anhtuanngoc
Well-Known Member
Bài hát tiếng Pháp của huyền thoại âm nhạc Edith Piaf chưa bao giờ bị coi là “cũ” và luôn mang tới niềm lạc quan mãnh liệt rằng “cuộc đời màu hồng”.
Dịch giả Trịnh Lữ đã bắt đầu lời đề tựa cho cuốn Rừng Nauy bằng nhiều câu hỏi: “Mối tình sâu sắc nhất của bạn có gắn liền với một bài hát nào không? Một cảnh trí nào không? Như một căn phòng trong đêm mưa mùa hạ? Một chiều thu ngoài bìa rừng hoang vắng?”.
Nếu người được hỏi khi ấy là James Bond thì câu trả lời rất có thể là bài hát La Vie En Rose. Nhà văn Ian Fleming nhắc đến bài hát ấy trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên về James Bond - Sòng bạc hoàng gia, khi chàng điệp viên hào hoa đang dùng bữa với Vesper Lynd. Mối tình ấy không thành, để lại vết cứa rất lâu trong lòng chàng điệp viên 007. Ở cuốn tiểu thuyết thứ tư, Ian Fleming miêu tả Bond đã chọn bỏ qua bài hát này trong máy nghe nhạc vì nó mang lại quá nhiều “kỷ niệm đau đớn”.
"La Vie En Rose" thường được gắn với hình ảnh cánh hoa hồng đặc trưng cho phong cách lãng mạn của Pháp.
Là một tình ca vượt thời gian, La Vie En Rose từ lâu đã được sử dụng trong nhiều tác phẩm điện ảnh để ca ngợi sự thăng hoa của tình yêu. Giây phút đầu tiên anh chàng người máy Wall-E gặp cô nàng Eve kiêu kỳ cũng là lúc âm nhạc tuyệt vời của La Vie En Rose được cất lên.
Những ai là fan của loạt phim truyền hình How I Met Your Mother chắc hẳn cũng không quên cảnh Tracy, vợ tương lai của Ted, ngồi ngoài ban công gảy đàn và cất tiếng hát bài La Vie En Rose. Giọng ca ấy khiến Ted mãi mãi chẳng bao giờ quên được: “Cha đã nghe mẹ con hát La Vie En Rose cả triệu lần trong suốt những năm tháng qua, mỗi khi mẹ ru con ngủ chẳng hạn. Nhưng lần biểu diễn ấy, đêm đầu tiên mà cha nghe thấy tiếng hát của mẹ, vẫn luôn là lần cha yêu thích nhất”.
Nhạc phẩm kinh điển ấy gắn liền với tên tuổi Edith Piaf, huyền thoại âm nhạc của nước Pháp. Ca từ “Quand il me prend dans ses bras...” (Khi chàng ôm tôi trong vòng tay…) đến với bà một cách tình cờ vào một buổi tối năm 1944, khi bà đứng trước một người đàn ông Mỹ. Sự rung động từ buổi gặp gỡ ấy tạo nền tảng cho toàn bộ phần lời bài hát. Ca khúc được sáng tác hoàn chỉnh năm 1945 và được phổ biến rộng rãi trong công chúng thành Paris năm 1946.
Khởi đầu, cả bà và những đồng sự của mình đều không nghĩ La Vie En Rose sẽ thành công vì cho rằng nó yếu hơn hầu hết ca khúc khác. Nhưng không ngờ, La Vie En Rose rất được khán giả yêu thích. Đó cũng chính là ca khúc đã đem tên tuổi của Edith Piaf đến với thế giới. Ca khúc bán được một triệu bản ở Mỹ và là đĩa đơn bán chạy nhất tại Italy.
Năm 2007, một bộ phim tiểu sử mang tên bài hát La Vie En Rose đã giành được 5 giải César, trong đó có giải dành cho “Nữ diễn viên chính xuất sắc”. Marion Cotillard cũng được nhận thêm một giải Oscar cho sự hóa thân tuyệt vời của mình trong vai Edith Piaf.
Huyền thoại âm nhạc Edith Piaf.
Hàng trăm ca sĩ tên tuổi trên thế giới đã cover lại bản tình ca bất hủ này. Người Mỹ có lẽ vẫn yêu thích nhất phần thể hiện của Louis Armstrong, tiếng kèn trumpet mạnh mẽ cùng giọng ca trầm khàn đặc trưng của ông (nghe ca khúc).
Grace Jones, một trong những nữ nghệ sĩ Rock & Roll có ảnh hưởng nhất thế giới, cũng đã có một phiên bản thành công của ca khúc. Xuất hiện với lối trang điểm ấn tượng trong chiếc áo choàng in hình hoa hồng, Grace Jones độc đáo, khác lạ nhưng vẫn sang trọng và quyến rũ. Grace Jones từng chia sẻ cảm xúc về La Vie En Rose : “Đó là một ca khúc vô cùng đặc biệt với tôi. Chúa ơi, tôi khóc mỗi lần hát bài hát ấy. Tôi từng trải qua một vài mối tình với những người đàn ông Pháp, vì thế cứ mỗi lần tôi hát, tôi lại nghĩ đến họ”.
Nhưng tất nhiên, vượt qua tất cả những tên tuổi trên, người thể hiện La Vie En Rose thành công nhất, không nghi ngờ gì, chính là Edith Piaf. Được coi là “quốc bảo” của âm nhạc Pháp, Edith Piaf có giọng hát mê ly, ngân vang như chuông bạc. Thật khó tưởng tượng một con người nhỏ bé lại có thể có tiếng hát rền vang, mạnh mẽ và đẹp mê hồn đến thế.
Nhiều nhà phê bình thậm chí còn cho rằng Edith Piaf là ví dụ điển hình của việc giọng hát còn quan trọng hơn cả giai điệu và ca từ. Giọng hát của bà là tất cả những gì mà các nhà soạn nhạc hay viết lời từng mơ ước. Ở thời của bà, Edith Piaf được tôn vinh như một nữ thần âm nhạc.
Cái cách La Vie En Rose chinh phục khán giả thế giới và khiến khán giả say mê dù không hiểu hết lời cũng là minh chứng mạnh mẽ về việc âm nhạc thực sự có thể vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ như thế nào.
La Vie En Rose dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Cuộc đời màu hồng. Hẳn nhiên, phần lớn mọi người sẽ đồng ý cuộc sống không thể lúc nào cũng màu hồng được. Chính cuộc đời của Edith Piaf, người khai sinh ra ca khúc, cũng là một chuỗi bi kịch tiếp nối và hoàn toàn không được trải thảm hoa hồng.
Edith Piaf có một tuổi thơ dữ dội và bất hạnh. Bà được đẻ rơi trên hè phố Paris. Mẹ bà bỏ đi từ khi còn nhỏ, bỏ mặc bà cho bà ngoại, người mắc bệnh nghiện rượu nặng. Sau đó, bà lại bị quăng qua sống cùng bà nội, vốn là chủ một nhà chứa ở Bernay. Thuở nhỏ, bà ốm đau quặt quẹo và từng bị khiếm thị.
Khi đến tuổi thiếu niên, Edith Piaf lang thang kiếm sống trên đường phố cùng cha. Bà sinh con, lần đầu tiên và duy nhất năm 17 tuổi. Đứa trẻ chết hai năm sau đó. Tình yêu lớn nhất của đời bà, võ sĩ quyền anh huyền thoại Marcel Cerdan, cũng chết trong một tai nạn máy bay. Bà trở nên nghiện rượu, nghiện morphine và cuối cùng chết vì bệnh ung thư gan ở tuổi 47.
Cuộc đời của Edith Piaf và giai thoại lịch sử của "La Vie En Rose" từng được đưa lên màn ảnh rộng vào năm 2007.
Nhìn lại cuộc đời Edith Piaf, sự nghiệp có khi lên xuống thăng trầm, tình yêu có người đến và đi, nhưng tài sản vô giá nhất, điều tuyệt diệu nhất từng xảy đến với bà là tiếng hát thì luôn luôn ở lại.
La Vie En Rose ra mắt công chúng Pháp trong một hoàn cảnh tương đối đặc biệt: nước Pháp vừa rút chân ra khỏi chiến tranh. Thế chiến thứ hai, cơn ác mộng hãi hùng nhất của nước Pháp ở thế kỷ 20 đã qua đi để lại bao cảnh điêu tàn, đau thương cho những người còn sống sót. La Vie En Rose xuất hiện ở thời điểm đó như một liều thuốc xoa dịu.
Và người ta lại hát về tình yêu, lại hy vọng và tin tưởng ở cuộc đời như chưa hề chịu mất mát khổ đau, như thể máu chưa từng phải đổ. Có những giây phút hạnh phúc vô bờ như cô gái trong vòng tay người tình, như người đau khổ còn sống đến ngày nhìn hòa bình lập lại… Thời điểm ấy, người ta thực sự tin rằng cuộc đời màu hồng.
Nếu mà một người đã bị đời quăng quật như Edith Piaf vẫn còn có thể hát lên “La Vie En Rose”, nếu mà những người Pháp đi qua chiến tranh vẫn có thể đứng dậy tràn đầy tin tưởng “Đời màu hồng”, thì cớ gì chúng ta lại không giữ trọn niềm tin ấy để lạc quan hơn nữa về tương lai?
Dịch giả Trịnh Lữ đã bắt đầu lời đề tựa cho cuốn Rừng Nauy bằng nhiều câu hỏi: “Mối tình sâu sắc nhất của bạn có gắn liền với một bài hát nào không? Một cảnh trí nào không? Như một căn phòng trong đêm mưa mùa hạ? Một chiều thu ngoài bìa rừng hoang vắng?”.
Nếu người được hỏi khi ấy là James Bond thì câu trả lời rất có thể là bài hát La Vie En Rose. Nhà văn Ian Fleming nhắc đến bài hát ấy trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên về James Bond - Sòng bạc hoàng gia, khi chàng điệp viên hào hoa đang dùng bữa với Vesper Lynd. Mối tình ấy không thành, để lại vết cứa rất lâu trong lòng chàng điệp viên 007. Ở cuốn tiểu thuyết thứ tư, Ian Fleming miêu tả Bond đã chọn bỏ qua bài hát này trong máy nghe nhạc vì nó mang lại quá nhiều “kỷ niệm đau đớn”.
"La Vie En Rose" thường được gắn với hình ảnh cánh hoa hồng đặc trưng cho phong cách lãng mạn của Pháp.
Những ai là fan của loạt phim truyền hình How I Met Your Mother chắc hẳn cũng không quên cảnh Tracy, vợ tương lai của Ted, ngồi ngoài ban công gảy đàn và cất tiếng hát bài La Vie En Rose. Giọng ca ấy khiến Ted mãi mãi chẳng bao giờ quên được: “Cha đã nghe mẹ con hát La Vie En Rose cả triệu lần trong suốt những năm tháng qua, mỗi khi mẹ ru con ngủ chẳng hạn. Nhưng lần biểu diễn ấy, đêm đầu tiên mà cha nghe thấy tiếng hát của mẹ, vẫn luôn là lần cha yêu thích nhất”.
Nhạc phẩm kinh điển ấy gắn liền với tên tuổi Edith Piaf, huyền thoại âm nhạc của nước Pháp. Ca từ “Quand il me prend dans ses bras...” (Khi chàng ôm tôi trong vòng tay…) đến với bà một cách tình cờ vào một buổi tối năm 1944, khi bà đứng trước một người đàn ông Mỹ. Sự rung động từ buổi gặp gỡ ấy tạo nền tảng cho toàn bộ phần lời bài hát. Ca khúc được sáng tác hoàn chỉnh năm 1945 và được phổ biến rộng rãi trong công chúng thành Paris năm 1946.
Khởi đầu, cả bà và những đồng sự của mình đều không nghĩ La Vie En Rose sẽ thành công vì cho rằng nó yếu hơn hầu hết ca khúc khác. Nhưng không ngờ, La Vie En Rose rất được khán giả yêu thích. Đó cũng chính là ca khúc đã đem tên tuổi của Edith Piaf đến với thế giới. Ca khúc bán được một triệu bản ở Mỹ và là đĩa đơn bán chạy nhất tại Italy.
Năm 2007, một bộ phim tiểu sử mang tên bài hát La Vie En Rose đã giành được 5 giải César, trong đó có giải dành cho “Nữ diễn viên chính xuất sắc”. Marion Cotillard cũng được nhận thêm một giải Oscar cho sự hóa thân tuyệt vời của mình trong vai Edith Piaf.
Huyền thoại âm nhạc Edith Piaf.
Hàng trăm ca sĩ tên tuổi trên thế giới đã cover lại bản tình ca bất hủ này. Người Mỹ có lẽ vẫn yêu thích nhất phần thể hiện của Louis Armstrong, tiếng kèn trumpet mạnh mẽ cùng giọng ca trầm khàn đặc trưng của ông (nghe ca khúc).
Grace Jones, một trong những nữ nghệ sĩ Rock & Roll có ảnh hưởng nhất thế giới, cũng đã có một phiên bản thành công của ca khúc. Xuất hiện với lối trang điểm ấn tượng trong chiếc áo choàng in hình hoa hồng, Grace Jones độc đáo, khác lạ nhưng vẫn sang trọng và quyến rũ. Grace Jones từng chia sẻ cảm xúc về La Vie En Rose : “Đó là một ca khúc vô cùng đặc biệt với tôi. Chúa ơi, tôi khóc mỗi lần hát bài hát ấy. Tôi từng trải qua một vài mối tình với những người đàn ông Pháp, vì thế cứ mỗi lần tôi hát, tôi lại nghĩ đến họ”.
Nhưng tất nhiên, vượt qua tất cả những tên tuổi trên, người thể hiện La Vie En Rose thành công nhất, không nghi ngờ gì, chính là Edith Piaf. Được coi là “quốc bảo” của âm nhạc Pháp, Edith Piaf có giọng hát mê ly, ngân vang như chuông bạc. Thật khó tưởng tượng một con người nhỏ bé lại có thể có tiếng hát rền vang, mạnh mẽ và đẹp mê hồn đến thế.
Nhiều nhà phê bình thậm chí còn cho rằng Edith Piaf là ví dụ điển hình của việc giọng hát còn quan trọng hơn cả giai điệu và ca từ. Giọng hát của bà là tất cả những gì mà các nhà soạn nhạc hay viết lời từng mơ ước. Ở thời của bà, Edith Piaf được tôn vinh như một nữ thần âm nhạc.
Cái cách La Vie En Rose chinh phục khán giả thế giới và khiến khán giả say mê dù không hiểu hết lời cũng là minh chứng mạnh mẽ về việc âm nhạc thực sự có thể vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ như thế nào.
La Vie En Rose dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Cuộc đời màu hồng. Hẳn nhiên, phần lớn mọi người sẽ đồng ý cuộc sống không thể lúc nào cũng màu hồng được. Chính cuộc đời của Edith Piaf, người khai sinh ra ca khúc, cũng là một chuỗi bi kịch tiếp nối và hoàn toàn không được trải thảm hoa hồng.
Edith Piaf có một tuổi thơ dữ dội và bất hạnh. Bà được đẻ rơi trên hè phố Paris. Mẹ bà bỏ đi từ khi còn nhỏ, bỏ mặc bà cho bà ngoại, người mắc bệnh nghiện rượu nặng. Sau đó, bà lại bị quăng qua sống cùng bà nội, vốn là chủ một nhà chứa ở Bernay. Thuở nhỏ, bà ốm đau quặt quẹo và từng bị khiếm thị.
Khi đến tuổi thiếu niên, Edith Piaf lang thang kiếm sống trên đường phố cùng cha. Bà sinh con, lần đầu tiên và duy nhất năm 17 tuổi. Đứa trẻ chết hai năm sau đó. Tình yêu lớn nhất của đời bà, võ sĩ quyền anh huyền thoại Marcel Cerdan, cũng chết trong một tai nạn máy bay. Bà trở nên nghiện rượu, nghiện morphine và cuối cùng chết vì bệnh ung thư gan ở tuổi 47.
Cuộc đời của Edith Piaf và giai thoại lịch sử của "La Vie En Rose" từng được đưa lên màn ảnh rộng vào năm 2007.
Nhìn lại cuộc đời Edith Piaf, sự nghiệp có khi lên xuống thăng trầm, tình yêu có người đến và đi, nhưng tài sản vô giá nhất, điều tuyệt diệu nhất từng xảy đến với bà là tiếng hát thì luôn luôn ở lại.
La Vie En Rose ra mắt công chúng Pháp trong một hoàn cảnh tương đối đặc biệt: nước Pháp vừa rút chân ra khỏi chiến tranh. Thế chiến thứ hai, cơn ác mộng hãi hùng nhất của nước Pháp ở thế kỷ 20 đã qua đi để lại bao cảnh điêu tàn, đau thương cho những người còn sống sót. La Vie En Rose xuất hiện ở thời điểm đó như một liều thuốc xoa dịu.
Và người ta lại hát về tình yêu, lại hy vọng và tin tưởng ở cuộc đời như chưa hề chịu mất mát khổ đau, như thể máu chưa từng phải đổ. Có những giây phút hạnh phúc vô bờ như cô gái trong vòng tay người tình, như người đau khổ còn sống đến ngày nhìn hòa bình lập lại… Thời điểm ấy, người ta thực sự tin rằng cuộc đời màu hồng.
Nếu mà một người đã bị đời quăng quật như Edith Piaf vẫn còn có thể hát lên “La Vie En Rose”, nếu mà những người Pháp đi qua chiến tranh vẫn có thể đứng dậy tràn đầy tin tưởng “Đời màu hồng”, thì cớ gì chúng ta lại không giữ trọn niềm tin ấy để lạc quan hơn nữa về tương lai?