Làm sao để chọn được một đầu karaoke chất lượng, chuyên nghiệp. Dưới đây là một số khía cạnh giúp bạn đánh giá để chọn được đầu karaoke chuyên nghiệp
- Âm thanh: Hiện nay âm thanh Karaoke chủ yếu có 2 định dạng cơ bản là file midi và file beat (thông thường là mp3). Một đầu Karaoke được coi là cao cấp phải chơi được các file midi và có tổng hợp âm ngoài, vừa tạo được chất lượng âm thanh cao cấp, tạo cảm giác phòng hát chuyên nghiệp, vừa có thể điều chỉnh phù hợp theo giọng hát của từng người khi thay đổi được tempo/tone/key.
- Nhạc (hòa âm): cái này khá quan trọng, vì những “ca sỹ nghiệp dư” như chúng ta thường hát và ảnh hưởng rất nhiều bởi các bài hát được phối trên thị trường, vì thế các bài karaoke phải đáp ứng được tiêu chí hay và dễ hát, hay nói khác hơn là “quen” và dễ hát. Bất kỳ một bài karaoke nào có trên thị trường mà không đáp ứng 2 tiêu chí này coi như thất bại, không thể mới, sáng tạo, mà phải quen.
- Số lượng bài hát: bao nhiêu là đủ? Tất cả! chỉ có thể là tất cả, bài nào đã có ca sỹ người hát thì đầu karaoke phải có. Tất cả mọi người đều có giai đoạn “vàng son” với những kỷ niệm của riêng mình, không ai giống ai và vì thế, không ai yêu nhạc hoàn toàn giống ai. Khi trang bị đầu máy karaoke tại nhà, trước tiên là mình phục vụ nhu cầu của riêng mình. Nhưng khi có cơ hội tụ họp bạn bè, thì cuộc vui cũng nên giành cho tất cả. Do đó, tiêu chí số lượng bài hát vẫn là một tiêu chí rất đáng quan tâm.
- Thời gian ra đĩa: tiêu chí này cũng để đáp ứng nhu cầu về bài hát mới. Ngoài ra, nó còn thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với khách hàng của mình. Máy bán đi không phải là hết, mà phải có nhạc, phải cập nhật thường xuyên.
- Hình thức máy: hình thức máy tuy không ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của máy song nó cũng là một yếu tố để khách hàng quyết định có “rinh” về hay không. Khuynh hướng mặt máy với màu sắc và đèn lòe loẹt dường như đang thoái vị và nhường ngôi cho các kiểu máy đơn giản nhưng sang trọng.
- Giá: làm sao để chọn được một bộ máy với đầy đủ các tính năng cao cấp nhưng giá phải chăng cũng là một vấn đề cần tìm hiểu. Không phải lúc nào phương châm “tiền nào của đó” cũng đúng vì đôi khi bộ máy quản lý cồng kềnh và chi phí thương hiệu quá lớn làm giá bị đẩy đi quá xa. Với các công ty có bề dày lịch sử thì dường như hay mắc vào các khuyết điểm này.
- Các tính năng khác: Ngoài việc hát karaoke thì chức năng DVD cũng quan trọng, cần thiết phải không kén đĩa, đọc được nhiều định dạng file. Đặc biệt hiện nay xu thế sử dụng TV LCD đang phổ biến nên ngõ ra HDMI với hình ảnh upscale lên HD chất lượng cao cũng là yếu tố cần thiết.
Tại Việt Nam, hiện nay ta dễ dàng tìm mua các đầu karaoke thông dụng, với các tên tuổi như Ariang, California, ,Vod, ACNOS Soncamedia, … Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đã nêu thì chỉ có thể giới thiệu 2 tên tuổi lớn là Ariang và ACNOS Soncamedia, với các model tiêu biểu:
- 3600HDD Plus của Ariang, chú này có ưu điểm là thu được giọng hát, nhưng lại không có ngõ ra HDMI cho TV LCD và giá cũng cao quá.
- 8000HDD của Soncamedia, chú này lại chưa thu được giọng hát nhưng có HDMI cho TV CLD với tỉ lệ hình 16:9, giá cả cũng không cao.
- Âm thanh: Hiện nay âm thanh Karaoke chủ yếu có 2 định dạng cơ bản là file midi và file beat (thông thường là mp3). Một đầu Karaoke được coi là cao cấp phải chơi được các file midi và có tổng hợp âm ngoài, vừa tạo được chất lượng âm thanh cao cấp, tạo cảm giác phòng hát chuyên nghiệp, vừa có thể điều chỉnh phù hợp theo giọng hát của từng người khi thay đổi được tempo/tone/key.
- Nhạc (hòa âm): cái này khá quan trọng, vì những “ca sỹ nghiệp dư” như chúng ta thường hát và ảnh hưởng rất nhiều bởi các bài hát được phối trên thị trường, vì thế các bài karaoke phải đáp ứng được tiêu chí hay và dễ hát, hay nói khác hơn là “quen” và dễ hát. Bất kỳ một bài karaoke nào có trên thị trường mà không đáp ứng 2 tiêu chí này coi như thất bại, không thể mới, sáng tạo, mà phải quen.
- Số lượng bài hát: bao nhiêu là đủ? Tất cả! chỉ có thể là tất cả, bài nào đã có ca sỹ người hát thì đầu karaoke phải có. Tất cả mọi người đều có giai đoạn “vàng son” với những kỷ niệm của riêng mình, không ai giống ai và vì thế, không ai yêu nhạc hoàn toàn giống ai. Khi trang bị đầu máy karaoke tại nhà, trước tiên là mình phục vụ nhu cầu của riêng mình. Nhưng khi có cơ hội tụ họp bạn bè, thì cuộc vui cũng nên giành cho tất cả. Do đó, tiêu chí số lượng bài hát vẫn là một tiêu chí rất đáng quan tâm.
- Thời gian ra đĩa: tiêu chí này cũng để đáp ứng nhu cầu về bài hát mới. Ngoài ra, nó còn thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với khách hàng của mình. Máy bán đi không phải là hết, mà phải có nhạc, phải cập nhật thường xuyên.
- Hình thức máy: hình thức máy tuy không ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của máy song nó cũng là một yếu tố để khách hàng quyết định có “rinh” về hay không. Khuynh hướng mặt máy với màu sắc và đèn lòe loẹt dường như đang thoái vị và nhường ngôi cho các kiểu máy đơn giản nhưng sang trọng.
- Giá: làm sao để chọn được một bộ máy với đầy đủ các tính năng cao cấp nhưng giá phải chăng cũng là một vấn đề cần tìm hiểu. Không phải lúc nào phương châm “tiền nào của đó” cũng đúng vì đôi khi bộ máy quản lý cồng kềnh và chi phí thương hiệu quá lớn làm giá bị đẩy đi quá xa. Với các công ty có bề dày lịch sử thì dường như hay mắc vào các khuyết điểm này.
- Các tính năng khác: Ngoài việc hát karaoke thì chức năng DVD cũng quan trọng, cần thiết phải không kén đĩa, đọc được nhiều định dạng file. Đặc biệt hiện nay xu thế sử dụng TV LCD đang phổ biến nên ngõ ra HDMI với hình ảnh upscale lên HD chất lượng cao cũng là yếu tố cần thiết.
Tại Việt Nam, hiện nay ta dễ dàng tìm mua các đầu karaoke thông dụng, với các tên tuổi như Ariang, California, ,Vod, ACNOS Soncamedia, … Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đã nêu thì chỉ có thể giới thiệu 2 tên tuổi lớn là Ariang và ACNOS Soncamedia, với các model tiêu biểu:
- 3600HDD Plus của Ariang, chú này có ưu điểm là thu được giọng hát, nhưng lại không có ngõ ra HDMI cho TV LCD và giá cũng cao quá.
- 8000HDD của Soncamedia, chú này lại chưa thu được giọng hát nhưng có HDMI cho TV CLD với tỉ lệ hình 16:9, giá cả cũng không cao.
Chỉnh sửa lần cuối: