Lắng nghe

Ðề: Lắng nghe

Tất cả những điều trên em đều đã làm rồi, chỉ trừ việc ghi lại lời bài hát thì chưa :) Đến nỗi ngay cả đoạn dạo đầu hay quãng nghỉ và cả đoạn cao trào của bài hát em đều có thể huýt sáo theo giai điệu (không phải điệu chính của lời hát, mỗi nhạc cụ riêng rẽ em cũng có thể thuộc luôn).
 

minhtuan_o

New Member
Ðề: Lắng nghe

Thực sự là 1 bài dịch tổng hợp rất hay.

Mình hiện đang làm thiết kế, trước khi học về nó, nhìn 1 banner quảng cáo, mình có thể cảm nhận nó đẹp, nhưng lại không biết tại sao đẹp, nhìn cảm thấy xấu, không biết tại sao xấu, sau khi học và làm việc 1 thời gian, mình có thể cảm giác và biết chính xác được tại sao mình có cảm giác đẹp/ xấu đó. Trong âm nhạc cũng vậy, khi đã biết lắng nghe bài nhạc, mình có thể biết chính xác tại sao bài hát đó hay như vậy, một cảm xúc rất tuyệt vời. Và cũng như yêu 1 người con gái, mình có thể fall in love với 1 bài hát nhiều lần; khả năng lắng nghe càng tăng, khả năng cảm thụ hết cái tinh túy của bài hát càng cao :D Càng biết cách yêu thương, càng cảm thấy người con gái mình yêu thật đáng quý biết bao nhiêu!

Trước giờ mình cũng thực hiện theo cách này (mặc dù đây là lần đầu tiên đọc bài :D). Mình đang luyện nghe tiếng guitar bass trong rock, theo mình thì đó là tiếng khó tách ra nhất trong các nhạc cụ vì dãy âm khá thấp, dễ bị tiếng các nhạc cụ khác đè lên.

khi mình chơi ghita và ghi hình lại thì đến lúc xem lại thì trông thật buồn cười, mặt cứ như dại đi... có thể nói là đạt đến cảnh giới.... :))
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Lắng nghe

Tất nhiên có những người không qua trường lớp vẫn có thể sáng tác được những bản nhạc, bức họa kiệt tác. Điều đó không có nghĩa là họ không hiểu nghệ thuật một cách khoa học đâu.
Những sáng tác mà ko theo trường lớp, khuôn khổ, thì thường đc tạo ra do cảm xúc, kinh nghiệm hoặc cái gọi là thiên tài của người sáng tác!
Ở thời điểm bây giờ ở Việt Nam thì điều đó ko đc đánh giá cao! Mình đã đọc ở đâu đó nói rằng 100 ca sỹ của Việt Nam (ca sỹ chính quy đã qua đào tạo) thì đều hát giống nhau. Thiên về kỹ thuật chứ ko thiên về cảm xúc! Điều đó lý giải tại sao sự thành công chỉ ở khuôn khổ nội địa, khó vươn ra nước ngoài! :)
Như mình hay nghe Nhạc Trịnh & thực ra mình rất thích cái khung cảnh mà âm nhạc của bác đã Vẽ ra trong mình khi nghe! Nhưng cuối cùng chỉ nghe được có vài ca sỹ gạo cội hát thôi. Nếu ko thì thà nghe hòa tấu còn hay hơn! :)
Bài viết rất hay! :) Rất có ích cho dân Amater như mình! :D
Chỉ tiếc là ko áp dụng vào nghe Đại Lâm Linh, HKT, Phi Thanh Vân thôi! :))
 

billy170285

New Member
Ðề: Lắng nghe

Cách liên tưởng (chảy nước dãi) thật là một cách mang tính chất chính xác nhất. :-"
 

sieulong

Well-Known Member
Ðề: Lắng nghe

một hôm trời mưa, em mở PC và vô tình mở một bài nhạc, bản "nước non ngàn dặm ra đi" do 2 ca sĩ quang lê và mai thiên vân trình bày. nghe nhạc trong trạng thái giết thời gian, mở cho có tiếng cho vui thôi, nhưng khi nghe Quang lê cất lên câu hát "Nước non ngàn dặm ra đi..." em nổi hết da gà 2 tay, trong người bừng bừng một cảm giác khó diễn tả. Rồi như sợ cái cảm giác đó biến mất, em ngừng lại tất cả các việc đang làm, để nghe cho hết bài hát, để giữ lại cái cảm giác lâng lâng đó....

Em không nghe một bài nhạc vì bài nhạc đó hay, em nghe nhạc thì thích cái cảm giác âm nhạc đem lại, Một tình huống nhất định, bài nhạc thường ngày nghe hoài sao hôm nay nghe lại hay như vậy... chắc tại em không có tiêu chuẩn là audiophile... Nhưng em nghĩ cứ chăm chăm vào từng chi tiết, cứ để ý đến tầng cao tầng trung tầng thấp của một đoạn nhạc... thì vô tình đã quên mất là mình đang nghe nhạc.

(ý kiến rất cá nhân)
 

pupy

New Member
Ðề: Lắng nghe

nghe (Hearing) chỉ là thụ động, lắng nghe (Listening) mới là chủ động. Trải nghiệm điều này bạn sẽ thấy thật sự tuyệt vời
 

chuongzzz

Member
nghe các bác tranh luận mà em thấy lòng vòng quá , cuối cùng em tự hỏi ... khi người nhạc sĩ viết ra bài nhạc và người ca sĩ trình diễn nó thì ... họ làm điều đó cho ai ? họ phục vụ ai ? (người nghe HEARING hay người lắng nghe LISTENING) và theo em thấy thì đại đa số là HEARING còn 1 số rất ít là LISTENING .
nghe nhạc là 1 cảm xúc , để phiêu được bài nhạc đó thì cũng là nhờ cảm xúc , nếu "Một khi đã biết lắng nghe một cách khoa học" thì không còn cảm xúc nữa rồi , lúc đó ta nghe như 1 phương thức , nghe để tìm tòi ra cái này cái kia mà có thể ta sẽ quên đi cái hay cái du dương của bài hát .

P/S : em thì cứ bật nhạc lên mà nghe theo tâm trạng thôi , nhiều khi có đoạn thấy hay , dâng trào cảm xúc luôn nhưng cũng chả biết và chả cần biết ở khúc đó người ta chơi nhạc cụ gì hay ... ... chỉ cần cảm thấy thoải mái và tâm hồn sảng khoái là OK . (vì mục đích của nghe nhạc là relax ... chứ hok phải mục đích dể tìm tòi ra cái cái này cái kia trong đó . )

ý kiến riêng em thôi nha các bác .
 
Chỉnh sửa lần cuối:

sieulong

Well-Known Member
Ðề: Lắng nghe

Nếu như một người không được trang bị kiến thức về hội họa thì khi nhìn một bức tranh được bán trên vỉa hè thì thấy đẹp (tất nhiên những người được trang bị kiến thức thì cũng thấy đèm đẹp) và khi người đó nhìn thấy một bức tranh theo kiểu trừu tượng thì ắt hẳn họ sẽ chê bai thậm tệ.

Mình rất thích những bài viết của bạn, không để ý lắm là bài viết phiên dịch lại hay là bài tự viết, chủ yếu mình thích đọc cái thread của bạn. Nhưng cái câu này của bạn thì mình không thích lắm.

Quả thật nếu không phải là người được trang bị kiến thức hội họa thì nhìn những bức tranh "tiền tỉ tỉ" thì sẽ tự hỏi "ông này ổng vẻ cái gì vậy trời????" Thế nhưng những người như vậy đấy (như mình đây) lại thấy những nét vẽ đơn giản của một ông họa sĩ đường phố, vẽ lại một cảnh đẹp nông thôn lại khiến mình phải nhìn mê mẩn... Thế theo bạn mình có nên đi học một khóa hội họa không? để nhìn cho hiểu được mấy bức tranh "nghệ thuật" nó đang muốn nói cái gì????

Nghệ thuật mà không hướng đến phần đông người thưởng thức, chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ thì khác gì trò chơi của một nhóm người cá biệt?

Quay lại chuyện âm thanh, mượn một câu nói của Mod Lehoang bên phần thiết bị âm thanh, mình nghĩ là câu nói này dùng trong trường hợp này khá thích hợp. Hiện nay theo thống kê nào đó có khoảng 5% người nghe nhạc có thể gọi là Audiophile tức là nghe nhạc theo cái kiểu gọi là "listening". thì Mod Lehoang đã trả lời như thế này: "Nếu như may mắn có thể lọt vào số 5% đó thì cảm thấy rất sung sướng, nhưng nếu phải bon chen để được lọt vào số 5% trên, thì xin vui vẻ ở lại với 95% còn lại"
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Lắng nghe

Quả thật nếu không phải là người được trang bị kiến thức hội họa thì nhìn những bức tranh "tiền tỉ tỉ" thì sẽ tự hỏi "ông này ổng vẻ cái gì vậy trời????" Thế nhưng những người như vậy đấy (như mình đây) lại thấy những nét vẽ đơn giản của một ông họa sĩ đường phố, vẽ lại một cảnh đẹp nông thôn lại khiến mình phải nhìn mê mẩn...



Thật sự mình cũng có rất ít kiến thức về vấn đề này. :)

Theo mình đọc được ở đây thì chúng ta nên phân biệt giữa cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp của tự nhiên và khó cảm nhận được hơn so với cái đẹp của tự nhiên.

Nói đến sen là nói đến đẹp. Sen là đẹp, nhưng chỉ nhìn nó ở ngoài đời thì chưa thấy hết cái đẹp của nó. Phải nhìn nó trong nghệ thuật ta mới thấy hết, càng nhìn càng thấy đẹp, đẹp từ màu sắc, hương vị, hình thức, phẩm chất.

Để hưởng thụ cái đẹp của tự nhiên thì bạn chỉ cần dựa vào bản năng, còn để hưởng thụ cái đẹp của nghệ thuật, chắc chắn bạn sẽ phải trang bị không ít thì nhiều (tùy nhu cầu) các kiến thức cơ bản về nghệ thuật.


Do đó:

Thế theo bạn mình có nên đi học một khóa hội họa không? để nhìn cho hiểu được mấy bức tranh "nghệ thuật" nó đang muốn nói cái gì???? [/I]

Câu trả lời của mình sẽ là nên, nếu bạn có thời gian và thực sự muốn thưởng thức nó ở mức độ cao hơn. Tại sao bạn không thử nhỉ?
 

ihtw

New Member
Ðề: Lắng nghe

Nghệ thuật mà không hướng đến phần đông người thưởng thức, chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ thì khác gì trò chơi của một nhóm người cá biệt?

Nghệ thuật được sinh ra là để bộc lộ góc nhìn của người nghệ sĩ về cuộc sống. Người nghệ sĩ không nhất thiết phải phục vụ số đông, mà để phục vụ chính bản thân họ, như các vị thi sĩ VN mình khi xưa cũng toàn làm thơ để tự "ru" mình trong cái thế giới bất bình đang sống.

Mình đồng với bác Symphony, cảm nhận dựa trên bản năng là cái cảm nhận cơ bản nhất của con người, ai sinh ra cũng có khả năng đó, như thấy đau thì biết rút tay lại, đồ ăn đút vào miệng thì biết nhai biết nuốt. Còn mình sống trong 1 thế giới với đa dạng văn hóa, mình cũng nên nâng cao trình độ để học cách lắng nghe cho đúng, nghe cho hết chất âm của bài hát và dàn máy.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Lắng nghe

Đúng là nghe nhạc kiểu này mới là hay nhưng thực tế khi nghe như vậy thì mình sẽ bị cho là quá khó tính vì mình sẽ bắt bẻ được lỗi của bài hát và cả giọng hát và như vậy sẽ khó có bài hát mình vừa ý, Nhưng khi nghe những bài vừa ý thì sướng kinh khủng!
Mà đã nói tới nghệ thuật thì phải nói đến thiên bẩm!Nếu đã không có thiên bẩm thì dù cho cố gắng thế nào đi nữa thì cũng không thể nào tiến xa được hoặc chỉ biết những gì được học và làm theo như một cái máy. Còn những người có thiên bẩm về nghệ thuật (tai nhạy,có mắt mỹ thuật,...) thì chỉ với những kiến thức cơ bản hay sự chỉ dẫn sơ sơ nhưng họ sẽ có những bước tiến rất xa và cảm nhận được tốt thế nào là đẹp là hay một cách tốt nhất mà đối với những người còn lại thì có học trong vài chục năm chưa chắc đạt được.
Thôi thì đúng như câu của Mod LeHoang thì cố vào 5% thì thôi ở lại 95% thì sướng hơn.
Nhưng nếu được cũng nên học thử xem mình có nằm trong số 5% thực sự hay ko!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

rti_a

New Member
Ðề: Lắng nghe

Em đà vượt wa ngưỡng nghe đó Luôn rồi.bay giờ em chẳng nghe đc gì hết.
 

mcrliveit

New Member
Ðề: Lắng nghe

Tiếc là không phải nhạc nào bây giờ cũng có thể hôn hít sàm sở được .
 
Bên trên