Lắng nghe

symphony

Well-Known Member
6497-albums1004-picture26393.jpg


Nhiều người nghĩ rằng, trong âm nhạc thì thứ quan trọng nhất chính là ca từ. Nhưng… xin lỗi, đó chỉ là văn học hoặc là khía cạnh văn học trong âm nhạc chứ không phải là âm nhạc.

Nhiều người nghĩ rằng, các audiophile chi cả gia tài cho dàn âm thanh là điên khùng, lố bịch. Nhưng xin lỗi bác Hugo, "nhiều người nghĩ rằng" đó mới là "những người khốn khổ" nhất hành tinh. Bởi vì họ chưa bao giờ được nghe những thứ âm nhạc được phát ra một cách chân thật nhất, sâu sắc nhất hoặc họ đã được nghe nhưng lại không đủ tiền và thậm chí đủ tiền nhưng không đủ dũng khí để bước vào cái thế giới đầy mê hoặc đó.

Cách tốt nhất để xóa bỏ các định kiến có lẽ là học cách lắng nghe và nên nhớ rằng cho dù ở cấp độ âm thanh nào thì nghe (Hearing) chỉ là thụ động, lắng nghe (Listening) mới là chủ động. Một khi muốn tranh luận về một đề tài âm nhạc nào đó, trước hết hãy chắc chắn rằng bạn biết cách lắng nghe.

Lắng nghe là một trải nghiệm tuyệt diệu và rất đáng làm. Lắng nghe trong âm nhạc giúp các bạn hiểu sâu hơn các yếu tố cơ bản của âm nhạc như giai điệu, âm điệu và nhịp điệu, qua đó chúng ta có thể hiểu và đánh giá được nhiều thể loại âm nhạc.


Sau đây, xin giới thiệu với các bạn phương pháp để rèn luyện kỹ năng nghe âm nhạc một cách sắc sảo được tổng hợp từ trang HowStuffWorks. Hy vọng phương pháp này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm âm nhạc đích thực cũng như rèn luyện kỹ năng nghe và khả năng nhận thức.


1. Lựa chọn một bài hát ngắn có kết cấu hợp lý, đơn giản mà quen thuộc và không quá khó (để không bị phân tâm).

2. Bật nó lên và cố gắng lắng nghe một loại nhạc cụ cụ thể. Tốt nhất là bắt đầu với nhạc cụ mà bạn có thể nghe rõ ràng nhất, trống hoặc guitar chẳng hạn. Tập trung vào các nhạc cụ đó, cố gắng nghe được những gì mà nó đang chơi (giai điệu, nhịp điệu) và cách nó kết hợp hoặc hỗ trợ bài hát. Hãy thử phân biệt các nhạc cụ phụ và chính. Lắng nghe các bài hát cho đến khi bạn hiểu được vai trò của nhạc cụ trong bài hát đó.

3. Hãy thử xác định vị trí của nhạc cụ trong trường âm thanh nổi (Stereophonic), ví dụ những nhạc cụ nào thật sự nằm bên trái, ở giữa hay bên phải. Sử dụng Headphone để có kết quả tốt nhất.

4. Lặp lại bước 2 và bước 3 cho từng loại nhạc cụ trong bài hát.

5. Mở lại bài hát và lần này bạn thử cảm nhận cách các nhạc cụ làm việc hoặc hòa âm với nhau để xây dựng nền tảng âm nhạc trong bài hát. Lưu ý những thứ có kết hợp với nhau và có những thứ hoạt động riêng lẻ.

6. Vừa lắng nghe toàn bộ bài hát vẽ một sơ đồ về các phần khác nhau trong bài hát như dạo đầu (intro), đoạn chính (verse), hợp xướng hoặc điệp khúc (chorus or refrain), giang tấu (interlude), phần nối (bridge), phần dạo cuối (outro)...

7. Vừa lắng nghe vừa sử dụng sơ đồ mà bạn đã vẽ để xác định các nhạc cụ dung để dạo đầu ở mỗi phần và các nhạc cụ ở đoạn chính của mỗi phần.

8. Lắng nghe bài hát, nhưng lần này tập trung vào các giọng hát bè (Backup Vocal). Để ý xem lúc nào thì xuất hiện hát bè, lúc nào không xuất hiên.

9. Lắng nghe lại một lần nữa và chú ý vào các đoạn hòa âm, xác định sự thay đổi và cách thay đổi hòa âm trong bài hát.

10. Viết lại toàn bộ lời bài mà bạn nghe được trong khi lắng nghe bài hát.


Một khi đã biết lắng nghe một cách khoa học, có thể bạn sẽ chạm được vào tận cùng của thế giới âm thanh, hôn hít, sờ mó, sàm sỡ nó. Và hãy nhớ rằng khi thấy một ai đó đang mơ màng, há miệng, thậm chí là đang chảy vài giọt nước dãi, đầu lắc lư nhẹ nhàng trước một dàn âm thanh thì đừng vội cười nhếch mép, bởi họ đang lắng nghe âm nhạc đấy.


 
Chỉnh sửa lần cuối:

ihtw

New Member
Ðề: Lắng nghe

Thực sự là 1 bài dịch tổng hợp rất hay.

Mình hiện đang làm thiết kế, trước khi học về nó, nhìn 1 banner quảng cáo, mình có thể cảm nhận nó đẹp, nhưng lại không biết tại sao đẹp, nhìn cảm thấy xấu, không biết tại sao xấu, sau khi học và làm việc 1 thời gian, mình có thể cảm giác và biết chính xác được tại sao mình có cảm giác đẹp/ xấu đó. Trong âm nhạc cũng vậy, khi đã biết lắng nghe bài nhạc, mình có thể biết chính xác tại sao bài hát đó hay như vậy, một cảm xúc rất tuyệt vời. Và cũng như yêu 1 người con gái, mình có thể fall in love với 1 bài hát nhiều lần; khả năng lắng nghe càng tăng, khả năng cảm thụ hết cái tinh túy của bài hát càng cao :D Càng biết cách yêu thương, càng cảm thấy người con gái mình yêu thật đáng quý biết bao nhiêu!

Trước giờ mình cũng thực hiện theo cách này (mặc dù đây là lần đầu tiên đọc bài :D). Mình đang luyện nghe tiếng guitar bass trong rock, theo mình thì đó là tiếng khó tách ra nhất trong các nhạc cụ vì dãy âm khá thấp, dễ bị tiếng các nhạc cụ khác đè lên.
 

HLT

Member
Ðề: Lắng nghe

Cái này mới thực sự gọi là âm thanh tách bạch nè.một người thực sự nghe âm nhạc biết được có bao nhiêu nhạc cụ trong đó, phân biệt được người nghệ sĩ đánh hay hay dở . một trong những cách rất hay để thử giàn âm thanh.
 

kieu chinh

New Member
Ðề: Lắng nghe

"Nghe (Listening) chỉ là thụ động, lắng nghe (Hearing) mới là chủ động"
Kết câu này nhất!
 
Ðề: Lắng nghe

Hí hí, pác Symphony chạm vào tim đen của em òi, em cũng xin có một chút ý kiến thế này :D

2. Bật nó lên và cố gắng lắng nghe một loại nhạc cụ cụ thể. Tốt nhất là bắt đầu với nhạc cụ mà bạn có thể nghe rõ ràng nhất, trống hoặc guitar chẳng hạn. Tập trung vào các nhạc cụ đó, cố gắng nghe được những gì mà nó đang chơi (giai điệu, nhịp điệu) và cách nó kết hợp hoặc hỗ trợ bài hát. Hãy thử phân biệt các nhạc cụ phụ và chính. Lắng nghe các bài hát cho đến khi bạn hiểu được vai trò của nhạc cụ trong bài hát đó.

3. Hãy thử xác định vị trí của nhạc cụ trong trường âm thanh nổi (Stereophonic), ví dụ những nhạc cụ nào thật sự nằm bên trái, ở giữa hay bên phải. Sử dụng Headphone để có kết quả tốt nhất.

4. Lặp lại bước 2 và bước 3 cho từng loại nhạc cụ trong bài hát.

5. Mở lại bài hát và lần này bạn thử cảm nhận cách các nhạc cụ làm việc hoặc hòa âm với nhau để xây dựng nền tảng âm nhạc trong bài hát. Lưu ý những thứ có kết hợp với nhau và có những thứ hoạt động riêng lẻ.

Chỉ khi cảm nhận được một bài hát hay (nghe qua một hoặc hai lần đầu tiên thôi nhé, tiếng sét ái tình mà ;))), và nghe đi nghe lại nhiều lần, mới có thể phân tích bài hát mình thích nó hay ở chỗ nào :D, người nghệ sĩ (gồm ca sĩ, người hòa âm, và nhạc công) chơi hay chỗ nào, còn chỗ nào mình thấy thiếu thiếu thì lúc đó mới có một cảm giác chung, một nhận định chung về tổng thể bài hát được.

3. Hãy thử xác định vị trí của nhạc cụ trong trường âm thanh nổi (Stereophonic), ví dụ những nhạc cụ nào thật sự nằm bên trái, ở giữa hay bên phải. Sử dụng Headphone để có kết quả tốt nhất.

Đoạn trên em đồng ý hết mình, nhưng ở phần này em lại nghi ngờ về đoạn in đậm ở trên :D, nghe headphone thì chỉ nghe được trái và phải là chính, tiếng chuông gió kéo từ trái qua phải cũng có, nhưng để cảm thụ được "không gian" trong bản mix, mà các CD có nhãn "3D sound" thì phải dùng loa stereo 2.0, em nhấn mạnh là 2.0 nhé, không nói nhầm đâu. Em vẫn giữ quan điểm của em là nghe nhạc thì chỉ cần Stereo 2.0 là đủ :D, còn film thì khác. Các pác 5.1, 7.1, 9.2 đừng bùn em nhé :)).

Còn điều này tại sao em khẳng định thế, thì là cả một quá trình, nên ai quan tâm thì cứ nhờ bác google nhé :D.

6. Vừa lắng nghe toàn bộ bài hát vẽ một sơ đồ về các phần khác nhau trong bài hát như dạo đầu (intro), đoạn chính (verse), hợp xướng hoặc điệp khúc (chorus or refrain), giang tấu (interlude), phần nối (bridge), phần dạo cuối (outro)...

7. Vừa lắng nghe vừa sử dụng sơ đồ mà bạn đã vẽ để xác định các nhạc cụ dung để dạo đầu ở mỗi phần và các nhạc cụ ở đoạn chính của mỗi phần.

8. Lắng nghe bài hát, nhưng lần này tập trung vào các giọng hát bè (Backup Vocal). Để ý xem lúc nào thì xuất hiện hát bè, lúc nào không xuất hiên.

9. Lắng nghe lại một lần nữa và chú ý vào các đoạn hòa âm, xác định sự thay đổi và cách thay đổi hòa âm trong bài hát.

Nghe bè không chỉ có bè cho vocal :D, mà còn bè cho cả instrumental nữa cơ nghe phê vô cùng.

Mà nếu vocal được bè sát (theo lý thuyết là ... 4 bè lận :-S) thì đã phê lại càng phê hơn :)).

Rồi mỗi đoạn nhạc diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau lại được các nhạc cụ phụ họa cho giọng hát, vẽ nên một cảm giác kỳ lạ mà không biết cảm giác ấy có đúng của tác giả hay là cảm giác theo ý đồ của người hòa âm :)).

Kết luận: sẽ có cảm giác rất "sướng" nếu nghe hết được cái hay của một bản nhạc được hòa âm công phu. Em chỉ nghe được tầm 60% 70% là mãn nguyện rồi I-).

Thanks pác chủ vì bài viết hay (đã bấm thank, nhưng ... thấy chưa đủ :D).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Lắng nghe

bác symphony lộn rồi, hearing là nghe thụ động còn listening mới là lắng nghe.
 

godljke94

New Member
Ðề: Lắng nghe

hix, em cũng đang tập nghe từng loại nhạc cụ trong bài hát ( đặc biệt là guitar bass, giống bác ở trên :D ), nhưng khổ nỗi là nhà chỉ có mỗi con loa 2.1 hỏng 1 bên ~:> với con sony cùi :D. Chắc em phải cố gắng dành dụm tiền để thành audiophile như các bác vậy :D
 

mr_thuan21

Member
Ðề: Lắng nghe

Một khi đã biết lắng nghe một cách khoa học, có thể bạn sẽ chạm được vào tận cùng của thế giới âm thanh, hôn hít, sờ mó, sàm sỡ nó. Và hãy nhớ rằng khi thấy một ai đó đang mơ màng, há miệng, thậm chí là đang chảy vài giọt nước dãi, đầu lắc lư nhẹ nhàng trước một dàn âm thanh thì đừng vội cười nhếch mép, bởi họ đang lắng nghe âm nhạc đấy.
ước ji em đc như thế! phê phải biết
 

ktq

Member
Ðề: Lắng nghe

Nếu như nghe nhạc một cách chủ động - lắng nghe -, nghĩa là nghe một cách khoa học, nghĩa là nghe để xem tai mình có thể phân biệt được nhạc cụ gì đang chơi, nghĩa là nghe để phán đoán vị trí nhạc cụ, nghĩa là nghe để biết lúc nào cao lúc nào thấp trong bài nhạc thì đó không còn là thưởng thức âm nhạc nữa, đó chỉ còn là khoa học nghe mà thôi.

Âm nhạc là một sự mô phỏng lại âm thanh hoặc tạo ra những âm thanh có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của đối tượng đang nghe; chính vì vậy, khi "một ai đó đang mơ màng, há miệng, thậm chí là đang chảy vài giọt nước dãi, đầu lắc lư nhẹ nhàng trước một dàn âm thanh" thì không phải là họ lắng nghe âm nhạc đâu mà đang thưởng thức âm nhạc.

Nếu như không "lắng nghe" được như bác chủ topic đã trình bày thì âm nhạc giống như một bài tập mà ta không thể giải nối - âm nhạc khi đó còn có nghĩa gì là nghệ thuật nữa; chỉ còn là một môn khoa học khó nhằn.
 

minhtai18

Member
Ðề: Lắng nghe

Lắng nghe là nghe + cái đầu.:-?:-?
Càng lắng nghe càng chạm đến gần cái gọi là nghệ thuật hơn.O:)
=> Nghiện... âm nhạc=P~=P~>:)>:)
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Lắng nghe

Các bác nói nghe nó cao xa quá.
Vậy em thử ra cho các bác 1 bài tập nhé:
Các bác thử nghe 1 bản Symphony, hay đơn giản hơn là 1 bài tam tấu, tứ tấu v.v... rồi xác định xem khúc nào nhạc cụ nào đang được chơi.
Theo em, điều khó khăn nhất nhưng lại là điều đơn giản nhất trong thưởng thức âm nhạc, là tận hưởng những cảm xúc của bài nhạc đem lại.
Nhiều người không cần phải đi sâu vào phân tích từng dòng, từng nốt, từng nhạc cụ đang chơi vẫn có cảm thụ tốt.
Nhiều người khác thì có bỏ tiền tỷ tậu dàn khủng, miệt mài lắng nghe mãi, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thỏa mãn xem dàn của mình, tai của mình đã nghe được những tiếng gì tiếng gì trong bài nhạc đó, nhưng lại quên mất bài nhạc hay là tổng hòa của mọi nhạc cụ, dựa trên nền của giai điệu chính, và quên mất luôn những xúc cảm của bài nhạc đó mang lại cho mình. Đó là những người thiên về kỹ thuật, lắng nghe âm thanh nhiều hơn là âm nhạc.
Thật cũng lạ, là khá nhiều người bỏ tiền tỷ ra để làm phòng, sắm thiết bị, nhưng lại tiếc một vài giờ đồng hồ, một vài trăm ngàn đi nghe hòa nhạc. Trong khi xét về mặt âm thanh, thì hòa nhạc sống hẳn phải hay hơn nhạc ghi rồi.
 
Ðề: Lắng nghe

Âm nhạc là một sự mô phỏng lại âm thanh hoặc tạo ra những âm thanh có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của đối tượng đang nghe; chính vì vậy, khi "một ai đó đang mơ màng, há miệng, thậm chí là đang chảy vài giọt nước dãi, đầu lắc lư nhẹ nhàng trước một dàn âm thanh" thì không phải là họ lắng nghe âm nhạc đâu mà đang thưởng thức âm nhạc.

Nghe pác mô tả thì vào Discotheque là hợp đấy :)).

Khi nghe phải biết mình đang nghe âm thanh gì từ nhạc cụ nào phát ra, và được chơi như thế nào để ai có máu nghệ sĩ & biết chơi còn chơi lại như vậy được chứ :D, vậy còn đã hơn khi nghe nữa :)). Mình nói thật, nghe một bài nhạc có đoạn mình tâm đắc về mặt hòa thanh, mỗi khi tới đoạn ấy, mình lại có cảm giác thật khó tả, "sướng" hay "phê" không diễn tả hết được đâu :D

Các bác nói nghe nó cao xa quá.
Vậy em thử ra cho các bác 1 bài tập nhé:
Các bác thử nghe 1 bản Symphony, hay đơn giản hơn là 1 bài tam tấu, tứ tấu v.v... rồi xác định xem khúc nào nhạc cụ nào đang được chơi.
Theo em, điều khó khăn nhất nhưng lại là điều đơn giản nhất trong thưởng thức âm nhạc, là tận hưởng những cảm xúc của bài nhạc đem lại.
Nhiều người không cần phải đi sâu vào phân tích từng dòng, từng nốt, từng nhạc cụ đang chơi vẫn có cảm thụ tốt.
Nhiều người khác thì có bỏ tiền tỷ tậu dàn khủng, miệt mài lắng nghe mãi, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thỏa mãn xem dàn của mình, tai của mình đã nghe được những tiếng gì tiếng gì trong bài nhạc đó, nhưng lại quên mất bài nhạc hay là tổng hòa của mọi nhạc cụ, dựa trên nền của giai điệu chính, và quên mất luôn những xúc cảm của bài nhạc đó mang lại cho mình. Đó là những người thiên về kỹ thuật, lắng nghe âm thanh nhiều hơn là âm nhạc.
Thật cũng lạ, là khá nhiều người bỏ tiền tỷ ra để làm phòng, sắm thiết bị, nhưng lại tiếc một vài giờ đồng hồ, một vài trăm ngàn đi nghe hòa nhạc. Trong khi xét về mặt âm thanh, thì hòa nhạc sống hẳn phải hay hơn nhạc ghi rồi.

Mình muốn chia sẻ vởi bạn 2 vấn đề thôi :), bạn không hiểu ý mình cũng không sao.

1. Cảm xúc bạn nói chỉ có được, khi một bài nhạc được soạn kỹ và theo đúng quy luật logic của âm nhạc :D + thêm một chút tài của người hòa âm (dù chỉ là một chút, nhưng không hề nhỏ phải không :D). Bạn nghe được, cảm nhận được nó hay, và biết nó hay chỗ đó, nhưng ... chỗ đó bạn mô tả như thế nào đây :D, nếu bạn không biết được nó chơi như thế nào, cái gì chơi ra nó.

2. Cũng là nghe nhạc, nhưng để tái hiện lại được 9/10 (lấy số để bạn dễ hình tượng, thực chất là tái tạo một cách trung thực, HIFI = High Fidelity, là đó :D) so với nhạc sống hay còn gọi là nhạc Analog đó là ý nghĩa thật sự của việc đầu tư tiền vào thiết bị audio. Như một ý trên đã nói, những người đó là khổ nhất, bởi lúc nào họ cũng không bao giờ được như ý mình muốn, vì không bao giờ con người tái tạo được âm thanh analog như ban đầu.

Còn việc phải đầu tư phòng ốc, lót thảm, tán âm, diện tích phòng ..., nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy nó quan trọng đến dường nào khi hiểu được :).

Nếu bạn hài lòng với một chất âm phát ra từ chiếc loa bình dân, mình xin lỗi, + source nhạc mp3 thì bạn là người hạnh phúc hơn họ rồi :).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

moly0212

New Member
Ðề: Lắng nghe

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ngdhieu.
Tôi tự nhận là tai âm nhạc rất tệ và không biết thưởng thức, tuy nhiên như bao người khác như tôi vẫn gặp phải những bài hát làm rung động con tìm, nổi da gà và xúc động trào dâng.
Hơn nữa nghe nhạc cũng chỉ là nhu cầu thứ yếu, thiếu không thể chết ngay và nó xếp sau nhu cầu giao tiếp rất nhiều...việc bỏ tiền tỷ ra trang bị rầm rộ cũng không thể bằng 1 tuần hoặc 1 tháng đi nghe hòa nhạc một lần.
Tôi thực sự đúng là chưa đồng cảm với những tay chơi "cố gắng" tạo ra một phong cách chuyên nghiệp như vậy để làm gì, nói hơi nặng thì là để mọi người thấy mình là tay chơi nhạc thực thụ chăng?
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Lắng nghe

Nếu như nghe nhạc một cách chủ động - lắng nghe -, nghĩa là nghe một cách khoa học, nghĩa là nghe để xem tai mình có thể phân biệt được nhạc cụ gì đang chơi, nghĩa là nghe để phán đoán vị trí nhạc cụ, nghĩa là nghe để biết lúc nào cao lúc nào thấp trong bài nhạc thì đó không còn là thưởng thức âm nhạc nữa, đó chỉ còn là khoa học nghe mà thôi.

Âm nhạc là một sự mô phỏng lại âm thanh hoặc tạo ra những âm thanh có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của đối tượng đang nghe; chính vì vậy, khi "một ai đó đang mơ màng, há miệng, thậm chí là đang chảy vài giọt nước dãi, đầu lắc lư nhẹ nhàng trước một dàn âm thanh" thì không phải là họ lắng nghe âm nhạc đâu mà đang thưởng thức âm nhạc.

Nếu như không "lắng nghe" được như bác chủ topic đã trình bày thì âm nhạc giống như một bài tập mà ta không thể giải nối - âm nhạc khi đó còn có nghĩa gì là nghệ thuật nữa; chỉ còn là một môn khoa học khó nhằn.

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ngdhieu.
Tôi tự nhận là tai âm nhạc rất tệ và không biết thưởng thức, tuy nhiên như bao người khác như tôi vẫn gặp phải những bài hát làm rung động con tìm, nổi da gà và xúc động trào dâng.
Hơn nữa nghe nhạc cũng chỉ là nhu cầu thứ yếu, thiếu không thể chết ngay và nó xếp sau nhu cầu giao tiếp rất nhiều...việc bỏ tiền tỷ ra trang bị rầm rộ cũng không thể bằng 1 tuần hoặc 1 tháng đi nghe hòa nhạc một lần.
Tôi thực sự đúng là chưa đồng cảm với những tay chơi "cố gắng" tạo ra một phong cách chuyên nghiệp như vậy để làm gì, nói hơi nặng thì là để mọi người thấy mình là tay chơi nhạc thực thụ chăng?

Mình công nhận là nghe nhạc chỉ bằng tâm hồn (như chúng ta thường nói) thì có thể đơn giản làm chúng ta "rung động con tim, nổi da gà và xúc động trào dâng". Tuy nhiên, cách nghe thông thường chỉ là giống như lấy phao rồi bơi trên mặt biển thôi - mát và thoải mái, còn khi được trang bị những công cụ khoa học như bình oxy, áo bảo hộ thì đảm bảo bạn sẽ lặn xuống được đại dương và cảm nhận được vẻ đẹp thực sự ở nơi sâu thẳm của nó.

Nếu như một người không được trang bị kiến thức về hội họa thì khi nhìn một bức tranh được bán trên vỉa hè thì thấy đẹp (tất nhiên những người được trang bị kiến thức thì cũng thấy đèm đẹp) và khi người đó nhìn thấy một bức tranh theo kiểu trừu tượng thì ắt hẳn họ sẽ chê bai thậm tệ.

Tất nhiên có những người không qua trường lớp vẫn có thể sáng tác được những bản nhạc, bức họa kiệt tác. Điều đó không có nghĩa là họ không hiểu nghệ thuật một cách khoa học đâu.
 
Ðề: Lắng nghe

nghe nhạc cũng là nghệ thuật ấy các bác ạ. Nhiều bài viết về âm nhạc rất hay mà tác giả chỉ cần nghe bằng giàn máy rẽ tiền thôi. Cái chính các bác có feeling không mà thôi.
Mà đọc bài dịch này tớ cảm tưởng là tác giả vừa nghe nhạc vừa phê thuốc ấy (không nói chủ topic à nha)
 

stephen chow

New Member
Ðề: Lắng nghe

không ap dụng vào nhạc thị trường VN, đặc biệt là các thảm hoạ âm nhạc
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Lắng nghe

Theo em lắng nghe âm thanh là sự đồng cảm với người ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ phối âm hòa khí gì đó... Một hệ thống âm thanh tốt sẽ làm tốt việc này hơn.
Còn lắng nghe giai điệu, ca từ là sự đồng cảm với người nhạc sĩ. Cái này thì tùy cảm xúc mỗi người.
Có cả 2 thì quá tốt:D
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Lắng nghe

Theo em thì lắng nghe âm thanh là sự đồng cảm với người ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ phối âm hòa khí gì đó... Một hệ thống âm thanh tốt sẽ làm tốt việc này hơn.
Còn lắng nghe giai điệu, ca từ là sự đồng cảm với người nhạc sĩ. Cái này thì tùy cảm xúc mỗi người.
Có cả 2 thì quá tốt:D
 
Bên trên