Lựa chọn hàng đầu cho lưu trữ mạng với ổ cứng Toshiba N300 series và Synology DS918+

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg


Nói đến thiết bị lưu trữ mạng thì nhiều người dùng đã có kiến thức nhất định, ngày nay, các thiết bị NAS (ổ lưu trữ mạng) không đơn thuần chỉ để lưu phim ảnh hoặc các dữ liệu nữa mà nó có thể làm nhiều việc hơn. Ví dụ như nó có thể làm thêm được việc máy chủ chứa website (như hosting hoặc VPS), có thể làm media server hay media streaming server nhằm phục vụ cho nhu cầu phim ảnh âm thanh của nhiều người dùng, có thể làm dịch vụ lưu trữ ảnh, hay thậm chí là làm thiết bị lưu trữ cho các camera an ninh.

Để có thể làm được nhiều thứ như vậy thì yêu cầu phần cứng của chính thiết bị là điều đầu tiên, nhưng các sản phẩm ổ cứng lưu trữ chính bên trong cũng cần phải được thiết kế để phù hợp với cách thức vận hành 24/7 và đọc ghi dữ liệu liên tục tốt hơn, và đây chính là điểm mạnh nhất của ổ cứng Toshiba N300 series, vốn được thiết kế và tối ưu cho các nhu cầu này.

hd.jpg


Đầu tiên thì các công nghệ như bộ nhớ đệm linh hoạt, ổn định phiến đĩa quay, cảm biến và tối ưu, cũng như điều chỉnh được nhiệt độ vận hành là những điểm ưu việt về hiệu năng cũng như sự ổn định. Về an toàn dữ liệu, Toshiba có công nghệ quản lý và tự sửa lỗi dữ liệu, nhằm đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu của người dùng.

Kế đến là về vận hành, ai cũng sẽ có nhu cầu nâng cấp theo thời gian, đặc biệt là khi dùng các thiết bị NAS có khả năng mở rộng cao như Synology DS918+ chẳng hạn, vốn có thể gắn đến 4 ổ cứng cùng lúc. Các ổ N300 của Toshiba có fimware được thiết kế để tối ưu cho việc điều chỉnh mở rộng này, bạn có thể gắn thêm ổ bất cứ lúc nào và mở rộng thêm dung lượng trong quá trình sử dụng mà không ảnh hưởng đến dữ liệu hay hiệu năng.

hd.jpg


Chi tiết hơn, mỗi ổ N300 mới của Toshiba cho hiệu năng đọc ghi dữ liệu thuần rất cao (ở mức khoảng ½ so với các ổ SSD SATA), từ đó, để có thể tối ưu được hiệu năng của ổ cứng thì cần phải dùng các thiết bị NAS có từ 2 cổng LAN 1Gbps trở lên (như DS918+ chẳng hạn). Và bạn chắc chắn là không cần phải thiết lập RAID 0 vì hiệu năng sẽ rất dư thừa, thay vào đó, hãy thiết lập RAID 1 nếu bạn ưu tiên hơn về độ an toàn của dữ liệu, còn không, đơn giản là bạn hãy thiết lập mặc định JBOD để có nhiều hơn dung lượng, các dữ liệu quan trọng, hãy cài thêm Dropbox hay Onedrive hay các dịch vụ lưu trữ đám mây, nó sẽ đảm bảo thư mục bạn cần ưu tiên.

Hiệu năng chi tiết thử nghiệm sơ bộ mời mọi người xem qua các benchmark cơ bản, có thể nói cá nhân người viết rất bất ngờ với việc này, rõ ràng là ngoài dung lượng thì hiệu năng của các ổ cứng đã có một bước tiến rất dài trong khi vẫn bổ sung liên tục các công nghệ nhằm mang đến chất lượng vận hành tốt hơn.

Ở thời điểm hiện tại, nếu bạn cần một thiết bị trung tâm dữ liệu của gia đình hay công ty, hay đầu tư ngay một thiết bị NAS vốn có chi phí không hề đắt với những gì mà nó mang lại và chọn ổ cứng Toshiba N300 series, phiên bản dung lượng lớn nhất hiện tại là 16TB, đồng nghĩa với bạn có thể có mức tổng dung lượng là 16x4=64TB, đủ để bạn lưu trữ một khối lượng dữ liệu khổng lồ và chia sẻ hay quản trị việc sử dụng các dữ liệu này cực kỳ thuận tiện, tập trung.

Ở trải nghiệm thực tế, việc gắn ổ Toshiba N300 12TB vào NAS Synology DS918+ và cài đặt để sử dụng hoàn tất chỉ tốn hơn 10 phút một chút, mọi thứ đã gần như sẵn sàng cho việc lưu trữ. Cũng lưu ý thêm là việc tối đa hóa hiệu năng chép file qua NAS sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi thiết bị mạng, do đó nếu bạn định thiết lập một trung tâm dữ liệu mạnh mẽ, cũng nên ưu tiên cho phần này một chút.

Thay lời kết, ổ cứng N300 của Toshiba gần như hoàn thiện về cái gọi là ổ cứng dành cho NAS, mọi công nghệ về an toàn, vận hành đều có, hiệu năng đạt được ở trong nhóm các ổ cứng cho hiệu năng tốt nhất, khả năng mở rộng và tương thích lại dễ dàng. Riêng về giá thành thì đây cũng là một trong những ưu điểm của thương hiệu đến từ Nhật này, luôn cạnh tranh về phân khúc sản phẩm cũng như mức dung lượng mà hãng hướng đến.

Sản phẩm do Công ty AMC phân phối: https://anhminhcuong.vn/
 

MLie

Member
Lựa chọn hàng đầu HDD cho Nas thì theo ý kiến cá nhân Toshiba còn sau Seagate và WD (trước còn có HGST)
 
Bên trên