lengockhanhi
Film critic
Nhi vừa xem xong phim Kung Fu Panda 2, nên muốn viết bài này. Lẽ ra Nhi phải viết bài này hồi năm 2008 khi vừa xem xong phần 1 nhưng lúc đó Nhi chưa biết đến HDVN, và vẫn chưa xác tín lắm về suy nghĩ của mình. Thời gian trôi qua và Nhi cũng quên đi luôn suy nghĩ đó, cho tới khi Nhi xem phần 2 của bộ phim và thấy rằng nhận định cách đây 2 năm của mình trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Xin nói trước đây không phải là bài phê bình cho bộ phim Kung Fu Panda, Nhi sẽ nói rất ít về bộ phim; vì thế Nhi nghĩ nó có thể đứng riêng.
Nhi sẽ bắt đầu hơi xa vời một chút, từ 1 nhà hàng có tên Panda, nằm ở khu Downtown của thành phố Sandiego của Mỹ mà Nhi từng ghé qua ăn trưa cách đây 2 năm, cách bày trí và bảng hiệu cho thấy đó là 1 nhà hàng chuyên bán món ăn Trung hoa, Nhi gọi một tô mì, và ngay lập tức Nhi hiểu rằng mình đã lầm. Tô mì đó hoàn toàn không phải là một tô mì Trung Hoa. Trong 1 cái tô trang trí theo kiểu tàu là 1 thứ gì đó không phải của Tàu, nhưng hoàn toàn Mỹ. Sợi mì truyền thống của người hoa bị thay thế bằng sợi mì to và mập ú, màu trắng. Xuất hiện trong nước soup là những thứ không bao giờ ta thấy trong ẩm thực châu á, ví dụ như củ cải miếng to, khoai tây và cả nấm nữa, không có hành, không có ngò và không có cả tiêu hay bất cứ gia vị nào. Tóm lại đó không phải là 1 tô mì Trung quốc. Thậm chí hương vị của nó rất kì dị. Nhi vừa ăn vừa thầm nghĩ đến tất cả những gì người Mỹ đã làm, và Nhi nghĩ tới phim Mỹ, lúc đó Nhi thấy sao mà họ nông cạn thế, ngây ngô thế...
Nhi thấy người Mỹ chỉ biết đi học mót những nền văn hóa khác. Họ học không đến nơi đến chốn, nhưng lại rất thích khoe những thứ mình học được ra. Suhi Mỹ ở California chẳng giống sushi tại Nhật, cách bày trí theo kiểu Zen của họ chẳng giống mỹ thuật Trung hoa chính gốc, nhà hàng tàu của họ chỉ có cái vỏ bề ngoài mang dáng dấp châu á, vài nét chữ nguyệch ngoạc xiên xẹo và màu đỏ, nhưng đồ ăn thì lại là đồ ăn Mỹ 100%.
Còn trên phim ảnh, hàng chục năm qua người Mỹ bộc lộ rõ sự học đòi văn hóa một cách nửa vời của mình, thật tệ hại, qua những phim về Ninja, về võ Karate, về Kung Fu... Họ chỉ bắt chước được những thứ bề ngoài, thậm chí không hoàn toàn giống, còn tinh thần và vẻ đẹp tinh túy của những thứ đó họ không bao giờ thể hiện được.
Nhi từng có ấn tượng xấu về cách học hỏi văn hóa của người Mỹ như thế, cho tới ngày Nhi xem phim Kung Fu Panda, và so sánh nó với những phim Tàu Nhi từng xem, Nhi chợt nhận ra là mình sai lầm.
Quả thật, Kung Fu Panda khoôg có gì là sáng tạo của người Mỹ, tất cả họ đều học mót từ những bộ phim Tàu, thậm chí đó chỉ là những phim Tàu đã đến được tay họ, hàng chục năm trước.
Chính phim Thiệu Thị và Gia Hòa chứa đựng tất cả tinh hoa mà ta thấy trong Kung Fu Panda, từ Ngũ hình quyền, Thiếu lâm Đường Lang, Hầu quyền, Ngũ độc, người Mỹ xây dựng nên các nhân vật trong Kung Fu panda. Nhân vật gấu Po làm ta nhớ lại hình ảnh về Hồng Kim Bảo, nhân vật ác làm ta liên tưởng tới La Liệt.
Trong Kungfu panda phần 2, người Mỹ đã nghiên cứu rất sâu, rất kỹ phim võ hiệp Hong Kong trong nhiều thập niên để tạo ra những thứ ta thấy. Từ cảnh múa rồng trong Hoàng Phi Hồng, Thái cực quyền trong Thái cực Trương tam phong, cho tới những cảnh chiến đấu trong Anh Hùng, thập diện mai Phục đều được tái hiện rõ nét. Những màn đu dây lấy từ phim Police Story của Thành Long, những cảnh giao chiến nguy hiểm giống như phong cách của Trình Tiểu Đông, Viên Hòa Bình...
Người Mỹ quả có tiến bộ trong việc đi học những thứ của người Tàu, và sử dụng chúng để hái ra tiền.
Nhưng, họ đã làm được một thứ tuyệt vời hơn người Tàu, điều mà người Tàu không bao giờ làm được.
Các bạn hãy tự hỏi mình: Đã bao lâu rồi bạn được xem 1 phim võ hiệp Trung quốc có thể làm lòng bạn suy tư, tim bạn xúc động, mắt bạn ướt ? Đã bao giờ các bạn nghe được những câu nói thật cảm động tựa như câu: Từ đó món mì của ta và cuộc đời ta trở nên ngọt hơn ? Đã bao giờ bạn thấy phim võ hiệp tàu hướng người ta đến chân thiện mỹ, đến sự bình an tâm hồn ?
Đó là những điều mà Kung Fu Panda 2 làm được. Còn phim Tàu thì sao ?
Không, Nhi nhớ lại tất cả những phim tàu Nhi từng xem, chưa bao giờ họ làm được những điều đó. Và có lẽ họ sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Người tàu có tất cả những gì đẹp nhất của võ học, của phong cảnh giang sơn gấm vóc của quê hương họ, có lắm người tài, nhiều tiền của, có đạo diễn giỏi, có diễn viên võ nghệ xuất sắc. Nhưng họ chỉ làm ra được những phim võ hiệp, nếu không kể chuyện trả thù rửa hận, tranh giành quyền lực, thì cũng là để tự tôn dân tộc, đánh Tây đánh Nhật. Từ phim Anh Hùng của Tàu là 1 bộ phim có tư tưởng cực kì phản động mà Nhi đã phân tích, cho tới những phim vô thưởng vô phạt như Giang sơn Mỹ Nhân, Tam quốc chí, đến gần đây nhất, phim Tô Khất Nhi, kể chuyện 1 người luyện võ suốt đời chỉ vì để trả thù, và để đánh ngã những gã Tây to lớn, Hoắc Nguyên Giáp cũng thế, Diệp Vấn, Trần Chân, Hoàng Phi Hồng... tất cả những danh nhân võ học của Tàu đều có chung một mục đích là đánh nhau với người Nhật Bản và Tây phương, để thỏa mãn cho lòng tự tôn dân tộc một cách cực đoan và ngạo mạn của người Trung quốc.
Đôi khi Nhi phải tự hỏi, phải chăng những bậc cao thủ đó ho thực sự nghĩ như vậy, hay vì những bộ phim đó được sinh ra theo một chính sách, đường lối tư tưởng mang tính quốc gia nào đó ? Nhi sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó người tàu sẽ làm những phim mô tả những võ sư đại hán đánh đập người Việt, như họ từng làm trong thập niên 80 lúc mâu thuẫn với Việt nam.
Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?
Xin nói trước đây không phải là bài phê bình cho bộ phim Kung Fu Panda, Nhi sẽ nói rất ít về bộ phim; vì thế Nhi nghĩ nó có thể đứng riêng.
Nhi sẽ bắt đầu hơi xa vời một chút, từ 1 nhà hàng có tên Panda, nằm ở khu Downtown của thành phố Sandiego của Mỹ mà Nhi từng ghé qua ăn trưa cách đây 2 năm, cách bày trí và bảng hiệu cho thấy đó là 1 nhà hàng chuyên bán món ăn Trung hoa, Nhi gọi một tô mì, và ngay lập tức Nhi hiểu rằng mình đã lầm. Tô mì đó hoàn toàn không phải là một tô mì Trung Hoa. Trong 1 cái tô trang trí theo kiểu tàu là 1 thứ gì đó không phải của Tàu, nhưng hoàn toàn Mỹ. Sợi mì truyền thống của người hoa bị thay thế bằng sợi mì to và mập ú, màu trắng. Xuất hiện trong nước soup là những thứ không bao giờ ta thấy trong ẩm thực châu á, ví dụ như củ cải miếng to, khoai tây và cả nấm nữa, không có hành, không có ngò và không có cả tiêu hay bất cứ gia vị nào. Tóm lại đó không phải là 1 tô mì Trung quốc. Thậm chí hương vị của nó rất kì dị. Nhi vừa ăn vừa thầm nghĩ đến tất cả những gì người Mỹ đã làm, và Nhi nghĩ tới phim Mỹ, lúc đó Nhi thấy sao mà họ nông cạn thế, ngây ngô thế...
Nhi thấy người Mỹ chỉ biết đi học mót những nền văn hóa khác. Họ học không đến nơi đến chốn, nhưng lại rất thích khoe những thứ mình học được ra. Suhi Mỹ ở California chẳng giống sushi tại Nhật, cách bày trí theo kiểu Zen của họ chẳng giống mỹ thuật Trung hoa chính gốc, nhà hàng tàu của họ chỉ có cái vỏ bề ngoài mang dáng dấp châu á, vài nét chữ nguyệch ngoạc xiên xẹo và màu đỏ, nhưng đồ ăn thì lại là đồ ăn Mỹ 100%.
Còn trên phim ảnh, hàng chục năm qua người Mỹ bộc lộ rõ sự học đòi văn hóa một cách nửa vời của mình, thật tệ hại, qua những phim về Ninja, về võ Karate, về Kung Fu... Họ chỉ bắt chước được những thứ bề ngoài, thậm chí không hoàn toàn giống, còn tinh thần và vẻ đẹp tinh túy của những thứ đó họ không bao giờ thể hiện được.
Nhi từng có ấn tượng xấu về cách học hỏi văn hóa của người Mỹ như thế, cho tới ngày Nhi xem phim Kung Fu Panda, và so sánh nó với những phim Tàu Nhi từng xem, Nhi chợt nhận ra là mình sai lầm.
Quả thật, Kung Fu Panda khoôg có gì là sáng tạo của người Mỹ, tất cả họ đều học mót từ những bộ phim Tàu, thậm chí đó chỉ là những phim Tàu đã đến được tay họ, hàng chục năm trước.
Chính phim Thiệu Thị và Gia Hòa chứa đựng tất cả tinh hoa mà ta thấy trong Kung Fu Panda, từ Ngũ hình quyền, Thiếu lâm Đường Lang, Hầu quyền, Ngũ độc, người Mỹ xây dựng nên các nhân vật trong Kung Fu panda. Nhân vật gấu Po làm ta nhớ lại hình ảnh về Hồng Kim Bảo, nhân vật ác làm ta liên tưởng tới La Liệt.
Trong Kungfu panda phần 2, người Mỹ đã nghiên cứu rất sâu, rất kỹ phim võ hiệp Hong Kong trong nhiều thập niên để tạo ra những thứ ta thấy. Từ cảnh múa rồng trong Hoàng Phi Hồng, Thái cực quyền trong Thái cực Trương tam phong, cho tới những cảnh chiến đấu trong Anh Hùng, thập diện mai Phục đều được tái hiện rõ nét. Những màn đu dây lấy từ phim Police Story của Thành Long, những cảnh giao chiến nguy hiểm giống như phong cách của Trình Tiểu Đông, Viên Hòa Bình...
Người Mỹ quả có tiến bộ trong việc đi học những thứ của người Tàu, và sử dụng chúng để hái ra tiền.
Nhưng, họ đã làm được một thứ tuyệt vời hơn người Tàu, điều mà người Tàu không bao giờ làm được.
Các bạn hãy tự hỏi mình: Đã bao lâu rồi bạn được xem 1 phim võ hiệp Trung quốc có thể làm lòng bạn suy tư, tim bạn xúc động, mắt bạn ướt ? Đã bao giờ các bạn nghe được những câu nói thật cảm động tựa như câu: Từ đó món mì của ta và cuộc đời ta trở nên ngọt hơn ? Đã bao giờ bạn thấy phim võ hiệp tàu hướng người ta đến chân thiện mỹ, đến sự bình an tâm hồn ?
Đó là những điều mà Kung Fu Panda 2 làm được. Còn phim Tàu thì sao ?
Không, Nhi nhớ lại tất cả những phim tàu Nhi từng xem, chưa bao giờ họ làm được những điều đó. Và có lẽ họ sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Người tàu có tất cả những gì đẹp nhất của võ học, của phong cảnh giang sơn gấm vóc của quê hương họ, có lắm người tài, nhiều tiền của, có đạo diễn giỏi, có diễn viên võ nghệ xuất sắc. Nhưng họ chỉ làm ra được những phim võ hiệp, nếu không kể chuyện trả thù rửa hận, tranh giành quyền lực, thì cũng là để tự tôn dân tộc, đánh Tây đánh Nhật. Từ phim Anh Hùng của Tàu là 1 bộ phim có tư tưởng cực kì phản động mà Nhi đã phân tích, cho tới những phim vô thưởng vô phạt như Giang sơn Mỹ Nhân, Tam quốc chí, đến gần đây nhất, phim Tô Khất Nhi, kể chuyện 1 người luyện võ suốt đời chỉ vì để trả thù, và để đánh ngã những gã Tây to lớn, Hoắc Nguyên Giáp cũng thế, Diệp Vấn, Trần Chân, Hoàng Phi Hồng... tất cả những danh nhân võ học của Tàu đều có chung một mục đích là đánh nhau với người Nhật Bản và Tây phương, để thỏa mãn cho lòng tự tôn dân tộc một cách cực đoan và ngạo mạn của người Trung quốc.
Đôi khi Nhi phải tự hỏi, phải chăng những bậc cao thủ đó ho thực sự nghĩ như vậy, hay vì những bộ phim đó được sinh ra theo một chính sách, đường lối tư tưởng mang tính quốc gia nào đó ? Nhi sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó người tàu sẽ làm những phim mô tả những võ sư đại hán đánh đập người Việt, như họ từng làm trong thập niên 80 lúc mâu thuẫn với Việt nam.
Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?
Chỉnh sửa lần cuối: