Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

hai_duong

Member
Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân
Bài đã được xuất bản.: 26/09/2010 06:00 GMT+7


"Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt" Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là chư hầu của Trung Quốc. - Nhà văn nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân viết.
LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.
Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận.
Là một nhà văn nghiên cứu lịch sử ở Huế và không chuyên về chuyện làm điện ảnh, nhưng do tôi có chút kinh nghiệm nghiên cứu cổ trang để "tái hiện lễ đăng quang của vua Quang Trung"- một lễ hội quan trọng trong Chương trình Festival Huế 2008 và là tác giả bài báo "Làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn - kiến nghị một giải pháp" đăng trên báo Hồn Việt (số 11, tháng 5-2008) cách đây mấy năm, một vài báo hình và báo điện tử chuyển cho tôi xem một số hình ảnh, đoạn phim ngắn giới thiệu bộ phim cổ trang truyền hình 19 tập Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long sẽ phát sóng trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Họ đặt cho tôi một số câu hỏi về sự cảm nhận về bộ phim đó.
Chưa được xem bộ phim dài 19 tập này, khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước", nên tôi chưa có ý kiến gì về nội dung kịch bản, về tư tưởng thời Lý xuyên suốt bộ phim, về thông điệp của triều Lý để lại trong lịch sử VN. Tôi chỉ xin bình luận về những thông tin, hình ảnh đã thu thập được từ những đoạn phim quảng cáo, giới thiệu phim mới.
Không chuyên về chuyện làm điện ảnh, nhất là phim lịch sử, nên bài viết có điều gì bất cập, kính mong các nhà chuyên môn, các nhà sử học, các thức giả bổ cứu hoặc cho tôi một cơ hội được học thêm.
Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên- có hiểu lịch sử VN?
Người viết kịch bản: Tác giả kịch bản được công bố là ông Trịnh Văn Sơn - Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông Trường Thành (có người gọi ông là Sơn Trường Thành - cũng là Giám đốc sản xuất bộ phim). Trịnh Văn Sơn là một người chưa bao giờ được giới điện ảnh VN biết tên là một nhà viết kịch bản phim nói chung chứ chưa đề cập đến người viết kịch bản phim lịch sử nói riêng.
Ông đột nhiên "nổi lên" như một bậc thầy viết kịch bản lớn. Không rõ kịch bản phim lịch sử đầu tay của ông Sơn Trường Thành có được một bậc thầy viết kịch bản phim lịch sử VN nào góp ý trước chưa? Chỉ biết ông đem kịch bản của ông qua nhờ nhà viết kịch bản nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chương Hòa "chuốt lại".
Ông Kha Chương Hòa là một nhà viết kịch bản phim lịch sử cổ trang Trung Quốc giỏi, nhưng ông chưa hề biết tâm tính người Việt Nam, chưa hề học lịch sử Việt Nam, (nếu có học thì cũng là sự méo mó, xuyên tạc từ sách sử Trung Quốc về Việt Nam). Vì thế tôi nghi ngờ cái sự chuốt đúng đắn của ông Chương Hòa về lịch sử VN quá!
Ông Sơn Trường Thành lại nổi lên như một nhà "đại tư bản" trong giới kinh doanh văn hóa VN. Ông đã bỏ ra đến trên 100 tỷ đồng (nghe nói 7 triệu USD) để thuê người Tàu dựng cuốn phim đầu tay của mình. Ông đóng góp một công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long hay ông lợi dụng 1000 năm Thăng Long để kinh doanh văn hóa nghệ thuật? Sự thực như thế nào còn phải chờ thực tế trả lời.

DTTTL2.png


Đạo diễn Cận Đức Mậu (trái) và ông Trịnh Văn Sơn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành

Đạo diễn: Bộ phim Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long có 3 đạo diễn:
Đạo diễn Cận Đức Mậu, là một người làm phim cổ trang của Trung Quốc nổi tiếng, tôi rất kinh phục. Nghe nói trước khi bắt tay làm phim, Cận Đức Mậu đã có lần lần sang VN, đến thắp hương ở đền vua Đinh, vua Lê, tượng đài Lý Công Uẩn, tuyển chọn diễn viên và "cảm nhận văn hóa Việt". Nhưng tôi không tin "ông ấy hiểu rất rõ về VN", nhất là lịch sử VN như một người có trách nhiệm trong đoàn làm phim đã khẳng định.
Cận Đức Mậu sang VN vái chỗ này, thắp hương nơi kia có khác gì hàng triệu khách du lịch đến VN? Vài cái chắp tay vái lạy, đôi lần thắp vài cây hương không thể chứng tỏ được sự hiểu biết lịch sử và sự kính trọng tổ tiên chúng ta của vị đạo diễn.
Nếu hiểu và tôn trọng lịch sử VN thì không bao giờ ông tùy tiện tạo sự hoành tráng cho bộ phim bằng những cảnh kỵ mã phi trên thảo nguyên vô cùng xa lạ với dân tộc VN như ảnh dưới đây:

DTTTL-2.png


Ngựa phi đường xa

Đây là đội kỵ binh của Nguyên Mông. Trong lịch sử từ xưa đến nay VN chưa bao giờ có một đội quân mặc giáp trụ cưỡi ngựa như thế. Đường VN hẹp, nhiều sông suối, cầu nhỏ, không có những cánh đồng cỏ lớn lấy đường đâu cho kỵ binh đi, lấy cỏ đâu cho một đoàn ngựa chiến như thế ăn?
Chỉ có những đạo diễn không biết gì về hoàn cảnh VN mới tự tiện ghép những những màn kỵ binh có sẵn trong phim cổ trang của Trung Quốc vào cho phim VN như thế thôi.
Một thông tin trên mạng tôi không nhớ địa chỉ cho biết bộ phim còn có một đạo diễn thứ hai nữa cũng là người Trung Quốc. Vị này là người phụ tá đắc lực cho đạo diễn chính Cận Đức Mậu, được đạo diễn chính giao thực hiện phần quan trọng của bộ phim.
Đạo diễn Tạ Huy Cường là người VN, đã đạo diễn một số phim ngắn ở VN (đạo diễn game show Chắp cánh thương hiệu) chưa có mấy tên tuổi trong giới điện ảnh VN. Chính anh đã tự nhận là "lần đầu tiên làm phim cổ trang lớn" ở Trung Quốc. Anh không biết tiếng Trung nên khi "không có phiên dịch... thì chúng tôi nói chuyện với ê kíp của Trung Quốc bằng hình thể hoặc nói xong nhìn nhau cười".
Qua đó ta có thể biết đạo diễn Tạ Huy Cường không có vai trò gì nhiều khi quay các trường đoạn hoành tráng do hàng trăm diễn viên Trung Quốc đóng.
Đạo diễn Tạ Huy Cường có mặt ở trường quay Hoành Điếm, Triết Giang (Trung Quốc) trong thời gian quay bộ phim, có lẽ chỉ trên tư cách một người đi học việc, đi tu nghiệp làm phim cổ trang và được thực tập đạo diễn một số đoạn dân chúng đơn giản thôi.

-DTTTL-3.png

Đạo diễn Tạ Huy Cường (VN)

Vai trò của đạo diễn VN giới hạn như vậy khó có thể tạo được cái hồn Việt cho bộ phim.
Diễn viên: Phim có 45 nhân vật chính, phần lớn những nhân vật chính do diễn viên VN đảm nhận. Diễn viên Tiến Lộc (theo báo chí viết anh vừa được biết đến trong vai ca sỹ Quang Bình đồng tính trong phim Nhà có nhiều cửa sổ) đảm nhận vai Lý Công Uẩn. Lần đầu tiên Tiến Lộc đóng phim lịch sử. Á hậu Thụy Vân (chưa hề đóng phim bao giờ) vào vai Lê Thị Thanh Liên - hồng nhan tri kỷ của Lý Công Uẩn. Diễn viên - NSƯT Trung Hiếu của nhà hát kịch Hà Nội được chọn vào vai Đinh Bộ Lĩnh. Nam diễn viên Hoàng Hải vào vai Lê Hoàn, Phan Hòa trong vai Thái hậu Dương Vân Nga.v.v.
Sự hiểu biết về lịch sử VN đặc biệt là triều Lý của những diễn viên chính này rất mỏng. Do đó mọi diễn xuất của họ đều do đạo diễn Trung Quốc "bảo chi làm nấy".
Ngoài những diễn viên chính, còn toàn bộ diễn viên đóng thế, hàng trăm diễn viên quần chúng đều thuê người Trung Quốc. Với một dàn diễn viên làm theo ý Trung Quốc hoặc diễn viên Trung Quốc chính cống chuyên đóng phim Trung Quốc như thế thì lấy đâu ra cái hồn Việt để kỷ niêm 1000 năm Thăng Long đây?
Một cháu nhỏ ghiền phim Trung Quốc xem tấm ảnh này:

DTTTL-10.png


Tần Thủy Hoàng?

Cháu liền kêu lên - "Tần Thủy Hoàng! Tần Thủy Hoàng!" Tôi đính chính: "Vua nhà Lý nước mình đó!". Cháu vui mừng: "Rứa hả ông? Vua Lý nước mình giống Tần Thủy Hoàng. Oai thật!".
Một người bạn ngồi uống cà-phê bên sông Hương thấy tấm ảnh này trên tay tôi liền có lời bình rằng: "Tổ tiên mình làm gì có cái búi tóc dựng đứng trên chóp đầu như vậy? Đến đầu thế kỷ 19, điện Minh Thành trong lăng Gia Long vẫn chưa có sơn, còn để mộc, huống chi thời Lý cách đó 9 thế kỷ mà cung điện nhà Lý đã sơn đỏ chót như rứa? Nội cái màu sơn đỏ chót đó cũng đã toát lên cái "chất Tàu" của bộ phim rồi!"
Người thiết kế, người sản xuất cổ trang và câu chuyện "Trung hoa hóa"
Chuyện thiết kế cổ trang: Như trên đã viết, cách đây mấy năm, tôi được mời cùng với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế nghiên cứu thiết kế cổ trang để phục dựng Lễ tế Nam Giao (2004) và lễ đăng quang của vua Quang Trung (2008). Phục trang cổ của Tế Nam Giao chỉ cách chúng ta có hơn 60 năm, trong các thư viện còn nhiều hình ảnh của Pháp để lại nên việc nghiên cứu phục chế cổ trang không khó lắm.
Nhưng việc nghiên cứu phục trang của dân chúng và quân đội của vua Quang Trung trong lễ đăng quang của ông thì vô cùng khó khăn. Không tìm đâu ra hình ảnh trang phục của các dân tộc đã từng phục vụ vua Quang Trung hồi cuối thế kỷ XVIII (chỉ cách nay 2 thế kỷ thôi). May sao chúng tôi đọc được cuốn Voyage to Cochinchina in the Years 1792 anhd 1793 (Hành trình đến xứ Đàng Trong những năm 1792 và 1793) của John Barrow.
Trong sách có nhiều hình ảnh các tầng lớp dân chúng, dụng cụ trong đời sống, thuyền bè, sông núi năm 1792. Người phương Tây vẽ, nên người Việt ra Tây cả. Chúng tôi nhờ các họa sĩ có tay nghề ở Đại học Mỹ thuật Huế vẽ lại các hình vẽ đó bằng nét vẽ VN. Các bạn dù tay nghề cao nhưng phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần mới được duyệt để dùng. Đến khi đi may mẫu, thợ may là con cháu của thợ may Cung đình Nguyễn ngày xưa nhưng cũng phải may đi may lại nhiều lần mới đạt yêu cầu.
Nhờ có phục trang cổ như thế mà cuộc lễ Đăng quang của vua Quang Trung ở núi Bân tháng 12-2008 đã được báo chí và giới nghiên cứu hoan nghênh.
Với một chút kinh nghiệm đó, trong bài "Làm phim Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn - kiến nghị một giải pháp " (Hồn Việt, số 11, 5-2008, tr. 12-13) tôi nghi ngờ khả năng phục chế được "Dân phục, quan phục, vua phục, cảnh trí cách đây 1000 ngàn năm" của VN, và đề nghị hoãn lại việc làm phim Lý Thái Tổ đã đặt hàng cho Hãng phim truyện VN sản xuất. Bài báo của tôi là một trong những ý kiến tham khảo của ông Phạm Quang Long - GĐ Sở VHTT Hà Nội trong việc rút lui quyết định làm phim Lý Thái Tổ với kinh phí 200 tỷ đồng.
Với một chút kinh nghiệm nghiên cứu thiết kế cổ trang năm ấy, tôi xin có ý kiến về việc thiết kế cổ trang phim Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long như sau:
Người được mời thiết kể trang phục cổ cho phim là Tiến sĩ Đoàn Thị Tình. Qua báo chí tôi được biết TS Tình đã có một bản thiết kế rất chi tiết giao cho đoàn làm phim đem sang Trung Quốc thuê may. Nhưng vì "tuổi tác" không qua tận nơi để theo dõi việc sản xuất cổ trang được, bà phải nhờ họa sĩ Phan Cẩm Thượng giúp. Đoàn làm phim đã sử dụng trang phục cổ do bà thiết kế và sản xuất bên Trung Quốc.
Nay bộ phim đã xong và đã trích đoạn làm trailer quảng bá rộng rãi trên mạng toàn cầu và báo chí VN. Dư luận la hoảng lên là phim cổ trang "lai Tàu" quá. Bà đã trả lời báo chí trong nước và các đài phát thanh nước ngoài rằng trang phục cổ trong phim đúng như ý của bà, "người Trung Quốc phục chế trang phục ấy không can thiệp gì vào thiết kế" của bà cả.
Trả lời phỏng vấn, bà nói: "Bộ phim về vua Lý Công Uẩn, phía Trung Quốc hoàn toàn không can thiệp vào quá trình thiết kế các bộ trang phục sử dụng trong phim. Gọi những chỉ trích rằng "phim trông quá Trung Quốc "là không có căn cứ".
Như vậy bà là người chịu trách nhiệm về trang phục của bộ phim. Tôi trân trọng ý kiến của bà. Để rõ hơn tôi xin bà trả lời hộ cho tôi hai sự việc sau:
1) Căn cứ vào tài liệu nào để thiết kế cái mão Bình Thiên của vua Lý có chùm tua trước trán như ảnh trong phim trích dẫn dưới đây? Và bà căn cứ vào tài liệu nào bà cho vai vua Lý Công Uẩn mặc giáp trụ như một võ tướng trong các phim cổ trang của Trung Quốc đã chiếu "búa xua" trên truyền hình lâu nay như sau:

DTTTL-11.png
DTTTL-12.png

Diễn viên Tiến Lộc trong tạo hình Lý Công Uẩn mặc long bào đội mũ bình thiên (ảnh trái) và mặc áo giáp đội mũ trụ (ảnh phải) trong phim.

Phải chăng bà đã "Trung hoa hóa" ông vua sáng lập ra triều Lý VN?
2) Bà có ý kiến gì về những câu trả lời phỏng vấn của họa sĩ Phan Cẩm Thượng - người bà nhờ giúp theo dõi việc sản xuất trang phục cổ do bà thiết kế, đã đăng trên báo Hồn Việt (Bài Họa sĩ Phan Cẩm Thượng: "Sang Trung Quốc làm phim lịch sử, rất dễ bị Trung Hoa hóa", (Hồn Việt số 36, tháng 6-2010, tr. 36-38) sau đây:
Nhà báo Hoàng Đăng hỏi- Có người ở đoàn phim kể rằng, các chuyên gia may phục trang của Trung Quốc có quyền năng rất lớn, vì thế, ngoài những trang phục có sẵn hay trang phục họ may theo cách của họ, ta muốn thay đổi họ cũng không đồng ý. Vậy nên đa phần trang phục và đạo cụ sử dụng từ kho trang phục của họ...
Họa sĩ Phan Cẩm Thượng trả lời- Có 2 loại trang phục: Quan phục và dân phục. Y phục cổ truyền của ta mới chỉ được xem qua hình ảnh vua chúa thế kỷ 17 trở lại chứ trước đây hầu như chúng ta không được biết nhiều. Có tài liệu chép trang phục của vua chúa VN từ thời này sử dụng y phục Trung Quốc và các họa sĩ thiết kế dựa theo tài liệu đó để thiết kế.
Nhưng thợ may Trung Quốc xem thiết kế là biết ngay y phục theo "gốc" Trung Quốc nên họ chữa lại theo nguyên bản trang phục Trung Quốc mà không chấp nhận sáng tác của mình. Ví dụ, trang phục vua Đinh và vua Lê, họa sĩ Đoàn Thị Tình không vẽ hình rồng nhưng thợ may bảo thiết kế Vương phục không thể không có rồng, nếu ta không đồng ý như vậy thì họ không may.
DTTTL-13.png

" Khó có thể nhận ra chất Việt qua bối cảnh cung điện và trang phục vua Lý Thái Tổ trong phim"(Chú thích trên báo Hồn Việt số 36, tr.36)
Các nhà làm phim nói, họ (TQ) có quyền rất lớn nên đạo diễn và các nhà làm phim phải theo họ (trường hợp sáng tạo các mẫu mới không theo truyền thống nữa là chuyện khác). Kết quả, ta thiết kế một đằng nhưng thợ Trung Quốc vẫn may theo ý họ... (cột 3 tr. 36 và cột 1 tr. 36)
...Bộ phim do hãng tư nhân đầu tư nên nếu trang phục nào cần thì may, còn không thì thuê vì nếu tất cả trang phục đều may mới thì kinh phí rất lớn. Một bộ áo giáp giá 5.000 tệ (khoảng 15 triệu đồng), mà mỗi tướng lĩnh ra trận cần từ 3 đến 4 bộ giáp nên tiền đầu tư sẽ lớn. Phương án chính là thuê trang phục và khi thuê thì tất nhiên y phục giống TQ.(cột 3, tr.37) (!)
Nội dung trả lời phỏng vấn của Họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã đăng trên báo Hồn Việt cách đây 3 tháng hoàn toàn mâu thuẫn với ý kiến bảo vệ bộ phim của bà. Vậy người xem truyền hình VN tin ai? Tin bà là người ngồi ở Hà Nội thiết kế trên giấy hay tin Phan Cẩm Thượng - người theo dõi việc sản xuất 700 bộ trang phục cổ và đưa vào phục vụ đóng xong bộ phim?
Người hóa trang: Viết chuyện trang điểm, hóa trang có liên quan đến Trung Quốc, tự nhiên tôi nhớ đến chuyện "Chiêu quân" thời Hán. Chỉ vì gia đình không biết hối lộ nên Chiêu Quận bị Mao Diên Thọ điểm cho một cái nốt ruồi "sát phu", không những Chiêu Quân không được vua Hán nhận mà còn bị nhốt vào lãnh cung suýt chết.
Đoàn làm phim của chúng ta không có người Việt đi theo hóa trang và trang điểm cho diễn viên. Người làm hóa trang - trang điểm đều là người Trung Quốc thì làm sao cái mặt của các diễn viên VN có "hồn Việt" được? Đề nghị đoàn làm phim chỉ cho con cháu nước Việt thấy cái "hồn Việt" ở đâu trong hình ảnh vai Lý Công Uẩn sau đây:

DTTTL-14.png

Hồn Việt ở đâu trong vai diễn Lý Công Uẩn này?


Tôi có cảm giác ông Sơn Trường Thành bỏ tiền sản xuất bộ phim để thỏa mãn thị hiếu của người Trung Quốc chứ không phải dành cho người Việt. Một nghìn năm sau con cháu VN tưởng nhớ đến vua Lý Thái Tổ bằng hình ảnh dưới đây sao?

DTTTL-15.png

Hoàng hậu và Hoàng đế TQ?

Trẻ con từng xem phim Tàu trên tivi cũng có thể bảo rằng đây là vợ chồng một ông vua Tàu chứ làm sao có thể bảo đó là vua và Hoàng hậu đầu Triều Lý.
Còn hình ảnh vị Quốc sư Vạn Hạnh thì đạo diễn bê ngay hình ảnh của "Sư phụ" Tam Tạng đi thỉnh kinh trong phim TQ hiện đang chiếu trên tivi VN như thế này:
DTTTL-16.png

Tam Tạng" (Sư Tàu) và vua Tàu áp đặt cho Sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn

Tôi cũng xin hỏi họa sĩ Phan Cẩm Thượng, người Trung Quốc thiết kế các vai vua quan triều Lý có cái búi tóc dựng ngược trên đỉnh đầu (xem 3 ảnh trên), họ có hỏi ý kiến của cố vấn văn hóa mỹ thuật của đoàn làm phim không?
Trong lịch sử 1000 năm Thăng Long có sự kiện thiên tài quân sự Quang Trung đã đánh thắng 29 vạn quân Thanh hồi đầu Xuân Kỷ Dậu (1789). Trước khi xung trận, trong lời dụ tướng sĩ, vua Quang Trung đã nói lên quyết tâm đánh bại quân Thanh xâm lược để giải phóng Thăng Long, bảo vệ nền độc lập dân tộc, văn hóa dân tộc: "Đánh cho để tóc dài/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chính luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" [1]
Cách đây trên 220 năm vua Quang Trung làm nên chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) khiến cho quan quân nhà Thanh khiếp sợ cũng chỉ để bảo vệ "tóc dài, răng đen", bảo vệ độc lập dân tộc. Bây giờ ta đang có độc lập, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trong đó có chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) nỡ nào đoàn làm phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long" để cho các nhân vật lịch sử VN đội tóc của người Trung Hoa?
Sự có mặt của họa sĩ Phan Cẩm Thượng và cả đạo diễn trẻ Tạ Huy Cường ở trường quay Hoành Điếm chẳng qua chỉ để "làm cảnh". Nhưng nếu bộ phim được lên sóng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này thì họ vẫn phải chịu một phần trách nhiệm với lịch sử văn hóa dân tộc.
Theo: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

Phải nói là nhìn mấy cái ảnh ở trên rất giống bối cảnh của TQ. Hoàn toàn không thấy hình ảnh của những nghĩa quân và anh hùng áo vải ở đâu cả.
 

khuatquangthin

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ối giời cái bộ phim Tàu nói tiếng Việt này coi làm quái gì. Nhục như con trùng trục. Người Việt không đủ trình độ làm phim về Lịch sử Việt Nam mà lại đi nhờ mấy thằng Tàu khựa nó làm cho??? Chả biết mấy bố bên Bộ Thông tin Truyền thông và Ban chỉ đạo quốc gia về Đại lễ nghĩ thế quái nào ????????
 

flamesvn

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

phim về lịch sử VN đánh đuổi tàu khựa và nhờ bọn tàu khựa làm =))
ôi các bác lãnh đạo vhtt nc' ta thật vô đối :x
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Vua Hán khựa nói tiếng việt:)):)):)), khựa mà xem chắc tụi nó giật nảy mình
 

dualshock

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?

Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được VN quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước VN từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận.


Kiến trúc, cảnh quan không đúng lịch sử

Cụm kiến trúc tầng tầng lớp lớp và tháp cao đã có sẵn ở trường quay Hoành Điếm hoàn toàn chưa hề có cái tương tự trong bất kỳ thời kỳ nào ở VN - về qui mô cũng như kiểu dáng. Nên không thể áp đặt cho thời Lý cách đây 1000 năm được.

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim:


Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được VN quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước VN từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận.



Kiến trúc, cảnh quan không đúng lịch sử

Cụm kiến trúc tầng tầng lớp lớp và tháp cao đã có sẵn ở trường quay Hoành Điếm hoàn toàn chưa hề có cái tương tự trong bất kỳ thời kỳ nào ở VN - về qui mô cũng như kiểu dáng. Nên không thể áp đặt cho thời Lý cách đây 1000 năm được.

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim:

ResizedImage362201-13069-DTTTL-17.png

Cung điện nguy nga tầng tầng lớp lớp

ResizedImage272205-13069-DTTTL-18.png

Nét kiến trúc tiêu biếu của TQ

Bộ mái cung điện, đền, chùa miền Bắc VN có Kinh đô Hoa Lư và Thăng Long xưa có các đầu đao bộ mái cong vút lên như ảnh cửa cổng và chùa ở Sơn Tây ngày xưa:
Bộ đầu đao vút cong của kiến trúc VN ở bắc bộ.

Cái hồn Việt ở Bắc Bộ khác Trung Quốc ở hình dáng vút cong đó.

So sánh cung điện của Trung Quốc trong trường quay Hoành Điếm đã được dùng trong phim với Cửa Ngọ Môn ta thấy:


DTTTL-19.png
DTTTL-20.png

Kiến trúc trong một cảnh phim và Cửa Ngọ Môn xây dựng từ đầu TK 19

Kiến trúc tòa lầu trong phim nặng nề. Kiến trúc lầu Ngọ Môn thanh thoát nhẹ nhàng. Thế mà những người làm phim vẫn cứ đưa vào.

Trường quay Hoành Điếm không có thiên nhiên và cảnh thôn quê Việt Nam nên họ đã dựng lên những cảnh giả tạo còn thua sân khấu cải lương do nông dân Nam Bộ đóng nữa. Ở Việt Nam không có cung vàng điện ngọc giả tạo như ở trường quay Hoành Điếm, nhưng nông thôn, làng xóm, đình chùa Việt Nam đâu có thiếu để phải dựng lên cảnh nông thôn bôi bác như tấm ảnh dưới đây:


DTTTL-21.png

Nhà cửa nông thôn VN giả tạo tùy tiện trong phim

Động tác múa võ tùy tiện: Nhân vật chính của bộ phim là Lý Công Uẩn. Ông từng ở trong chùa, nên đã phải học võ (Thiếu Lâm). Khi làm vua càng phải luyện võ nữa để rèn luyện thân thể và khi "quốc gia hữu sự" có thể cầm gươm ra trận. Diễn viên Tiến Lộc thủ vai Lý Công Uẩn thì phải có nhiều đoạn múa gậy, múa võ. Nhưng múa võ gì, múa gậy gì đều phải có thầy hướng dẫn.

Không rõ trong đoàn làm phim có thầy võ Việt Nam nào không, chứ qua những câu chuyện tự kể của Tiến Lộc đăng trên báo chí thì Tiến Lộc múa may lung tung không có bài bản nào cả.
Lý Công Uẩn (Tiến Lộc) múa võ gì đây?

Xin trích tự sự của Tiến Lộc: "Khi được yêu cầu múa gậy, tôi đã giơ gậy lên múa lung tung, và trong lúc múa quá say sưa, tôi đã đập gậy trúng đầu... anh quay phim. Tôi đã phải xin lỗi rối rít. Chưa hết hoảng hồn, đạo diễn lại yêu cầu tôi múa võ tiếp, và không may, tôi tiếp tục đạp trúng một diễn viên quần chúng khiến anh ấy ngã lăn".

Một bộ phim mà từ diễn viên được hóa trang theo kiểu cách Trung Quốc, trang phục, kiến trúc, đạo diễn, quay phim Trung Quốc (?), các động tác theo lối Trung Quốc như thế đủ để kết luận phim là bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đúng như nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.

Kinh doanh phim với số vốn 100 tỷ, lời hay lỗ?

Báo chí đã đưa tin Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất phim và sẽ chiếu ở Trung Quốc và các nước ASEAN.

Cũng có thông tin Cty Trường Thành hợp tác cùng Đài Truyền hình SCTV lưu hành bộ phim trên nhiều nước khác trên thế giới nữa.

Các phim Việt Nam có trước đây chưa bao giờ được chiếu ra nước ngoài như dự định của Cty Trường Thành đối với phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long cả. Nếu phim có giá trị và được quảng bá rộng rãi trên thế giới như thế thì thật phúc cho phim ảnh Việt Nam. Nhưng....

Người TQ nói gì về giá trị bộ phim này?

Một cô bạn ở Hà Nội biết tôi đang ngồi ở Huế viết bình luận một số hình ảnh trong bộ phim, liền phone cho tôi: "Thế thì tôi sẽ nhờ người giỏi Trung văn dịch cung cấp cho anh một thông tin về phía Trung Quốc rất đáng quan tâm về bộ phim ấy!".

Mấy tiếng đồng hồ sau chị gửi cho tôi địa chỉ trang blog của một người Trung Quốc có trách nhiệm đón đoàn làm phim của Việt Nam sang Trung Quốc hồi đầu năm. Sau vài thao tác kích chuột, máy vi tính của tôi nhận được cái giao diện dưới đây.
Trang blog của một người TQ viết về lịch sử Lý Công Uẩn và bộ phim

Bài trên trang blog này tương đối dài và nhiều chỗ rất dễ gây sốc với độc giả Việt Nam. Tôi chỉ xin trích đoạn viết về Lý Công Uẩn và bộ phim:

"Lý Công Uẩn là quân chủ khai quốc của triều Lý Việt Nam, niên hiệu Thuận Thiên. Năm 1010, tương truyền Lý Công Uẩn đích thân tới La Thành, bỗng nhìn thấy Rồng Vàng từ hồ bay lên, vụt thẳng lên trời. Thế là ông liền dời kinh thành đến La Thành, đồng thời đổi tên là Thăng Long, cũng chính là Hà Nội ngày nay. Lý Công Uẩn đổi thành Nguyên Thuận Thiên, kiến lập triều Lý, trở thành vương triều phong kiến thứ tư của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước vào cường quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trung ương phong kiến. Thế nước mỗi ngày một mạnh lớn, xưng bá ở Nam cương (biên giới phía Nam - ND).

Để kỷ niệm 1000 năm lập kinh đô Hà Nội, do Đông Minh Vệ Thị (của Trung Quốc - ND) cùng Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành của Việt Nam đầu tư, vở kịch truyền hình lấy sinh thời Lý Công Uẩn làm đề tài đang được chính thức bấm máy tại Hoành Điếm, Trung Quốc vào ngày 9 tháng Giêng.

Ngày 13/12/2009, tại Hữu nghị auan Trung Quốc, chúng tôi đã đón đoàn diễn viên thuộc nhóm kịch "Lý Công Uẩn". Họ đều tới từ Việt Nam, đến Trung Quốc làm việc lần này, họ sẽ tới trường quay Hoành Điếm ở Chiết Giang, để tham gia quay vở kịch truyền hình chào đón ngày kỷ niệm hợp tác Trung-Việt lần đầu tiên.

Vở kịch truyền hình này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Đức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Đạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc". (Tất cả những cụm từ được tô đậm và gạch dưới do người viết nhấn mạnh)

Qua đoạn trích trang blog trên, tôi đọc được vài thông tin mà báo chí Việt Nam chưa nhắc tới như: Đông Minh Vệ Thị (của TQ) là doanh nghiệp hợp tác với Cty Trường Thành (của VN) sản xuất bộ phim. Người "chắp bút" kịch bản là Kha Chương Hòa chứ không nhắc gì đến ông Trịnh Văn Sơn cả.

Có một thông tin không đúng là họ đã cho rằng những người làm phim đã "hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam".Như tôi đã nêu ở đoạn trên đây, dàn diễn viên đóng phim thuộc loại trung bình thôi. Nếu nói đó là các diễn viên hàng đầu ở VN thì tội cho nền điện ảnh VN quá.

Điều lạ và bất ngờ nhất đối với tôi là họ xem bộ phim chỉ là một vở kịch truyền hình nhiều tập mà thôi. Lạ hơn nữa là đạo diễn TQ nổi tiếng Cận Đức Mậu đã đạo diễn những bộ phim cổ trang TQ lừng danh lại bỏ thì giờ đi làm đạo diễn cho một vở kịch truyền hình của VN(?)

Từ những thông tin trên, tôi có nhận định rằng: Cty CP Trường Thành (VN) hợp tác với Đông Minh Vệ Thị (TQ) đầu tư 100 tỷ ĐVN để làm một vở kịch truyền hình 19 tập để kinh doanh là một vấn đề cần phải bình luận.

Đi buôn thì phải tính lời - lỗ. Phát hành bộ phim ở Việt Nam thu lợi bằng các cách: Bán cho Truyền hình Việt Nam để phát sóng vào giờ vàng, vừa đóng góp một hoạt động văn hóa tầm cỡ cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vừa thu tiền quảng cáo. Liệu 19 tập có thu được 19 tỷ không?

Phát hành bộ phim 19 đĩa DVD, mỗi bộ cao tay độ 500.000 Đ, giỏi lắm cũng bán được vài ba trăm bộ là cùng, (chủ đầu tư thu khoảng 500.000 x 300 = 150.000.000Đ), Nếu phim hấp dẫn thì bị in lậu bán mỗi bộ 100.000 Đ ngay, chủ đầu tư phá sản chuyện in đĩa. (Bài học của Thúy Nga by night)

Như vậy, nếu bộ phim được phát hành và đưa lên sóng Đài Truyền hình VN thì bộ phim chỉ được tiếng là đóng góp cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn thu lợi về kinh tế thì hoàn toàn thất bại.

Chiếu và phát hành bên Trung Quốc và thế giới còn phải trải qua một hậu kỳ nữa là phụ đề hoặc lồng tiếng Trung và tiếng Anh.

Chúng ta biết, Trung Quốc đã và đang sản xuất ra hàng trăm (có người nói hàng ngàn) bộ phim cổ trang cực kỳ hấp dẫn chen nhau chiếm lĩnh thời lượng giờ phát sóng của các đài truyền hình Trung Quốc, các đài trong thế giới biết tiếng Trung và ngay cả VN ta hiện giờ. Liệu người Trung Quốc có ưu ái mua hộ cho bộ "kịch truyền hình" này không? Nếu cái bộ "kịch truyền hình" hấp dẫn, liệu có bị họ "vi phạm bản quyền" in ra hàng triệu bản như thế giới đang kêu trời về họ không? Chuyện phát hành ở Trung Quốc và thế giới rất ít hy vọng thu được vốn.

Tôi là người sống bằng ngòi bút chưa từng biết kinh doanh chuyện gì, lấy chút hiểu biết của người buôn bán sách ngoài chợ tôi cũng đã thấy được chuyện kinh doanh bộ phim là thất bại rồi. Đối với Cty Trường Thành (VN) và Đông Minh Vệ Thị (TQ) thì chuyện kinh doanh, tính toán đầu vào, đầu ra, chuyện quảng cáo, phát hành, lời lỗ họ nắm chắt trong tay. Đầu tư cho một món hàng đến bạc 100 tỷ họ đã tính nát nước rồi. Biết chắc là không thu được vốn, nhưng vì sao họ vẫn khẩn trương lao vào làm bất chấp ngày nghỉ ngày tết, mùa đông lạnh giá dưới 0 độ, tốn kém vô cùng như thế? Phải chăng vì "cơ hội ngàn năm có một"? Đúng theo nghĩa đen!

Bộ phim kể chuyện 1000 năm trước ở Việt Nam có diễn viên được hóa trang theo kiểu Trung Quốc, trang phục cổ trang, các động tác, kiến trúc cung điện đền đài, cảnh quan đồng quê Trung Quốc .v.v. Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

Sự xác nhận ấy có giá trị hơn cả ngàn pho sử do sử gia hai nước hợp tác biên soạn trong tương lai. Nếu đúng như thế thì số vốn 100 tỷ ĐVN hay 7 triệu USD như báo chí đăng cũng không có nghĩa lý gì, bởi vì họ sẽ thu được một món lời không thể nào ghi lại được bằng con số. Có đúng như thế không, thực tế sẽ trả lời.

Xin những người có trách nhiệm hãy quan tâm đặc biệt đến vận mệnh văn hóa của dân tộc.

Link: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-09-25-sau-ly-cong-uan-duong-toi-thanh-thang-long-se-la-gi-
 

khanhaho

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

tẩy chay phim này và những phim lảm nhảm linh tinh khác tương tự anh em ơi!!!!
 

hdbladies

Banned
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Đúng là đỉnh cao trí tuệ loài người !
 

atamd

Active Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Nói chung cũng khó mà nhận xét khi chưa xem qua. Mà nói cho cùng lịch sử Việt Nam nếu có bị ảnh hưởng bởi lịch sử TQ có lẽ cũng ko phải là chuyện lạ.
 

myquartz

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Xem phim giải trí, có gì mà kêu với lại nâng lên tầm chính trị làm gì.
Với lại VN bị TQ xâm chiếm cả ngàn năm, văn hoá ảnh hưởng nhiều thứ lắm, từ chữ viết, lễ học, và có cả kiến trúc. Giờ có bố thằng nào biết thời xưa VN thực sự các lâu đài, thành quách, quần áo gấm vóc nó ra làm sao? Vậy thì so sánh phim TQ làm kia với cái gì đây? Ngay cả phim VN làm về thời nhà Nguyễn, gần như Bảo Đại cũng thấy có giống khỉ mốc với hình vẽ vua ở kinh thành Huế đâu.
Chẳng qua là vì xem phim TQ nó nhiều quá, nên giờ thấy làm phim giống vậy nên kêu nó giống phim TQ (mà cũng có ai biết TQ xưa nó thế nào đâu, tưởng tượng lại đấy chứ). Chứ nếu lần đầu coi phim VN đầu tiên mà nó như thế, sau xem phim TQ có khi lại bảo TQ học lỏm của VN chứ lại.
Cứ làm, cứ chiếu đi, sau 1 vài lần sẽ học lỏm được cách làm và làm phim giống VN hơn (theo cảm nghĩ). Thế giới này là phẳng, có ai kêu học hỏi hoặc copy ý tưởng là xấu đâu.
 

haiauden

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Nói chung cũng khó mà nhận xét khi chưa xem qua. Mà nói cho cùng lịch sử Việt Nam nếu có bị ảnh hưởng bởi lịch sử TQ có lẽ cũng ko phải là chuyện lạ.

Chưa xem đã thấy nhục. Xem xong thì đeo mặt mo nhé.
Bây giờ vẫn thấy tinh thần của những người làm phim Tây Sơn hào kiệt là đáng quý. Có thể tiền ít, tài kém, nhưng đúng là sản phẩm của người VN. Không phải cái gì cũng có thể mua bằng tiền, nhất là nghệ thuật.

http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=44532&page=8
 

Gambit

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Chưa xem đã thấy nhục. Xem xong thì đeo mặt mo nhé.
Bây giờ vẫn thấy tinh thần của những người làm phim Tây Sơn hào kiệt là đáng quý. Có thể tiền ít, tài kém, nhưng đúng là sản phẩm của người VN. Không phải cái gì cũng có thể mua bằng tiền, nhất là nghệ thuật.

http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=44532&page=8

thế nhưng có được mấy người chịu khó đi coi Tây Sơn Hào Kiệt, càng có được mấy người yêu mến phim đó?

mình thì cho rằng, cần có những phim lịch sử sức đủ lôi cuốn để hấp dẫn người coi, từ đó thì mới có nhiều người VN biết đến lịch sử VN hơn. còn tính thuần Việt, thế nào thì gọi là thuần Việt?

có thể trang phục và bối cảnh phim giống TQ, vì ta ko giàu có nên nhiều thứ đều fải thuê của TQ. nhưng nội dung phim vẫn là về người VN, nhân vật lịch sử VN.

rất nhiều người bạn của mình, sau 12 năm học trong nhà trường, ko biết Quang Trung và Nguyễn Huệ là 1 người; Lý Công Uẩn và Lý Thái Tổ cũng là 1 người, có công gì với đất nước; hay Trần Quốc Tỏan, ngòai ấn tượng về "lá cờ thêu sáu chữ vàng" thì ko biết gì về nhân vật này nữa... chúng ta đang rất cần những bộ phim lịch sử đủ hấp dẫn khán giả để nhiều người hiểu biết lịch sử hơn.
 

couple1606

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Em mà là ông đạo diễn, chê em nhiều em bảo " ông nào giỏi thì đi mà làm, trình độ của tôi nó chỉ thế thôi" =)) Câu đấy thì quá đặc trưng VN :D
 

couple1606

New Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ai mà cứ bảo em trang phục giống Tàu quá thì em bảo ngay " Đâu, ông thử vẽ cho tôi xem trang phục thời Lý nó thế nào để tôi làm" =)) bác đạo diễn công nhận với em không :p
 

matom7981

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ai mà cứ bảo em trang phục giống Tàu quá thì em bảo ngay " Đâu, ông thử vẽ cho tôi xem trang phục thời Lý nó thế nào để tôi làm" =)) bác đạo diễn công nhận với em không :p

tham khảo qua bác Lan, bác Quốc là có thể tạo được mà, cái quan trọng là chúng ta tâm huyết đến đâu thôi.
 

dualshock

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ai mà cứ bảo em trang phục giống Tàu quá thì em bảo ngay " Đâu, ông thử vẽ cho tôi xem trang phục thời Lý nó thế nào để tôi làm" =)) bác đạo diễn công nhận với em không :p

Những nhà sử học họ không biết àh? Hay làm phim ko phải cho những người đó xem mà chỉ để phục vụ những người dân ko biết gì? Nếu thế thật thì là mị dân đó bạn.
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Ai mà cứ bảo em trang phục giống Tàu quá thì em bảo ngay " Đâu, ông thử vẽ cho tôi xem trang phục thời Lý nó thế nào để tôi làm" =)) bác đạo diễn công nhận với em không :p

Nói như bạn zậy nhà nước ta bỏ tiền đào tạo rùi trả lương cho mấy nhà sử học dể ngồi choi xơi nước cuối tháng lãnh lương thui à
Nói ra là thấy dốt lịch sử rùi, thử ra huế xem nơi còn lưu các trang phục triều dình xưa mà tìm hiểu
 

hai_duong

Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Đúng là bên Tàu có những phim trường sẵn. Nhưng kinh thành Huế bỏ đó chỉ để cho những người du lịch xem thôi à. Tôi đã từng ra đó, dù nhỏ nhưng không thể không làm được bộ phim. Nản.................
 

danvt

Well-Known Member
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

trang phục VN hoặc xấu hoặc giống cải lương nên mấy bác ấy cho mặc đồ TQ cho nó sặc sỡ
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Bản thân cái ông tác giả bài báo cũng có vẽ được ra trang phục thời Lý thế nào đâu mà ý kiến ý cò.
Phim lịch sử cái quan trọng nhất là phải hay để lôi kéo được người xem, phim có "thật" đến mấy mà không ai xem thì đóng làm cái gì.
 
Bên trên