Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

hung_vu242000

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Xem phim giải trí, có gì mà kêu với lại nâng lên tầm chính trị làm gì.
Với lại VN bị TQ xâm chiếm cả ngàn năm, văn hoá ảnh hưởng nhiều thứ lắm, từ chữ viết, lễ học, và có cả kiến trúc. Giờ có bố thằng nào biết thời xưa VN thực sự các lâu đài, thành quách, quần áo gấm vóc nó ra làm sao? Vậy thì so sánh phim TQ làm kia với cái gì đây? Ngay cả phim VN làm về thời nhà Nguyễn, gần như Bảo Đại cũng thấy có giống khỉ mốc với hình vẽ vua ở kinh thành Huế đâu.

Bạn chủ quan quá đấy :)

Trước khi dời đô đến Thăng Long thì vua Lý Thái Tổ ở Hoa Lư nhé.

đây là đoạn nói về Hoa Lư do Đinh Tiên Hoàng xây:

Vua một phen cất quân là dẹp yên, bèn tự lập làm đế. Chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm thôn, vua muốn dựng [2b] đô ở đó, nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi về việc đặt hiểm, nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư 251 (nay là phủ Trường Yên).

Mậu Thìn, năm thứ 1 [968], ( Tống Khai Bảo năm thứ 1 ). Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế.

Bạn có thể hỏi anh Gúc về hình ảnh của thành Hoa Lư nhé, hoặc có thể xem những hình dưới này.

hoa%20lu.jpg


ninhbinh_tamcoc1.jpg


Còn đây là cái cửa vào thành trong phim :)
ResizedImage272205-13069-DTTTL-18.png


Và mặc dù là Hoa Lư đã được sửa chữa rất nhiều lần qua các đời vua, nhưng đây là nhận xét chung của giới sử học về Hoa Lư thời xưa

Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành...

...Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ...

Còn thành Thăng Long tuy đã thành tro bụi, nhưng vẫn còn 1 số tư liệu:

Thành Thăng Long thời Nguyễn
hoang_thanh_thang_long.jpg


Thời Lê
vh_-hoang-thanh-1.jpg


Còn đây là "Thành Thăng Long" trong phim :)
ResizedImage362201-13069-DTTTL-17.png


Thang vào Điện Kính Thiên - nơi họp triều của vua quan thời Trần
Can-canh-di-san-van-hoa-Hoang-thanh-Thang-Long_Tin180.com_004.jpg


Lối vào điện "Kính Thiên" (?) của phim
DTTTL-19.png


Còn về trang phục thì mình sẽ nói sau nhé. Đây chỉ mới là bối cảnh
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ha ha ha, hi hi hi. Phim này do các nhà văn hóa ta làm đấy. Ha ha ha, hi hi hi, đau cả ruột !
 

couple1606

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Nói như bạn zậy nhà nước ta bỏ tiền đào tạo rùi trả lương cho mấy nhà sử học dể ngồi choi xơi nước cuối tháng lãnh lương thui à
Nói ra là thấy dốt lịch sử rùi, thử ra huế xem nơi còn lưu các trang phục triều dình xưa mà tìm hiểu

Hehe bác phải hiểu 1 vấn đề thế này nhé, nhà sử học cũng nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau, có người chỉ chuyên về các sự kiện LS thôi, có người thì về mỹ thuật trong lịch sử. Ngày xưa bác học sử chỉ chủ yếu được dạy về các sự kiện thôi, có được học về thời Lý vua ăn mặc ra sao, sinh hoạt thế nào, cung điện to chừng nào....Kiểu như k phải ai học tin học cũng biết lập trình cả bác ạ. Trang phục trong lịch sử thì phải có người nghiên cứu riêng.
Có bác bảo vào Huế xem cung điện, đấy có phải thời Lý đâu các bác. Mà có mỗi cái cổng thành thì quay mấy chục tập phim sao nổi.
Giờ người Việt em tin có người thừa sức làm được cái bối cảnh thành Thăng Long để quay nhưng vấn đề là những người ấy chả bao giờ được chọn ( vì sao các bác tự đoán) Mà muốn dựng được để quay thì phải làm từ 10 năm trước cơ.
Nếu các bác biết mấy cái phim dự án 1000 năm Thăng Long này do ai làm và sau khi đặt bút kí duyệt kinh phí đoàn làm phim đã làm những gì thì có khi phải thấy mừng vì còn có cái phim 1000 năm mà chửi =))
 

couple1606

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

tham khảo qua bác Lan, bác Quốc là có thể tạo được mà, cái quan trọng là chúng ta tâm huyết đến đâu thôi.

Thế theo bác thì bác Lan với bác Quốc tận mắt nhìn thấy trang phục thời Lý chưa. Nguyễn thì may ra còn chứ Lý thì em không tin, tất cả chỉ là suy đoán mà thôi, vì em tin không có tài liệu nào vẽ lại trang phục thời Lý, có chăng quí lắm là vài dòng sử ghi lại thôi, rồi từ đó suy luận ra.
Còn mấy cái ảnh Hoa Lư của bác gì đấy thì em xin thưa là toàn xây lại trên đống đổ nát, chứ làm gì mà được còn từ thời Lý. Cái chùa một cột biểu tượng còn được xây lại hoàn toàn ( hình như là năm 1954, em không nhớ rõ) lấy đâu ra công trình nào từ thời Lý.
 

hdbladies

Banned
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Vì sao làm LS Việt Nam lại phải nhờ phim trường TQ ? Hay vì ham hố, Triều đình TQ lớn hơn nên mượn quay cho oai ?
Là một bộ phim LS chống quân xâm lược Tàu lại quay bên Tàu ... sao không đưa tiền cho bọn Tàu nó bao trọn gói cho luôn !
 

hung_vu242000

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Thế theo bác thì bác Lan với bác Quốc tận mắt nhìn thấy trang phục thời Lý chưa. Nguyễn thì may ra còn chứ Lý thì em không tin, tất cả chỉ là suy đoán mà thôi, vì em tin không có tài liệu nào vẽ lại trang phục thời Lý, có chăng quí lắm là vài dòng sử ghi lại thôi, rồi từ đó suy luận ra.
Còn mấy cái ảnh Hoa Lư của bác gì đấy thì em xin thưa là toàn xây lại trên đống đổ nát, chứ làm gì mà được còn từ thời Lý. Cái chùa một cột biểu tượng còn được xây lại hoàn toàn ( hình như là năm 1954, em không nhớ rõ) lấy đâu ra công trình nào từ thời Lý.

Chậc... Nếu lý luận theo kiểu AQ như bác này thì ngành sử học (thế giới nói chung và VN nói riêng) lập ra làm gì cho phí tiền, vì có ai quay phim, chụp hình được người xưa cách đây cả ngàn năm ăn mặc, sinh sống sao đâu. Cái ảnh Hoa Lư ấy là phục dựng từ thế kỷ thứ 17 đấy bác ạ. Các ảnh về thành Thăng Long em đã ghi rõ thời gian rồi. Về truyền thống văn hóa (kiến trúc, trang phục, tập tục...) thì vẫn có nguyên tắc kế thừa đấy bác ợ. Tức thời Lý khác thời Trần chút đỉnh, thời Trần khác thời Lê chút... cho đến hiện tại. Dĩ nhiên dân ta bây giờ sinh hoạt sẽ khác thời Lý (để bác khỏi lý sự là bây giờ dân ta sao không giống dân thời Lý).

Mà bác nghĩ cái phim trường Trung Quốc bọn Tàu nó tự nghĩ, tự xây đấy à ? Cũng từ sử học, khảo cổ ra hết cả thôi.

Hôm nào rảnh em sẽ post 1 bài về trang phục nhá, đừng nói là ông Lan, ông Quốc éo biết gì về trang phục thời đó, các ông ấy còn biết nhiều nữa đấy. Chỉ có điều đoàn làm phim này không tham khảo các ông ấy thôi.

P/S: Cái chùa Một Cột đấy tuy xây lại nhưng về kiến trúc giống với nguyên bản thời Lý đấy ạ. May là do Pháp nó phá cái chùa thời Lý, nhưng vẫn còn chụp ảnh lại. Không lại có nhiều ông vào dèm pha: chùa này xây lại... khác xa thời xưa.
 

IloveHDz

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ju gì củng phải xem thử coi hay = mấy film trước ko...
 

haiauden

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

thế nhưng có được mấy người chịu khó đi coi Tây Sơn Hào Kiệt, càng có được mấy người yêu mến phim đó?

mình thì cho rằng, cần có những phim lịch sử sức đủ lôi cuốn để hấp dẫn người coi, từ đó thì mới có nhiều người VN biết đến lịch sử VN hơn. còn tính thuần Việt, thế nào thì gọi là thuần Việt?
có thể trang phục và bối cảnh phim giống TQ, vì ta ko giàu có nên nhiều thứ đều fải thuê của TQ. nhưng nội dung phim vẫn là về người VN, nhân vật lịch sử VN.

rất nhiều người bạn của mình, sau 12 năm học trong nhà trường, ko biết Quang Trung và Nguyễn Huệ là 1 người; Lý Công Uẩn và Lý Thái Tổ cũng là 1 người, có công gì với đất nước; hay Trần Quốc Tỏan, ngòai ấn tượng về "lá cờ thêu sáu chữ vàng" thì ko biết gì về nhân vật này nữa... chúng ta đang rất cần những bộ phim lịch sử đủ hấp dẫn khán giả để nhiều người hiểu biết lịch sử hơn.

Các nhà sử học của ta không yếu kém đến mức không biết thế nào là thuần Việt đâu. Các bạn nào nói các nhà Sử học có nhìn thấy trang phục thời Lý, thời Trần bao giờ đâu mà biết thì thật buồn cười. Các bạn nghĩ dân Tàu nó được nhìn thấy trang phục thời Thương, thời Châu nhà nó để làm phim Phong Thần, Đông Chu Liệt Quốc à?

Nếu nói không giàu có nên phải đi thuê quần áo thì thà đừng làm. Nếu có làm phim Tàu nói tiếng Việt thì đừng khoác cái mác "mừng 1000 năm Thăng Long". Tuy nhiên, kinh phí 100 tỉ cho phim truyền hình thì không phải là ít, cũng chẳng thua gì phim nhựa Khát vọng Thăng Long đâu.
 

hahaharapid

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

bài này tập trung vào chuyên môn nè, chứ ko nói cảm tính tào lao hay chửi bới lèm bèm kiểu Chí Mèo nha:
http://lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=284341&postcount=2


Trước hết, bối cảnh của phim Lý Công Uẩn, Đường Tới Thành Thăng Long là vào cuối Lê - đầu Lý, xung quanh 3 triều Lê Đại Hành - Lê Ngọa Triều - Lý Thái Tổ.

Nếu tính từ khi Ngô Quyền đánh bại Nam Hán và lên ngôi mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho đất nước, chính thức thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc từ năm 938 đến năm 1009 của thời kỳ mạt vận của triều Tiền Lê, bối cảnh phim, thì vừa tròn 71 năm.

Như vậy là quá rõ, Việt Nam chỉ có 71 năm độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc, trong thời gian 71 năm độc lập này thì trong nước chiến tranh triền miên mà tiêu biểu là 3 cuộc chiến quy mô lớn:

1. Nội chiến 12 sứ quân kéo dài 24 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất lãnh thổ, lập ra nước Đại Cồ Việt.

2. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Đại Hành lãnh đạo, kết thúc bằng cuộc thủy chiến Bạch Đằng lần 2 trong Việt sử.

3. Chiến tranh Việt - Chiêm năm 982 do Lê Đại Hành thân chinh chỉ huy.

Ngoài 3 cuộc chiến tiêu biểu trên thì thời Tiền Lê giặc giã rất nhiều, ngoài những giặc nhỏ có thể sai tướng đánh dẹp thì có những giặc lớn mà chính hoàng đế phải thân chinh đi bình định: Đánh châu Hoan, châu Ái, đánh Hà Động, đánh tộc Cử Long v.v. Lê Long Đĩnh tiêu diệt các anh em tranh ngôi, sau khi làm vua cũng thân chinh đi đánh châu Đô Lương, châu Vị Long, châu Hoan, châu Thiên Liêu, châu Hoan Đường, châu Thạch Hà v.v.

Như vậy chỉ với 71 năm thoát ly Trung Quốc mà lại không có bao nhiêu năm hòa bình, thì lấy đâu ra thời gian để củng cố và định hình văn hóa riêng, bản sắc riêng, trang phục riêng trong thời gian này? Huống chi năm 1006 khi Lê Long Đĩnh lên thì đã sửa đổi triều phục rập khuôn triều Tống.

Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỷ) chép rằng:
Trích:
Năm Ứng Thiên thứ 11 đời vua Lê Hoàn (tức năm 1004), Lê Hoàn đã có ý phong Lê Long Đĩnh làm thế tử, nhưng vì triều thần có ý kiến, nên chỉ phong Lê Long Đĩnh làm đại vương và để trưởng nam là Lê Long Việt làm thái tử. Sau khi Lê Long Việt qua đời năm 1006, Lê Long Đĩnh lên làm vua, xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.

Lê Long Đĩnh truy đặt tên thuỵ vua Long Việt là Trung Tông hoàng đế; truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng Thái Hậu; lập bốn hoàng hậu; phong con trưởng là Sạ làm Khai Phong Vương, con nuôi là Thiệu Lý làm Sở Vương, cho ở bên tả; Thiệu Huân làm Hán Vương, cho ở bên hữu. Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.
Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết:
Trích:
Lê Ngọa Triều, năm Ứng Thiên thứ 13 [1006] đổi phẩm phục của các quan văn võ, đều theo như lối nhà Tống.
Tuy nhiên, dù trang phục Việt thời đó là mô phỏng Trung Hoa và về cơ bản là giống với họ, nhưng vẫn có một số chi tiết khác biệt, nhất là sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi thành Thuận Thiên Hoàng Đế.

Và những chi tiết khác biệt đó được thể hiện khá đầy đủ trong phim Lý Công Uẩn - Đường Tới Thành Thăng Long... Mời các bạn tham khảo những hình ảnh sau đây, đây là những hình ảnh có những chi tiết khác Trung Quốc và những hình ảnh tuy giống Trung Quốc, nhưng đúng với lịch sử, và có hình cổ để chứng minh. (Nếu chưa tìm được hình chứng minh thì tạm thời chưa post lên)


Tóc để chỏm, áo tứ thân, tóc búi, áo cổ tròn:

nhalam.jpg

AotuThan-1.jpg

_MG_9623.jpg

imageviewh.jpg



Lính áo vải, mũ Tứ Phương Bình Đính có từ thời Đinh và được dùng ít nhất là đến thời hậu Lê (mũ chỏm, bằng, bốn bên hình vuông, làm bằng da, bốn cạnh khít, trên hẹp dưới rộng, theo Đại Việt Sử Ký toàn thư và Lịch Sử Quân Sự Việt Nam), các tướng lĩnh đội mũ Đâu Mâu, giáp phục khác với triều Tống, loại giáp miếng này là loại giáp thống trị ở châu Á từ Mông Cổ cho đến TQ, Nhật Bản nên khả năng là VN cũng dùng loại này. Đây là loại giáp tấm có thêm hộ tâm thường thấy các hộ pháp mặc trong các đình, chùa: (nguồn: lichsuvn)

83895.jpg



Đây mới là giáp Tống:

extract.jpg



Bộ giáp trong phim thật ra là mô phỏng pho tượng cổ thời Lý trong chùa Long Đọi và chùa Phật Tích: (chỉ thiếu Tua và Nhạc)

09.jpg

1242010huyen1_jpg.jpg

h10-40.jpg


Theo nhiều nhà sử học thì đây cũng là trang phục nhà Đường, như vậy các tượng cổ này phù hợp với một câu trong bài thơ Đáp Bắc Nhân Vấn An Nam Phong Tục của Hồ Quý Ly sau này là: "Y quan Đường chế độ / Lễ nhạc Hán quân thần". Bài thơ này cho thấy, về mặt cơ bản, trang phục mũ áo quan lại thời Lý - Trần giống như thời nhà Đường của Trung Quốc. Có người cho rằng câu này của Hồ Quý Ly chỉ có tính ước lệ và ý muốn so An Nam với Trung Quốc, nhưng những bức tượng cổ từ thời Lý lại hợp với câu nói của Hồ Quý Ly. Hư thực ra sao, tôi cũng không rõ. Nhưng chỉ biết là phim Lý Công Uẩn, Đường Tới Thành Thăng Long đã mô phỏng bộ giáp từ pho tượng cổ thời Lý.

Nguyên văn bài thơ của Hồ Quý Ly:
http://blogdonga.blogspot.com/2008/0...ho-quy-ly.html


Áo với hình thêu "rồng thời Lý" (dài ngoằn ngoèo như rắn với nhiều uốn khúc như sóng lượn, khác với rồng Trung Hoa) :

phim3.jpg

m12.jpg



Vương phục của hoàng đế trong phim gần giống với các tượng cổ trong những đền thờ ở Việt Nam:

duong-toi-thanh-thang-long.jpg

8-chot.jpg


450px-Lienhoabatdiep.JPG

2882854b9e319e83fa5.jpg

dong1.jpg

Lưu ý: Các nghệ nhân đã tham khảo rất kỹ các sử gia trước khi đúc tượng, nhất là tượng lớn ở Hà Nội, vốn do nhà nước xây. Chúng ta có thể thấy ngoài họa tiết rồng Lý là khác Trung Quốc ra, ngoài ra đa phần là giống.

Áo cung nhân, mũ hoàng hậu, gần giống mũ hoàng hậu thời Trần, cũng có trên tạo hình của nhân vật Trần Thị Dung trong phim Trần Thủ Độ:

images2035972_images2011660_a.jpg


ubcjz1258366567.jpg

(Ngoài lề: Nhìn tạo hình và mũ của Trần Thủ Độ cũng hơi giống Triển Chiêu trong Bao Thanh Thiên, sao không thấy ai chửi phim này?
1.gif
)


Hoa văn trên rèm phía sau là lấy từ bình gốm cổ thời Trần, hãy đối chiếu và so sánh coi nó giống không:

quantran.jpg

images2035974_images2011661_DSCF0089.jpg



Tang phục trong cảnh Dương Ngọc Vân (Dương Vân Nga) khóc để tang Đinh Tiên Hoàng:

4_002.jpg

Một số người cho rằng theo tục dân gian thì phải cắt tóc khi để tang, và phim đã sai, nhưng theo luật phong kiến thời xưa thì phải để tóc dài, còn búi tóc lại là đương nhiên, nhưng không được cắt tóc:

Trích:
"Dân gian trăm họ phải để tóc dài, mặc áo xô trắng 100 ngày. Các quan để tóc dài, mặc áo xô trắng 3 năm."
Hóa ra phim làm đúng. Nguồn: http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/van...0001/tptlt.htm


Mũ của quan văn, không thấy trên các phim Trung Quốc:

DSC09288.jpg

DSCF9552.jpg

anhso-083744_DSCF0384.jpg



Hình mô phỏng trống đồng và cánh chim công:

32507_129575377066423_127875407236420_243024_2939420_n.jpg



Rồng thời Lý, mũ hoàng hậu:

PhanHoa6.jpg

m2112.jpg



Không rõ loại giáp, nhưng không giống phim Trung Quốc:

anhso-083743_DSCF0087.jpg



Phác họa kinh thành Thăng Long bằng 3D. Thấp hơn kiến trúc Trung Hoa một chút nhưng cũng na ná như một số địa điểm, khu vực trong phim trường Hoành Điếm, quan trọng là quá trình quay phim và làm hậu kỳ phải làm khéo hơn một chút, tránh những hình ảnh quá đồ sộ. Những hình ảnh kiến trúc đồ sộ bị cho là "giống Trung Quốc" trong các hình ảnh đều là các thành viên đoàn phim tự chụp, không phải là hình trên màn ảnh, screenshots, nên có những cảnh đồ sộ trong các bức ảnh chụp cá nhân của họ là đương nhiên.

1281574147_3D2TOjpg.jpg



Ngoài ra: Trong trailer có đoạn cờ bay phấp phới, cờ vẽ các chòm sao là đúng theo các tài liệu của các sử gia nhà Nguyên ghi nhận về thời Trần. Và đó rõ ràng không phải là cờ phong kiến Trung Quốc. Nguồn: lsvn


Tham khảo chủ yếu từ:

Yevon – lichsuvn.info
wiwi – lichsuvn.info
Phần tử dân tộc cực hữu – lichsuvn.info
daothoat – lichsuvn.info (trong topic Khát Vọng Thăng Long)

Kohaku - dienanh.net (mạn phép dùng 1 tấm hình từ trang photobucket của bạn)

Một số tài liệu được đăng và dịch của lichsuvn.info
Tạp chí Dòng Thời Gian – lichsuvn.info

Blog Đông A

Wikipedia English - Tiếng Việt

Google, những bài viết về phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, những bài phỏng vấn ông Trịnh Văn Sơn, giáo sư tiến sĩ Đoàn Thị Tình, những bài của Gs. Lê Văn Lan, các tài liệu vòng quanh Internet về lịch sử thời Tiền Lê – Lý - Trần v.v.


 

haohanluongson

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

E nói thật thì các pác đừng có chém e nhé, Việt Nam mình có rất nhiều nhân tài đang làm ở tất cả các lãnh vực trừ ngành Điện Ảnh & Truyền Hình ra, vì còn bị bao cấp bởi nhà nước nên ngành Truyền hình của mình toàn con ông cháu cha cả có học qua lớp điện ảnh đâu mà cũng vào làm đạo diễn, thử hỏi sao mà điện ảnh Việt Nam mới chỉ hơn được anh Cam Pu Chia và chị Ca Mê Run =)), còn so với các nước khác thì.... Thôi em chả bùn nói nữa.
 

adenz

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Không thể hiểu nổi mục đích của phim này , nếu chỉ là phim ảnh giải trí thôi thì miễn bàn. Còn nếu là phim cho dịp 1000 năm Thăng long thì khó thể chấp nhận được. Làm sao có thể thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm phương Bắc của cha ông khi mà làm phim bên tàu , hợp tác với tàu để xây dựng bộ phim. Suốt chiều dài lịch sử , từ khi có dân tộc Việt , người việt luôn luôn phải đối phó với âm mưu thôn tính và đồng hóa của láng giềng phương bắc quá hùng mạnh. 1000 năm năm Bắc thuộc tại sao phụ nữ Việt có tập tục nhai trầu nhuộm răng đen --> phải chăng là 1 cách làm xấu mình để chống đồng hóa. Bắc thuôc lần 4: 1407-1427 (thời nhà Minh) Bọn chúng còn Phá hủy triệt để văn hóa Việt, đốt hết sách vở, văn tự , Bia đá cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… Chỉ để lại những gì thuộc về Trung Quốc. Nên giờ hiểu biết về thời Lý, Trần và trước đó cũng rất hạn chế .

Bây giờ làm phim để chiếu dịp lễ Ngàn năm Thăng Long mà dùng toàn hàng tàu , đạo diễn tàu , làm bên tàu , liệu có .... không nhỉ. Hài thật!

Bác nào thắc mắc trang phục thời lý thử gõ google "trang phục thời lý" xem.
 

haohanluongson

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Thật đấy, hợp tác với khỉ, vượn, mèo, lợn, gà còn được đây lại đi nhờ bọn khựa nó làm fim lịch sử cho mình thì ngu hết chỗ nói, nhục vãi ra:((
 

hahaharapid

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Không thể hiểu nổi mục đích của phim này , nếu chỉ là phim ảnh giải trí thôi thì miễn bàn. Còn nếu là phim cho dịp 1000 năm Thăng long thì khó thể chấp nhận được. Làm sao có thể thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm phương Bắc của cha ông khi mà làm phim bên tàu , hợp tác với tàu để xây dựng bộ phim. Suốt chiều dài lịch sử , từ khi có dân tộc Việt , người việt luôn luôn phải đối phó với âm mưu thôn tính và đồng hóa của láng giềng phương bắc quá hùng mạnh. 1000 năm năm Bắc thuộc tại sao phụ nữ Việt có tập tục nhai trầu nhuộm răng đen --> phải chăng là 1 cách làm xấu mình để chống đồng hóa. Bắc thuôc lần 4: 1407-1427 (thời nhà Minh) Bọn chúng còn Phá hủy triệt để văn hóa Việt, đốt hết sách vở, văn tự , Bia đá cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… Chỉ để lại những gì thuộc về Trung Quốc. Nên giờ hiểu biết về thời Lý, Trần và trước đó cũng rất hạn chế .

Bây giờ làm phim để chiếu dịp lễ Ngàn năm Thăng Long mà dùng toàn hàng tàu , đạo diễn tàu , làm bên tàu , liệu có .... không nhỉ. Hài thật!

Bác nào thắc mắc trang phục thời lý thử gõ google "trang phục thời lý" xem.

trước hết bạn phải thử gõ google "tập tục nhai trầu nhuộm răng đen" cái đã :))
 

hahaharapid

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Thật đấy, hợp tác với khỉ, vượn, mèo, lợn, gà còn được đây lại đi nhờ bọn khựa nó làm fim lịch sử cho mình thì ngu hết chỗ nói, nhục vãi ra:((

tinh thần kháng khựa cứ gọi là cao ngun ngút nhỉ, nhưng mà hơi lóng :) Cứ chờ phim ra đã, nếu nó xuyên tạc lịch sử thì khi ấy muốn đập cũng chưa muộn và có chi tiết cụ thể để khỏi phải đoán điếc. Còn nếu nó phản ánh được tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc mình thì khi ấy có thể nói bọn ngu chính là cái lũ khựa tham gia làm phim này chứ ko phải hãng sx đâu.
 

hahaharapid

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

E nói thật thì các pác đừng có chém e nhé, Việt Nam mình có rất nhiều nhân tài đang làm ở tất cả các lãnh vực trừ ngành Điện Ảnh & Truyền Hình ra, vì còn bị bao cấp bởi nhà nước nên ngành Truyền hình của mình toàn con ông cháu cha cả có học qua lớp điện ảnh đâu mà cũng vào làm đạo diễn, thử hỏi sao mà điện ảnh Việt Nam mới chỉ hơn được anh Cam Pu Chia và chị Ca Mê Run =)), còn so với các nước khác thì.... Thôi em chả bùn nói nữa.

ai lại dám chém "phán quan" như bạn ;)), nhưng mà điện ảnh và truyền hình thì tư nhân tham gia hà rầm rồi hen
 

dotu

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Mấy bác hám 1000 năm gì đó rõ ràng là quá hâm nên mới coi cái vụ sản phẩm lai căng là nhỏ, nhất là vn bị cướp mất lãnh thổ vào tay chính TQ

tinh thần kháng khựa cứ gọi là cao ngun ngút nhỉ, nhưng mà hơi lóng :) Cứ chờ phim ra đã, nếu nó xuyên tạc lịch sử thì khi ấy muốn đập cũng chưa muộn và có chi tiết cụ thể để khỏi phải đoán điếc. Còn nếu nó phản ánh được tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc mình thì khi ấy có thể nói bọn ngu chính là cái lũ khựa tham gia làm phim này chứ ko phải hãng sx đâu.

TQ là nước bự, tiền thì vào túi mà bác nghĩ nó ngu thì thật là
 

hahaharapid

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

thế giả sử bây giờ còn Chiêm Thành mà mình giúp họ làm phim về chuyện "chống ngoại xâm" thì liệu có bị các diễn đàn mắng là ngu ko bạn? khựa nó đất rộng, đông dân thì ko có nghĩa là nó ko có những thằng ngu, mình chả việc gì phải suy nghĩ kiểu tôn sùng nó như vậy.
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Báo mới đây!
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201040/20100929090411.aspx

Phim Lý Công Uẩn - Đường Tới Thành Thăng Long Không phù hợp phát sóng dịp đại lễ

Ý kiến của Hội đồng Duyệt phim lần 2 là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm với công chúng về chất lượng của bộ phim.
 

kutely24

Banned
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Sao chưa thấy lịch chiếu các bá nhỉ.Sắp đến 1000 năm Thăng Long rùi mà chả thấy chiếu gì cả...
 

ththth

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

nó có chiếu trên TV không mấy bạn?
 
Bên trên