," ông Brian khẳng định”.
Cũng theo ông Brian, trong Bản giải trình chi tiết ngày 6/11/2010, MegaStar đã đề xuất CQLCT quyết định tuyên bố Công ty CP Phim Thiên Ngân (Galaxy) không đủ điều kiện là Bên khiếu nại vì không có bằng chứng Galaxy có liên quan hay bị ảnh hưởng gì bởi các hành vi do Bên khiếu nại cáo buộc.
Có thể thấy, trong Đơn Khiếu nại của sáu doanh nghiệp gửi đến CQLCT, không có bất kỳ khiếu nại nào về tình trạng thua lỗ trên thị trường dịch vụ phát hành phim của các nhà phát hành phim có liên quan. Các số liệu thống kê cũng cho thấy, không chỉ riêng MegaStar mà tất cả các nhà phát hành phim khác nói chung cũng đang tăng trưởng cả về quy mô lẫn doanh thu từ việc phát hành phim của mình. Các số liệu cũng cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về mặt doanh thu bán vé của các rạp nhận phim do MegaStar phát hành trong giai đoạn từ khi MegaStar được thành lập vào năm 2005 cho đến nay. Nhìn chung, những doanh nghiệp có liên quan đều đang được hưởng lợi từ sự phát triển lành mạnh của thị trường phát hành cũng như thị trường chiếu phim và ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam nói chung. "Khán giả chính là người cuối cùng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trên thị trường. Với sự đầu tư của MegaStar để mang các sản phẩm phim đa dạng hơn đến thị trường Việt Nam cũng như xây dựng các rạp chiếu phim hiện đại, khán giả xem phim tại Việt Nam ngày nay đang có nhiều sự lựa chọn xem phim ở nhiều rạp khác nhau ở các phân khúc thị trường khác nhau. Họ có thể chọn tiếp tục xem phim như trước đây, nghĩa là phim có thời gian phát hành tại Việt Nam sau từ vài tuần đến một tháng so với ngày phát hành trên thế giới. Và giờ đây họ còn có thêm cơ hội được thưởng thức các bộ phim bom tấn mới nhất, hấp dẫn nhất cùng thời điểm với khán giả ở các thị trường phát triển nhất trên thế giới như Bắc Mỹ và Châu Âu.", ông Brian phân tích. Theo MegaStar, chính những phản hồi và sự ủng hộ tích cực của khán giả đối với các sản phẩm phim mới này là động lực thúc đẩy MegaStar và các hãng phim tiếp tục đầu tư để mang nhiều sản phẩm phim mới đến thị trường Việt Nam.
 

poly

Banned
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

THÔNG TIN THAM KHẢO
1. Tiến trình vụ việc
• Vào tháng 3/2010, sáu doanh nghiệp chiếu phim, bao gồm Công ty CP Điện ảnh truyền thông Sài Gòn, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai, Công ty CP điện ảnh Sài Gòn, Công ty CP Phim Thiên ...Ngân, Công ty điện ảnh 212 và Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội đã nộp Đơn Khiếu Nại lên CQLCT cáo buộc công ty đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
• Vào ngày 7/6/2010, MegaStar gửi Bản giải trình đầu tiên về vụ việc lên CQLCT trong lúc chưa được cung cấp Đơn Khiếu Nại của các Bên Khiếu Nại. Trong bản giải trình này, MegaStar đã yêu cầu CQLCT không công nhận tư cách Bên Khiếu nại của hai trong số 6 doanh nghiệp đứng trong Bên Khiếu Nại do hai đơn vị này không có quan hệ làm ăn với MegaStar hoặc chưa bao giờ phát hành phim chiếu Vòng Đầu theo chính sách MPC. Thêm vào đó, MegaStar cũng đã chứng minh rằng ngoài các lập luận và giải thích hết sức chủ quan, các Bên Khiếu Nại không hề nộp các chứng cứ để chứng minh cho các cáo buộc của mình là có cơ sở.
• Vào ngày 8/6/2010, MegaStar đã tham dự phiên họp điều trần với CQLCT.
• Vào ngày 18/6/2010, CQLCT đã có Quyết định số 67 về việc điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh, chỉ còn lại 4 Bên Khiếu Nại trong vụ việc này, đó là Công ty CP điện ảnh Sài Gòn, Công ty CP Phim Thiên Ngân, Công ty CP Điện ảnh truyền thông Sài Gòn, Công ty Điện ảnh 212.
• Vào ngày 17/9/2010, 4 Bên Khiếu Nại đã nộp Bản giải trình bổ sung cho Đơn Khiếu Nại đến CQLCT, trong đó đã đính chính và rút lại cáo buộc MegaStar đã áp đặt giá vé tối thiểu cho khán giả bằng việc quy định giá vé trong các TXNĐP.
• Vào ngày 18/10/2010, MegaStar đã được cung cấp bản sao Đơn Khiếu Nại và một vài chứng cứ (không phải tất cả) mà các Bên Khiếu Nại đã nộp lên CQLCT.
• Vào ngày 6/11/2010, MegaStar đã nộp Bản giải trình chi tiết lên CQLCT.
• Cuộc điều tra có thể chấm dứt và đưa ra kết luận vào ngày 18/12/2010, trừ phi CQLCT muốn gia hạn thời gian điều tra.
• Sau đó, dựa trên quyết định của CQLCT, vụ việc có thể được mang ra xử tại Ủy ban Cạnh tranh
 

poly

Banned
Ðề: Megastar có cạnh tranh không lành mạnh?

WEB%20BANG%20GIA%203D.jpg


76156_171480989530117_100000046525521_592995_5443528_n.jpg



bhadstargiavethang10.jpg


3dlotte.jpg
 
Bên trên