Ðề: kiến thức cơ bản về loa và dây loa
e tìm đc 1 bài cơ bản kiến thức về các loại loa và cách phân biệt, cach chon amp, xu ly am hoc, các bác đọc tạm nhé
nguồn:
http://www.songamthanh.com.vn/vi-vn/zone/422/item/1032/page/2/item.cco
Nhìn vào bộ dàn âm thanh, dễ nhận thấy loa là thiết bị nổi bật nhưng không phải ai cũng biết rằng hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng tới âm thanh của toàn hệ thống. Nhờ có bộ loa, tín hiệu điện được chuyển hoá thành sóng âm khiến tai ta có thể nghe được.
Tất cả các loại loa đều hoạt động dựa trên nguyên tắc căn bản là làm không khí chuyển động theo sự điều khiển của tín hiệu điện để tạo nên các sóng âm lan truyền trong không khí, tác động tới tai người nghe và giúp chúng ta thưởng thức được âm nhạc…
Có nhiều cách thức vận dụng nguyên tắc này, nhưng chúng tôi phân loại thành 5 nhóm chính, tương ứng với năm loại loa khác nhau, đó là loa điện động, lao màng tĩnh điện, loa mành nam châm, loa kèn và một loại loa khá mới mẻ, có cấu tạo đặc biệt đó là loa plasma.
Loa điện động
Loa điện động là loại phổ thông nhất trong tất cả các loại loa. Về cấu tạo, loa điện động bao gồm các bộ phận: xương loa, nam châm, cuộn dây động, màng loa, nhện và gân loa. Màng loa được thiết kế theo hình nón hoặc vòm, tạo nên một bề mặt chuyển động và sinh ra các luồng khí, từ đó, hình thành nên sóng âm. Bộ phận nâng đỡ và gắn kết màng loa cùng tất cả các chi tiết khác của loa là xương loa - thường làm từ sắt dập hoặc đúc bằng hợp kim nhôm hay gang.
Xung quanh màng loa là gân loa, có chức năng kết nối màng loa với xương loa, cho phép màng loa có thể chuyển động lên xuống. Gân loa có thể ví như là trục của bánh xe, vừa gắn bánh xe vào thân xe, vừa cho phép bánh quay tròn. Gân loa còn giúp màng loa quay trở lại vị trí đứng yên sau khi chuyển động.
Một “đồng nghiệp thân cận” của gân loa, cùng làm việc giữ màng loa ổn định vị trí sau khi chuyển điện động là con nhện. Nó được đặt sát dây của màng loa hình nón. Phần lớn con nhện đều được uốn lượn sóng như hình mái lợp.
Cuộn dây động đựơc quấn bằng đồng quanh một lõi hình trụ. Tín hiệu xoay chiều từ ampli đựơc đưa vào cuộn dây rồi đi qua các vòng dây, và sinh ra từ trường. Từ trường này tương tác với từ trường của nam châm loa, tạo ra các chuyển động lên xúông. Mức độ dao động của cuộn dây tỉ lệ với dòng điện chạy trong cuộn dây đó. Cuộn dây động có một đầu gắn chặt với nón loa, vì thế các dao động từ cuộn dây được truyền tới nón loa và làm rung động cả nón loa, từ đó phát ra âm thanh. Loa điện động dù là loa trầm, loa trung hay loa treble… đều hoạt điện động dựa trên nguyên tắc này để tạo ra âm thanh. Tất nhiên, tuỳ từng dải tần mà các loa có nhiều kiểu cấu tạo và kích cỡ khác nhau. Để có một thùng loa hoàn chỉnh, người ta có thể chỉ cần sử dụng một chiếc loa điện động duy nhất (chẳng hạn như trường hợp toàn dải – full range). Tuy nhiên, để có được phổ âm thanh thật đầy đủ và tránh hiện tượng các loa bị méo tiếng do hoạt động ở những dải tần không thích hợp, người ta cần phải phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa, bởi vì không có chiếc loa con nào.
Tuy nhiên, để có được phổ âm thanh thật đầy đủ và tránh hiện tượng các loa bị méo tiếng do hoạt động hoạt động ở những dải tần không thích hợp, người ta cần phải phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa, bởi vì không có chiếc loa con nào có thể một mình tải được tất cả tần số này. Và công việc phân chia các dải tần cho từng loa con lại thuộc về một bộ phận khác trong thùng loa, đó là bộ phân tần.
Bộ phân tần
Bộ phân tần là một mạch điên gồm các linh kiện như tụ, trở và cuộn dây… Các tần số cao khoảng từ 3.000Hz trở lên sẽ được bộ phận này chuyển đến loa treble, từ 3.000Hz trở xuống 200Hz sẽ tới loa trung, dước 200Hz tới loa trầm. Nói như thế, không có nghiã là bộ phận tần có thể tách tuyệt đối âm thanh ra 3 dải mà giưã các dải âm đều có sự giao thoa hay bao trùm lên nhau ở một khoảng tần số nào đó. Ví dụ, ta lấy điểm phân tần là tần số 3000Hz, trên điểm này là nơi loa treble xử lý các tần số cao, dưới điểm này là nơi loa trung và trầm tải tần số trung và số trung và trầm. Thực ra, loa treble sẽ tái hiện một số tín hiệu trên điểm phân tần. Tuy nhiên, âm thanh phát ra từ loa treble dưới điểm phân tần sẽ giảm theo độ dốc nhất định. Độ nghiêng càng lớn thì loa treble càng sản sinh ra tần số dưới điểm 3000 Hz và ngược laị. Cách thiết kế bộ phận tần phụ thuộc vào loại loa con đang sử dụng. Chất lượng cuả phân tần ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh cuả cả thùng loa.
Phân loại loa con
Có ba loại loa con chính: treble, trung, bass. Loa treble tái hiện tần số cao, đường kình từ 1-2inch. Nhiều loa treble được thiết kế theo dạng dome (vòm) từ các chất liệu như titanium, nhôm, luạ, nhưạ… và chúng tôi đòi hỏi phải được thiết kế sao cho đủ nhẹ để có thể chuyển điện động rất nhanh hàng mấy ngàn dao động mỗi ngày. Loa trung xử lý tần số trung, thường từ 2000 hoặc 3000Hz xuống tới 200 hoặc 500Hz. Phần lớn loa trung đều có hình nón và dùng chất liệu màng: nhưạ, polypropylene hoặc giấy. Kích cỡ: 6-18 inch. Loa siêu trầm là loa đặc biệt tải tần số thấp nhất (khoảng 80Hz trở xuống) và có đường kính từ 10inch trở lên.
Nhược điểm cuả loa điện động
Loa điện động hoạt động rất linh hoạt, sử dụng tiện lợi, đặc biệt ở tần số thấp nhưng phiền toái ở chỗ nó cần phải có bộ phận phân tần và thùng phải lắp nhiều loa con. Sự cồng kềnh này không tránh khoỉ việc suy hao tín hiệu. Ngoài ra, âm thanh ở gần điểm phân tần thường bị suy giảm khiến cho màn âm thanh tổng thể không mượt mà như khi chúng được tái hiện mà không có bộ phận tần. Do những nhược điểm trên, để phát ra âm thanh tốt, loa điện động cần tới một điện năng khá lớn, một phần để chuyển động cuộn dây, phần lớn khác chỉ để làm nóng cuộn dây. Chúng cũng cần một nam châm to và một cấu trúc thùng nâng đỡ thật khoẻ, tương xứng với trọng lượng cuả các loa con. Tuy nhiên vì dễ chế tạo nên loại loa này rất phổ biến trong các thiết bị hi-fi.
Loa mành tĩnh điện
Với ưu điểm có màng loa nhẹ và không cần dùng bộ phận phân tần, loa tĩnh điện đã ra đời và khắc phục những tồn tại trên của loa điện động. thay vì sử dụng loa con, các thiết kế loa tĩnh điện chi dùng một chiếc mành treo trong từ trường tích điện. Chiếc mành này vừa rộng, vưà cao (khoảng 1m2), rất phẳng, mịn và cực kỳ nhẹ nên rất nhạy cảm với những dao điện động cuả tần số âm thanh. Chiếc mành này thay thế các loa con trong loa điên động, do vậy, loa tĩnh điện không cần đến bộ phân tần và tránh được các nhược điểm đi kèm bộ phân tần.
Tuy nhiên, loa tĩnh điện cũng có mặt trái là chiếc mành quá mỏng và rộng bản của nó không thể di chuyển được những khoảng cách lớn để có thể tái hiện các tần số thấp như loa điện động. Do vậy, nhiều loa mành phải dùng đến loa trầm điện động và một bộ phận phân tầng.
Các loa tĩnh điện cũng không thể tái hiện âm thanh sôi động, biến hoá như lao điện động nhưng nếu để thể hiện nét tinh tế của âm nhạc, đặc biệt ở tần số trung và cao lại là sở trường của loại loa này.
Một khó khăn khác mà loa tĩnh điện gặp phải, đó là mặt thiết kế. Chúng hoạt động được nhờ có một tấm mành mỏng đặt giữa hai tấm kim loại. Một điện áp một chiều rất cao hàng ngàn vôn được đưa vào các tấm kim loại, hình thành nên một điện trường giữa giữa không gian hai tấm đó. Trong khi đó, tấm mành nhân dòng điện xoay chiều từ ampli và liên tục thay đổi dấu điện cực. Sự thay đổi này kiến cho mành bị đẩy hoặc kéo khỏi các tấm kim loại và nó sinh ra sự dịch chuyển không khí, tạo nên âm thanh.Vấn đề là để có điện áp cao, loa phải kết nối với ổ điện điều này có thể gây phiền hà cho những thính giả sống trong các căn nhà không có sẵn các ổ điện ở gần khu vực loa.
Các loa tĩnh điện chủ yếu dùng nghe stereo,chúng thường ít xuất hiện trong các hệ thống rạp hát tại gia. Âm thanh rất trong trẻo và chi tiết ở dải trung và treble. Tuy nhiên, chúng lại hơi hạn chế về vị trí đặt loa. Ngoài ra, để có được tiếng bass thật chắc và khoẻ, hầu hết loa tĩnh điện được phối hợp với loa siêu trầm hoặc lắp 1 chiếc loa trầm ở bên trong. Hãng làm loa tĩnh điện có tiếng là Martin Logan ở Mỹ.
Loa mành nam châm
Tương tự loa tĩnh điện, loa mành nam châm không hoạt điện động theo kiểu “điện động” như loa điện động nhưng nó có điểm khác biệt là không cần phải cắm vào ổ điện trên tường.
Nếu loa tĩnh điện vận hành được nhờ có 1 chiếc mành nhẹ treo ở giữa 2 tấm kim loại tích điện thì loa mành nam châm thay thế tấm màng mỏng, và rộng này bằng 1 dải ruy băng kim loại mỏng, treo giữa 2 nam châm. Loa này hoặc điện động khi có dòng điện chạy qua ruy băng kim loại này. Khi đó, ruy băng sẽ bị các nam châm đẩy và hút. Sự chuyển điện động này sinh ra song âm trong không khí bao quanh ruy băng.
Tấm ruy băng này mỏng nhẹ giúp loa mành nam châm. Phản ứng nhanh nhạy với tín hiệu tiếng và trình diễn âm thanh 1 cách trong trẻo nên tái hiện các tần số cao rất hợp. Loa mành nam châm có dải ruy băng dài khoảng vài inch, thường đóng vai trò làm loa treble và nó kết hợp rất tuyệt với loa trung/trầm điện động. Giống như loa tĩnh điện, loa mành nam châm thường đi liền với các loa trầm điện động. Thường giữ vị trí dành cho âm nhạc 2 kênh, tất nhiên loại loa này cũng có mặt trong các hệ thống rạp hát gia đình đa kênh. Có thể kể đến Apogee, Magnepan…là những làm loa mành nam châm có tiếng.
Loa plasma
Đây là loại loa hết sức đặc biệt. Nó không cần thùng, không cần màng loa mà vẫn phát ra âm thanh rất trong trẻo, chính xác, độ méo cực thấp. Loa này thường đóng vai trò của loa treble. Nguyên lý loa plasma rất đơn giản, nó có bộ phóng điện gắn với 1 biến thế cao áp ở 1 đầu ra của 1 ampli công suất. Ampli này điều khiển biến thế có điện áp ra lên đến hàng ngàn vôn theo tín hiệu âm thanh. Kíck cỡ của ngọn lửa phát ra từ que phóng điện đó cũng thay đổi theo, do vậy, áp suất không khí xung quanh ngọn lửa cũng biến đổi. Bạn sẽ nghe được những âm thanh phát ra trực tiếp trong không khí mà không hề thấy tấm màng loa này rung động. Tiếng tuy hơi nhỏ nhưng bù lại rất trong trẻo, âm thanh lan toả đều trong phòng nhạc.
Tuy nhiên, con đường đến với thiên đường hi-fi của loại loa này còn gập ghềnh. Trong quá trình hoạt động, loa plasma sinh ra khí ôzôn rất độc hại, có thể gây ung thư. Điện áp của loa lại quá cao, nguy hiểm cho tính mạng con người. Ngoài ra, bức xạ tần số radio của nó gần như không thể kiểm soát được, có thể phá hỏng quá trình thu nhận tín hiệu truyền hình của tivi, can thiệp vào hoạt điện động của các thiết bị khác, ví dụ: đầu CD. Hiện nay, một số nhà sản xuất loa này cũng đang cố gắng khắc phục những nhược điểm của nó…
5 ngộ nhận về loa
Những người mới "bén hơi" với thú chơi âm thanh thường rất bỡ ngỡ trước vô số nhãn hiệu loa trên thị trường. Và hậu quả là mất tiền nhưng vẫn chẳng được nghe nhạc hay. Dưới đây là 5 ngộ nhận thường gặp nhất khi tìm mua loa.
1. Tìm một nhãn hiệu điện tử nổi tiếng (big brand name) và chắc mẩm đây là đồ tốt
Nghe có vẻ hơi vô lý vì chẳng lẽ những đại gia trong làng điện tử thế giới như Sony, Kenwood hoặc các hãng nổi tiếng khác, vốn rất giỏi trong việc sản xuất đầu CD, các thiết bị video, audio... lại không thể thiết kế và sản xuất được những bộ loa hi-end? Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn đúng như vậy. Không ai phủ nhận được trình độ kỹ thuật siêu việt của người Nhật nhưng có một thực tế là ngay cả trên thị trường nghe nhìn của đất nước mặt trời mọc, mác loa được ưa chuộng nhất lại có xuất xứ từ châu Âu, đặc biệt là loa Tannoy. Lý do là việc sản xuất loa đòi hỏi những tiêu chuẩn đặc biệt cùng với những bí quyết được đúc rút qua kinh nghiệm hàng trăm năm.
2. Mua loa nhanh như mua hamburger
Việc không thèm nghe thử bộ loa với những đĩa nhạc yêu thích sẽ sớm khiến bạn phải thất vọng với món đồ vừa sắm. Theo giới sành nhạc, tốt nhất bạn nên thăm thú nhiều cửa hàng âm thanh và đừng quên mang theo những đĩa nhạc "ruột" của mình. Nếu có thể, hãy mượn bộ loa về nhà để thẩm âm trong chính căn phòng định lắp đặt. Đừng để các nhân viên bán hàng "hù doạ" bởi những lời quảng cáo.
3. Bị "chinh phục" bởi tiếng bass trầm sâu từ loa subwoofer
Hãy quan tâm đến cả các kênh âm thanh trung tâm cũng như loa phải và loa trái. Tiếng bass sâu đúng là rất quyến rũ, thế nhưng nếu bạn xem phim và nghe nhạc thì phần lớn các âm thanh phát ra là cao âm và trung âm chứ không phải chỉ là tiếng bass.
4. Mê dáng vẻ xinh xắn và hiện đại
Các bộ loa có thiết kế nhỏ gọn (người ta thường gọi là compact) trông rất gọn gàng và đẹp mắt. Thế nhưng đừng vội vàng ôm về một dàn loa chỉ để trông cho vừa mắt với nội thất chung của nhà bạn. Hiệu quả âm thanh thường tỷ lệ nghịch so với kích thước, nhất là khi nghe nhạc rock 'n roll.
5. Rước về cặp loa của một hãng sản xuất mà danh tiếng nhưng lười cải tiến kỹ thuật
Thật buồn là có nhiều hãng sản xuất nổi tiếng chỉ quan tâm đến việc đầu tư hàng đống tiền cho việc tiếp thị, xuất hiện trên tất cả các quảng cáo về âm thanh. Trong khi đó, lại sử dụng những vật liệu rẻ tiền để sản xuất, thậm chí chẳng thèm cải tiến những kỹ thuật đã có tuổi đời cả... nửa thế kỷ.
Cách "phòng tránh" là hãy chịu khó nghiên cứu các tạp chí âm thanh để nhận được lời khuyên của dân chuyên nghiệp hoặc chịu khó lướt web đọc nhận xét của những người từng sử dụng loại loa này. Nếu không, học phí sẽ chẳng rẻ chút nào.
ABC về loa
Loa là phần quan trọng trong một bộ dàn hi-fi, làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh. Một cặp loa hay là sản phẩm kết hợp những gì tinh tế nhất của các kỹ sư về điện tử, cơ khí và tay nghề thợ mộc của các nghệ nhân tài hoa.
Có nhiều kiểu thiết kế thùng loa khác nhau như thùng kín, thùng có lỗ thông hơi, thùng loa có hệ thống đường dẫn âm... Mỗi thiết kế sẽ tạo ra một loại thùng loa mang âm hưởng đặc trưng. Nhìn chung, thùng loa kín thường có độ nhạy thấp hơn thùng loa có lỗ thông hơi hoặc thùng loa có đường dẫn âm. Loại thùng có lỗ (reflex) có khả năng tạo ra tiếng trầm nhiều hơn so với thùng kín nếu cùng vặn ở một mức volume như nhau.
Loa (driver) là bộ phận biến đổi dòng điện âm tần thành âm thanh và cũng là bộ phận chính quyết định âm thanh của cả thùng loa. Loại loa được dùng phổ biến nhất hiện nay là loa điện động (electrodynamic). Loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Do cuộn dây được nối với màng loa nên các dao động này được truyền ra không khí, tác động vào người nghe.
Bên cạnh loa điện động, còn có các loại loa với nguyên lý khác như loa mành (planar speakers). Gọi là loa mành vì âm thanh của nó phát ra là nhờ vào sự rung động của những tấm mỏng chứ không phải là màng loa nón thông thường. Loại thông dụng nhất trong dòng loa này là loa tĩnh điện (electrostatic), loại loa có màng mỏng bằng chất liệu Mylar nằm giữa 2 điện cực có một hiệu điện thế rất cao (tới vài nghìn vôn). Khi có điện áp âm tần đưa vào, màng loa dao động trong điện trường giữa 2 điện cực, những rung động này phát ra âm thanh. Loa tĩnh điện khi nghe buộc phải được cấp điện từ nguồn. Loa tĩnh điện electrostatic chỉ hợp với tần số trung và cao.
Một vài loại loa người ta còn thiết kế thêm loa siêu trầm chạy điện (powered subwoofer), thường phát ra tần số thấp dưới 120 Hz và cũng thường có phần ampli công suất liền bên trong. Một tiện ích khác là loa chống nhiễm từ cho phép đặt loa gần tivi mà không bị nhiễm từ gây ố màu trên màn hình.
Thực tế khó có thể tìm được 1 cặp loa tái tạo một cách hoàn chỉnh mọi thể loại âm nhạc, mà nếu có thì cũng rất đắt tiền. Do đó, bạn cần phải xác định được thể loại âm nhạc mà bạn ưa thích là gì để chọn loa cho đúng. Nếu bạn thích nghe các loại nhạc trẻ, pop, rock, các thể loại nhạc nhảy cần tiết tấu sôi động thì nên chọn các loại thùng có loa bass màng chất dẻo (dân chơi thường gọi là màng carbon), loa trung, loa treble màng kim loại như nhôm hoặc titan,... Thùng loa loại này sẽ cho tiếng trầm khô chắc, tiếng trung và treble trong trẻo rõ nét, rất hợp với các thể loại nhạc nói trên. Còn nếu các bạn yêu nhạc cổ điển, jazz, hoặc cần nghe giọng hát trung thực thì nên chọn loại loa bass màng giấy, trung và treble màng giấy hoặc lụa. Với các chất liệu này âm thanh sẽ trầm ấm, ngọt ngào hơn.
Chọn được loa hợp ampli là điều không dễ dàng. Để phối hợp được 2 thiết bị này cho đúng, bạn cần chú ý mỗi thùng loa đều có những thông số kỹ thuật ảnh hưởng tới việc ghép nối với ampli như: trở kháng, công suất, độ nhạy... Đây là những thông số cần chú ý và tuân thủ khi ghép loa.
Trở kháng loa: Các thùng loa hiện nay phần lớn có trở kháng là 4,6 hoặc 8 ohm. Bạn cần chú ý đầu ra của ampli có tương thích hay không. Phần lớn các ampli hiện nay đều cho phép đấu loa có trở kháng từ 4 -16 ohm. Theo kinh nghiệm của dân chơi sành, loại loa 4 ohm thường được coi là "khó kéo" hơn loại 8 ohm.
Công suất cần thiết và độ nhạy của loa: độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Loa có độ nhạy khoảng 85 - 88 dB được coi là có độ nhạy thấp, 89-92 dB là trung bình, từ 93 trở lên là độ nhạy cao. Độ nhạy càng cao thì loa càng cần ít công suất, ampli yếu cũng chơi được, tức là loa không kén chọn ampli. Cụ thể là, loa 86 dB cần ampli có công suất tối thiểu 25 W, 88 dB cần tối thiểu 15W, 90 dB cần có 9W... Đặc biệt có một số loại loa có độ nhạy rất cao (từ 96 dB trở lên) chỉ cần ampli có công suất 2 - 4W là đủ! Trở kháng loa, công suất cần thiết và độ nhạy thường được ghi ở tem phía sau loa.
Để đảm bảo loa phát ra âm nhạc tốt nhất thì không thể quên yếu tố dây nối loa có chất lượng. Loa phải được đặt đối xứng với nhau và có cùng khoảng cách tới chỗ người nghe. Vị trí tối ưu trong bố trí loa là ngang bằng tới tai người nghe.
Trong tất cả mắt xích của hệ thống âm thanh, loa là thiết bị có vẻ đơn giản, nhưng cũng nhiều "bí ẩn" nhất. Nhiều kỹ sư, nghệ nhân đã dành cả đời mình trăn trở trong lĩnh vực vừa khoa học vừa nghệ thuật là chế tạo loa. Đối với người chơi âm thanh, đi chọn mua loa cũng vất vả không kém.
Chọn loa là công việc phức tạp, ngay cả đối với dân chuyên nghiệp.
Thực tế trên thị trường có vô số loa với giá cả và chất lượng khác nhau. Thông thường, giữa giá cả, tên tuổi và chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng có quan hệ thuận chiều. Nhiều bộ loa đắt tiền mà trình diễn lại rất "ít tiền". Ngược lại, có những loa khá tốt mà giá lại chỉ bằng một phần những bộ loa đắt tiền kia.
Vậy nên, khi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm loa, bạn hãy chọn điểm xuất phát là các tạp chí viết về các sản phẩm nghe nhìn, nơi có những bài viết khá khách quan về chất lượng các loa. Kế đến là tham khảo bạn bè có sự hiểu biết và kinh nghiệm chơi âm thanh nhiều năm. Sau đó, bạn lập một danh sách các sản phẩm cảm thấy thực sự xứng đáng được quan tâm trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Giờ đây, danh sách các "ứng viên" sẽ ngày càng ngắn gọn hơn, giúp bạn chọn lựa nhanh chóng và dễ dàng.
Sự chọn lựa cẩn thận sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Thậm chí bạn còn có thể mua được cặp loa hay hơn mức mà bạn nghĩ là bạn có thể bỏ tiền ra mua được. Dưới đây là các tiêu chí bạn nên căn cứ khi chọn một sản phẩm loa.
1. Kích cỡ, hình thức và sự tương thích với phòng nghe
Kích thước phải phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Một số người thích kích thước loa phối hợp hài hòa với nội thất trong phòng. Ngược lại, có người lại muốn hệ thống hi-fi trở thành bộ phận trung tâm trong phòng và họ không quan tâm đến kích thước to hay nhỏ của loa. Hình thức loa cũng là yếu tố phải quan tâm. Một thùng loa xấu xí ắt hẳn sẽ gây phản cảm khi nó đứng bên cạnh những bộ đồ gỗ quan trọng.
Nhiều cặp loa hi-end có kết cấu rất đẹp đã tôn thêm nét sang trọng trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, những bộ loa đó thường khá đắt. Khái niệm loa "book-shelf" chỉ dùng cho các cặp loa nhỏ, nhưng loa "giá sách" sẽ không bao giờ trình diễn được hết vẻ đẹp âm thanh vốn có khi bị đặt trên giá sách. Nên đặt chúng trên kệ loa, bởi vị trí này giúp loa tạo âm hình đẹp và trong trẻo hơn.
2. Tương hợp giữa loa và hệ thống dàn
Đầu tiên là độ nhạy của loa, tạm hiểu là độ lớn âm thanh mà loa có thể đưa ra với một mức công suất ampli nhất định. Độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm thanh từ khoảng cách 1 m khi loa được cấp 1 W công suất. Độ nhạy là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng "kêu to" của loa ở mức công suất ampli nhất định. Để phát một thanh áp 100 dB, loa có độ nhạy 80 dB đòi hỏi mức công suất là 100 W. Loa có độ nhạy 95 dB chỉ cần 3 W là có thể đưa ra mức âm thanh như nhau.
Độ nhạy cứ giảm 3 dB thì ampli phải có mức công suất cao gấp đôi thì mới đưa ra được mức âm tương tự. Chọn loa có độ nhạy trên 90 dB sẽ dễ ghép với các ampli. Chơi ampli đèn SE công suất nhỏ thì cần loa có độ nhạy cao.
Một yếu tố khác về điện tử mà bạn cần chú ý là trở kháng loa. Nếu trở kháng loa càng thấp thì yêu cầu đặt ra đối với ampli phải có trở kháng ra cũng thấp và công suất phải cao. Nếu bạn chọn loa trở kháng thấp, phải xem ampli công suất ở nhà mình có đủ sức kéo loa hay không.
Về nhạc tính, bạn nên chọn những loa có âm thanh càng tự nhiên càng tốt. Sẽ là sai lầm nếu đầu CD hoặc ampli của bạn nghe thiên sáng mà bạn lại cố tìm loa có âm thanh mềm hoặc "đần" trong dải treble.
3. Sở thích nghe nhạc
Loa hoàn hảo là loa chơi xuất sắc các thể loại nhạc, từ thính phòng giao hưởng đến nhạc rock. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được những cặp loa như vậy nên, tốt nhất, chúng ta hãy đưa ra các thứ hạng ưu tiên. Nếu bạn hay nghe nhạc hòa tấu và phòng nghe nhỏ thì loa book-shelf là sự lựa chọn thông minh. Ngược lại, nếu bạn mê nhạc rock thì cần âm thanh có độ động lớn, độ mở tần số thấp cao và tiếng bass khỏe nên có thể chọn loa cột, loa lớn...
Mỗi loa có thể mạnh và điểm yếu khác nhau. Tìm được loa hợp sở thích nghe nhạc, bạn sẽ được thưởng thức màn trình diễn tốt nhất. Khi đi mua loa, hãy mang theo vài chiếc CD có những thể loại nhạc bạn ưa thích nhất để thử. Cặp loa nào đáp ứng tốt nhất là cặp loa bạn nên chọn mua về.
Chọn nơi bán hàng: Đầu tiên, hãy chọn các cửa hàng âm thanh sẵn lòng cho khách hàng nghe thử nhiều loa khác nhau và tặng bạn những lời khuyên bổ ích về việc phối ghép hệ thống cũng như chỉ cho bạn thấy ưu nhược điểm của từng chiếc loa. Cần lưu ý là nhiều cửa hàng không đồng ý cho bạn mang loa về nhà nghe thử.
Bí quyết chọn loa tốt
Người nghe nhạc rock cần sức mạnh, dải tần thấp rộng và công suất bass của một hệ thống loa đứng mạnh mẽ. Mỗi cặp loa khác nhau có điểm mạnh và yếu khác nhau. Bằng cách phối hợp đặc tính của loa với sở thích cá nhân của mình, hệ thống của bạn sẽ có chất lượng âm thanh tốt nhất trong thể loại nhạc bạn thích nghe.
Không nên mua loa dựa trên thông số kỹ thuật.
Tuy có một số ngoại lệ, nhưng thông thường loa của những công ty chỉ sản xuất loa nhìn chung sẽ tốt hơn của những công ty làm nhiều thiết bị điện tử khác nhau.
Đừng mua loa chỉ dựa trên thông số kỹ thuật. Một số sản phẩm có thể có một chỉ số rất tốt nhưng lại bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng. Chất lượng của loa đòi hỏi một sự cân bằng giữa nhiều yếu tố, không thể phụ thộc vào những công nghệ "kỳ diệu" của các nhà sản xuất.
Thương hiệu cũng không hẳn đảm bảo chất lượng. Nhiều hãng sản xuất nổi tiếng 20 năm về trước giờ đã không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường nữa. Có những hãng khác mà mọi người cho rằng "tên tuổi" thực chất lại cho ra những sản phẩm khá tệ. Nguyên do có thể họ đã bị mua bởi những tập đoàn đa quốc gia và chỉ muốn vắt kiệt từng đồng tiền từ cái tên nổi tiếng đó. Hoặc cũng có thể là nhà sản xuất đã quên mất lý tưởng về chất lượng của mình mà chỉ còn biết sản xuất hàng loạt vì lợi nhuận.
Loa nhỏ cũng có thể cho âm thanh trong, ngọt và thật.
Có người tin rằng thùng loa càng to và càng có nhiều loa con thì càng tốt. Thực ra, ở cùng một giá tiền, nhiều lúc kích thước và con số loa con không liên quan gì tới chất lượng, thậm chí nhiều lúc trái ngược nhau. Một loa hai đường tiếng tốt chắc chắn sẽ hay hơn nhiều so với một loa cùng mức giá loại 4 đường tiếng to kềnh. Hai loa con loại tốt vẫn hơn hẳn 4 hay 5 loa con loại xoàng. Hơn nữa, thùng loa càng to, nếu không làm kỹ, càng khó tránh khỏi những rung động ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh. Crossover của loa 4 đường tiếng sẽ đòi hỏi nhiều bộ phần khác nhau, trong khi loa 2 đường chỉ cần một ít linh kiện cao cấp. Kết quả, chiếc loa to có thể đem lại âm thanh khó nghe, trong khi loa nhỏ thì mang đầy nhạc tính.
Nếu cả hai bộ loa to/nhỏ kia được quảng cáo trên cùng một catalog và có cùng một mức giá, nhìn chung những loa to sẽ bán chạy gấp nhiều lần loa nhỏ. Bởi nhiều người vẫn quan niệm rằng thùng loa càng nhiều bộ phận càng tốt.
Tóm lại, bạn không nên khẳng định gì về một cặp loa cho tới khi bạn trực tiếp nghe nó.
Nghe thử loa trước khi mua là một việc quan trọng.
Đừng vội mua ngay bộ loa đầu tiên bạn nghe chỉ bởi vì cảm thấy nó hay, bởi bạn sẽ không thể gọi nó là hay nếu không đem so sánh nó với những đôi loa khác do chính bạn nghe thử.
Ngoài ra, bạn nên mang theo nhiều đĩa nhạc ưa thích của mình. Hãy nhớ rằng, người bán hàng có rất nhiều kế hoạch ngầm nhằm che giấu nhược điểm của đôi loa, bởi mục tiêu của họ là bán được sản phẩm. Hơn nữa, nếu chỉ nghe thử những đĩa "thuốc" (đĩa có chất lượng audiophile), thì chưa chắc với những đĩa không đạt tiêu chuẩn audiophile sẽ có chất lượng âm thanh tương xứng. Dù vậy, đĩa nhạc chất lượng cao vẫn là một cách tốt nhất để phát hiện ra các đặc tính âm nhạc nổi bật của loa. Bạn nên nghe thử bằng những đĩa nhạc mình hay nghe nhất, cũng như đem theo những đĩa thử nghiệm đã được chọn lựa kỹ để phô bày những khía cạnh của mọi đôi loa. Khi đang nghe thử bằng những đĩa nhạc mình hay nghe nhất, hãy quên chất lượng âm thanh đi mà tập trung vào việc cảm thấy mãn nguyện với âm thanh đó thế nào. Ngược lại, khi chuyển sang những đĩa thử nghiệm, hãy đánh giá thật kỹ chất lượng âm thanh.
Nên đến cửa hàng lúc vắng khách, khi đó, bạn có thể dành ít nhất một vài tiếng đồng hồ nghe thử. Một số loa mới nghe thì rất tuyệt, nhưng dần dần sẽ để lộ ra những điểm yếu của mình. Hơn nữa, đừng thử nghe quá hai bộ loa trong một lần đi "test". Chẳng hạn, nếu bạn phải chọn lựa giữa 3 bộ loa, hay nghe thử hai bộ đầu trong lần thứ nhất, chọn lấy một bộ bạn cho là tốt hơn rồi quay lại sau để so sánh nó với bộ thứ ba. Bạn có thể nghe bao nhiêu tùy thích (nhưng đừng nghe quá lâu) để đưa ra quyết định chính xác.
Loa kèn
Nên xem xét cả những thiết bị trong phòng nghe thử của cửa hàng, đảm bảo chúng ngang tầm với những thiết bị ở nhà mình. Tốt hơn hết là hãy đảm bảo sự tương đồng của các thông số kỹ thuật trước khi bạn thực hiện quá trình nghe thử.
Dĩ nhiên, nơi tốt nhất để test là tại gia vì không bị áp lực về thời gian và có thể lắng nghe đúng những gì bạn sẽ được nghe sau này. Nhưng không phải mọi người bán hàng đều cho phép mang loa về nhà. Nếu có thể, hãy chỉ mang về thử nghiệm những bộ loa mà bạn thực sự khó có thể đưa ra quyết định cuối cùng nhất.
Nếu bạn thử nghiệm một hệ thống loa đa kênh thông qua cả phim và nhạc, hãy chú trọng tới khả năng trình diễn âm nhạc của nó. Âm thanh trong phim ảnh (những hiệu ứng đặc biệt, tiếng nổ, tiếng va chạm...) rất dễ làm bạn nhầm lẫn. Đối với một hệ thống loa thì việc tái hiện âm thanh thực (giọng hát, tiếng violin, guitar mộc và các nhạc cụ khác) là khó khăn hơn rất nhiều. Việc xác định sắc độ và độ chính xác của âm thanh từ loa sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn đã có trải nghiệm nghe thử âm thanh thực và so sánh
Để loa 'hát' hay hơn
Để loa trình diễn âm thanh một cách trung thực sau khi mua loa mới về, bạn phải chạy rà một thời gian, khi đấu loa cần chú ý đấu chính xác. Nếu âm thanh vẫn chưa ổn thì bạn có thể mở tấm màn chắn, tăng âm lượng mid và treble.
Chạy rà loa
Đây là công đoạn đầu tiên mà bất kỳ người chơi nào khi mua loa mới cũng phải thực hiện. Tương tự như xe máy, loa cũng cần được chạy rà vì các chi tiết kỹ thuật bên trong loa con, đặc biệt là màng loa và gân cao su khi mới vẫn còn cứng. Chính những đặc tính vật lý này sẽ làm cho màng di chuyển thiếu linh hoạt, âm nghe khô, không dịu và có cảm giác nặng nề. Đặc biệt, loa woofer (loa trầm/bass) vốn là những driver có kích thước màng lớn cũng như trọng lượng đáng kể hơn so với loa mid hoặc treble. Mặc dù sau một thời gian sử dụng, gân cao su và các bộ phận đệm sẽ mềm đi và loa sẽ trình diễn đúng chất âm của nó. Tuy nhiên, không ai muốn nghe những âm thanh không ưng ý trong thời gian quá lâu, vì vậy chiêu duy nhất để trị những cặp loa này là chạy rà.
Chạy rà không hẳn là cứ để loa hát liên tục mà cần đến những kỹ thuật để thời gian chạy là ngắn nhất và hiệu quả nhất. Bạn hãy đặt hai loa đối diện nhau, nối mỗi loa với ampli theo đúng pha (cực), loa còn lại nối ngược pha (đầu dương của loa nối với cọc âm của ampli, đầu âm của loa nối với cọc dương của ampli). Tốt nhất, bạn nên chọn CD thuộc thể loại rock nhiều trầm hoặc mua những CD chuyên dùng để chạy rà loa. Với cách làm này, chỉ sau hai đến ba ngày, đôi loa mới đã được "nấu" khá kỹ. Việc còn lại là sắp xếp loa vào vị trí cũ. Cũng nên lưu ý, trong quá trình chạy rà không để ampli ở mức âm lượng lớn quá cỡ.
Nối bi-wire, tri-wire
Để sử dụng kết nối bi-wire, loa của bạn phải có cổng bi-wire, gồm bốn cọc loa ở phía sau mỗi chiếc. Bốn cọc này được nối với nhau thành hai cặp một bằng thanh kim loại, thường gọi là cầu. Khi nối bi-wire, bạn cần trang bị một cặp dây loa bi-wire, có hai đầu nối với ampli và bốn đầu nối với loa hoặc dùng hẳn hai bộ dây loa rời. Nên chắc rằng nguồn điện của hệ thống máy đã được ngắt. Công việc kết nối khá đơn giản, bạn tháo bỏ hai thanh cầu loa, nối dây vào cả bốn cọc loa rồi nối với đầu ampli, chú ý cực loa phải khớp. Riêng khi dùng đến hai cặp dây rời, phía đầu nối ampli phải có dạng càng cua mới có thể lồng cả hai đầu dây vào một cực của ampli. Trường hợp loa có ba đường tiếng và hỗ trợ kết nối tri-wire (gồm 6 cọc nối ở mỗi loa), có thể tách cầu dùng dây tri-wire hoặc ba cặp dây lõi thông thường. Khi dùng kết nối nhiều cầu bi-wire, tri-wire, hệ thống loa con sẽ hoạt động độc lập hoặc chia làm hai hoặc ba nhánh loa bass, mid/treble hoặc bass, mid, treble. Những cảm nhận về độ chi tiết (tiếng tách), độ động cao, trường âm cân bằng sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Tăng trọng lượng, dùng thêm chân kim (skipe/cone) giúp loa cải thiện chất âm
Một trong những mẹo khá hay mà cũng rất cơ bản là tăng trọng lượng của loa lên. Tăng trọng lượng đồng nghĩa với việc ổn định rung chấn, giảm méo tiếng, đặc biệt cải thiện chất âm của dải trầm. Ở một số model loa, nhà sản xuất còn thiết kế những khoang hở để bạn có thể thêm các chất liệu như cát, đá... nhằm tăng trọng lượng cơ bản. Chẳng hạn như đôi loa Von Schweikert VR3 (khoảng 2.000 USD), hệ thống loa con được ổn định bởi một khoang rỗng, bạn có thể dùng cát hoặc chì để cho vào, sau khi dùng khá nhiều đạn chì súng hơi lắp đầy khoảng hở, dài trầm của loa trở nên chắc hơn, âm mid và treble rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu một đôi loa bình thường, bạn vẫn có thể dùng những tấm đá granite khổ 300 x 300 mm, dày 20 - 30 mm để lót dưới chân đế. Ngay trên đỉnh thùng loa, bạn cũng có thể đặt thêm một tấm đá tương tự như vậy. Để chống trầy xước, bạn nên chuẩn bị những tấm vải mỏng để lót giữa mặt thùng và các tấm đá. Ngoài ra, để những rung động được triệt tiêu, đem lại âm trầm gọn và khỏe, chúng ta có thể trang bị thêm bộ châm kim (nếu loa không có). Hiện tại, một số cửa hàng hi-fi vẫn có những bộ kim ngoại hoặc tự chế gia công từ đồng, thau...
Đơn giản, hay mở tấm màn chắn
Hãy mở màng chắn khi bắt đầu nghe nhạc, điều mà rất ít người quan tâm và cũng hết sức đơn giản giúp bạn cải thiện âm thanh. Sóng âm đến trực tiếp tai người nghe mà không qua bất kỳ trở ngại nào dù là nhỏ nhất, giúp người nghe thưởng thức âm thanh ở mức chi tiết cao tối đa. Nhưng màng chắn cũng giúp chúng ta ngăn bụi bẩn và sự nghịch ngợm của trẻ nhỏ.
Năng âm lượng mid và treble
Chúng ta có thể nâng âm lượng loa mid dome hoặc treble bằng cách gắn thêm một còi tự tạo. Nó có thể làm từ gỗ hoặc còi composite. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến đối với các audiophile thế giới. Tuy nhiên, việc dùng thêm còi sẽ làm giảm độ mở của trường âm, cụ thể vùng nghe tốt sẽ thu hẹp hơn.
Với loa treble, nếu không dùng còi gắn thêm, chúng ta còn có thể mở các vít dời loa ra phía trước từ một đến vài cm, phần hở giữa loa và thùng sẽ được chèn thêm gỗ tấm hoặc cao su.
Giải quyết những tiếng kêu khó chịu do hiện tượng xệ cone loa, hay còn gọi là lệch tâm
Do tác động của trọng lực, sau một thời gian hoạt động, voice coil của loa bị lệch khỏi tâm.
Một số trường hợp lệch xuống chạm đến một cực của nam châm gây nên những âm thanh rè rè rất khó chịu. Cách xử lý hiệu quả mà không cần phải sửa hay thay loa con là xoay loa 180 độ, trọng lực sẽ tác động lên voice coil và kéo loa trở về vị trí trung tâm. Trong một số trường hợp, voice coil lệch tâm quá xa, cuộn dây xung quanh bị tác động mạnh bởi nam châm, cách trên sẽ không cải thiện được. Bạn có thể nhờ thợ làm lại voice coil hoặc buộc phải thay loa mới.
Cách bố trí loa
Theo các tài liệu, kinh nghiệm thu thập từ giới chơi audio, phòng nghe có thể quyết định tới 30 – 40% chất lượng âm thanh.
Ít ai có điều kiện thiết kế phòng nghe nhạc trước khi xây nhà, mà các thiết bị thường được đưa vào căn phòng xây sẵn.
Do vậy, trong các gia đình, phòng nghe nhạc thường có hình chữ nhật. Các nhà âm học đã xây dựng phương pháp công thức tính toán vị trí đặt loa tối ưu dựa trên chiều rộng phòng nghe. Khoảng cách giữa hai loa, và khoảng cách từ loa tới tường chắn phía sau loa bằng 44,7% chiều rộng phòng nghe. Ví dụ, phòng nghe có chiều rộng 4 mét thì khoảng cách giữa 2 loa và khoảng cách từ loa đến tường chắn phía sau loa là 1,778 mét.
Trên thực tế, những loa thùng kín (không lỗ thông hơi) dễ bố trí hơn những loa bass reflex (có lỗ thông hơi). Với loa có lỗ thông hơi, thì loa có lỗ thông hơi phía trước dễ bố trí hơn loa có lỗ thông hơi phía sau.
Loa thùng kín, hoặc lỗ thông hơi phía trước, bạn có thể đặt loa sát tường hơn (trong trường hợp phòng nhỏ hẹp).
Trong điều kiện phòng nghe chật hẹp, người ta thường bố trí vị trí người ngồi nghe và 2 loa thành hình tam giác đều để khai thác tốt nhất hiệu ứng stereo tạo âm hình chuẩn xác nhất cho âm thanh. Ngoài ra, còn có những yếu tố âm học rất phức tạp chi phối phòng nghe. Nên, có những phòng nghe bố trí vật dụng rất lộn xộn, âm thanh vẫn hay như phòng nghe bố trí bài bản.
Tiêu tán âm
Trong một phòng nghe, thường xảy ra hiện tượng phản xạ sóng âm (tạo tiếng vang). Sóng phản xạ này thường sai pha so sóng tới phát ra từ loa, khiến âm thanh không còn trung thực. Cách tốt nhất để triệt tiêu hiện tượng này là... đập hết tường đi. Nhưng tất nhiên ít ai làm như vậy, giải pháp là bài trí các vật liệu tiêu, tán âm phổ biến như thảm, mút, khung gỗ.
Người ta đặc biệt chú ý đặt vật hút âm ở những góc của phòng nghe, vì sóng âm đi đến những khu vực này thường tạo thành những phản xạ âm học rất phức tạp. Cách khắc phục đơn giản, phổ biến là dựng những cột vải tròn ở những góc này.
Ngoài ra, trong phòng nghe thường xảy ra hiện tượng cộng hưởng sóng âm. Hậu quả của nó là mức âm lượng nghe được sẽ khác nhau ở các vị trí khác nhau trong phòng nghe (như tiếng bass thường mạnh hơn khi bạn ngồi ở góc phòng, sát tường, hay khi bạn ngồi dưới đất). Cách khắc phục là thực nghiệm dịch chuyển vị trí loa đến khi có được âm thanh ưng ý tại vị trí nghe.
Nhiều người thừa nhận: “Âm thanh hay, là âm thanh có qua ít nhất một lần phản xạ”. Do vậy, người ta không tìm cách tiêu âm hoàn toàn, mà chỉ bố trí những vật dụng tán âm ở phía sau loa, và hai bên hông phòng nghe. Vật dụng tán âm đơn giản là những thanh gỗ ghép tạo khe tán âm.
Tất nhiên, tiêu, tán âm đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào sở thích của người nghe. Những người thích tiếng bass thường không bố trí quá nhiều những vật dụng hút âm.
Kích thước phòng
Phòng quá nhỏ hẹp sẽ không thể nghe được những âm thanh tần số quá thấp cho dù thiết bị vẫn phát đủ tần số. Để nghe được tần số 20Hz, cần phòng nghe có đường chéo tối thiểu 8,53 mét. Tức là, phòng càng nhỏ, càng mất bass. Lợi thế thuộc về những người có “nhà cao cửa rộng”.
Tuy nhiên, đa số dân nghe nhạc chấp nhận mức âm thanh có dải tần thấp tới 50Hz. Nghĩa là chỉ cần phòng nghe có đường chéo tối thiểu 3,41 mét.
Nếu bạn có điều kiện thiết kế một phòng nghe ngay khi dựng nhà, hãy áp dụng phương pháp tỷ lệ vàng về kích thước phòng: cao x rộng x dài = 0,618 x 1 x 1,618. Đây là tỷ lệ người ta rút ra được khi đo thực nghiệm các công trình xây dựng của người Hy Lạp cổ đại.
Loa nào cho Home theatrer
Bộ phận nào trong dàn âm thanh là quan trọng nhất? Thực ra câu hỏi này rất khó trả lời. Nếu có ai đó nói rằng thiết bị này hay thiết bị kia đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống thì thực ra, họ chỉ làm cho cuộc tranh luận thêm thú vị mà thôi.
Thay vì tập trung vào phân tích thiết bị quan trong nhất của hệ thống, chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống, đó là tìm ra loa thích hợp với phòng, với ampli và với chính các loa. Công việc này chiếm nhiều công sức nhất của người chơi khi xây dựng bộ dàn: nhưng chẳng có gì mất mà không được nên phần thưởng dành cho bạn sau những vất vả ấy cũng rất xứng đáng. Hơn nữa, dàn loa còn là đối tượng mà bạn tiếp xúc thường xuyên nhất… Nói như vậy không có nghĩa vai trò của loa là quan trọng nhất trong hệ thống mà có nghĩa là bạn nên dành thời gian và tiền bạc cho loa một cách thích đáng. Để tìm được loa phù hợp, tốt nhất bạn nên nghe thử loa trong chính căn phòng của mình và phải đặc biệt chú ý đến tính thống nhất giữa phòng nghe, ampli và loa. Bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm. Những lời khuyên đó sẽ giúp bạn rất nhìêu trong việc lựa chọn loa, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là đôi tai của chính bạn. Bạn cần nhớ là phòng đặt bộ dàn có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh hơn bất cứ thiết bị nào. Trong thực tế, cùng một bộ dàn nhưng ở phòng này nghe rất hay nhưng chuyển sang phòng bên cạnh lại có thể nghe rất dở.
Hệ thống loa 5.1
Muốn hiểu được yêu cầu phức tạp để đạt sự hài hoà giữa loa và phòng cũng như giữa loa và ampli, chúng ta hãy bắt đầu bằng những vấn đề cơ bản nhất. Hiện nay, mô hình loa thịnh hành nhất trong dàn home theatrer là mô hình 5.1, gồm một cặp loa center và một cặp surround công với một loa siêu trầm dành cho kênh tần số thấp. Các loa trước thường là loa cột và chiếm nhiều diện tích nhất trong hệ thống. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loa vệ tinh nhỏ hơn nhưng âm thanh của chúng thường không bằng các loa đứng cao to. Một số loa trước là loa đứng có bộ công suất bên trong (còn gọi là powered). Với loại loa này, bạn không cần dùng đến loa siêu trầm bên ngoài nên tiết kiệm được chi phí và diện tích nhà nhưng bạn không có cơ hội thay thế và nâng cấp bộ phận siêu trầm, nên trước khi mua bạn cần cân nhắc tất cả các yếu tố này.
Loa centrer (kênh trung tâm) có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống home theatrer bởi vì kênh này thể hiện hầu hết tất cả các phần lời thoại trong phim. Loa center thường có dạng thùng nằm ngang trong đó có 2 đến 3 loa con. Kiểu thiết kế này giúp bạn đặt loa ở vị trí trên hoặc dưới TV dễ dàng hơn. Nếu kênh trung tâm không cùng dòng hoặc cùng thương hiệu với loa loa trước thì bạn phải xem nó có phối hợp tốt với loa trước không. Sự hài hoà về dải âm, âm sắc… giữa loa trung tâm và các loa trước sẽ giảm thiểu những trục trặc khi hệ thống phối hợp trình diễn. Nhiều người nghe có kinh nghiệm cho biết nên chọn loa trước và loa center cùng hãng hoặc dòng để nâng cao hiệu quả âm thanh.
Loa surround thông thường dùng hai loa con (1 treble, 1 mid-bass) đặt trong thùng. Một số thùng loa surround khác lại dùng đến 4 loa và đặt chéo góc với nhau nhằm tạo ra góc toả âm lớn hơn, nâng cao hiệu quả âm thanh surround.
Loa siêu trầm (subwoofer) là “chuyên gia” về các tần số thấp trong hệ thống. Nhờ mạch lọc thấp (LFE) trong receiver hoặc lắp trong chính loa này, các tần số thấp sẽ đựơc đưa vào bộ công suất riêng của subwoofer để khuyếch đại và phát ra các tần số thấp phục vụ cho cả hệ thống. Những âm thanh trầm hùng, những tiếng nổ rền vang rung chuyển cả căn phòng chính là nhờ subwoofer. Tần số cắt của các hệ thống theo tiêu chuẩn THX là 80Hz, tức là các âm thanh có tần số thấp hơn mức này sẽ được mạch lọc LFE chuyển đến loa siêu trầm.
Ngày nay, phần lớn loa siêu trầm trong dàn home cinema là loa điện (active), tức là loa được đánh bằng chính ampli lắp bên trong nó. Do vậy, chúng chỉ cần tín hiệu mức thấp từ receiver. Ngược lại, các loa siêu trầm không có điện (passive) lại có đầu vào tín hiệu mức cao để đấu trực tiếp vào lối ra loa của receiver. Một chiếc loa siêu trầm tốt sẽ có một số nút chỉnh mức tần số cắt và chỉnh cường độ tiếng trầm. Các nút này có tác dụng hiệu chỉnh hoàn hảo nhất sự phối hợp giữa loa siêu trầm và các loa còn lại. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất về loa mà bạn cần lưu ý khi kết hợp loa với ampli là độ nhạy và trở kháng. Độ nhạy cho bạn biết mức thanh áp của loa (đo bằng decibel) khi loa được cung cấp một số công suất nhất định (thường là 1W). Loa càng nhạy, càng dễ đánh và không kén ampli. Còn trở kháng là đại lượng (đo bằng Ohm) thể hiện mức độ cản trở dòng điện của một số loa đối với ampli. Trở kháng loa càng thấp thì ampli càng khó tải. Loa có trở kháng và độ nhạy thấp có thể gây khó khăn cho nhiều receiver và ampli công suất, nhất là loại ampli không có nhiều sò đấu song song ở tầng ra.
Loa trong tường
Khi vấn đề thẩm mỹ và diện tích của phòng nghe được đặt ra, các nhà thiết kế đã tạo ra một số thay đổi. Một trong những thay đổi ấn tượng nhất là kiểu loa gắn trong tường. Giống như tên gọi, loa trong tường được thiết kế để đặt vào trong tường và tuỳ vào cách bạn che đậy nó, loa trong tường có thể trở thành những thiết bị vô hình trong nhà.
Tuy hình thức khác loa thông thường nhưng về hoạt động, loa trong tường vẫn tuân theo các nguyên lý cơ bản. Phần lớn loa tường đều dùng loa điện động và bộ phận phân tần giống các loa thường. Nhiều loa không có thùng nên âm thanh của chúng phụ thuộc vào điều kiện phòng nghe. Một trong những điều kiện có ảnh hưởng đến khả năng trình tấu của loa tường là chính những bức tường. Tường nhà trở thành một bộ phận quan trọng của kiểu loa này. Dung tích, bề mặt của khoang tường mà bạn đặt loa vào cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến âm thanh. Một số loa trong tường vẫn có thùng bao bọc và nó cũng được thiết kế để bạn có thể đặt vào trong khoang tường để giảm ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh nhưng phần lớn loa trong tường được thiết kế theo kiểu hở ở phía sau.
Trong những năm gần đây, loa trong tường đã chiếm được cảm tình của nhiều người chơi nhạc. Tính thẩm mỹ và tiện ích về sắp đặt đã giúp loa trở nên rất phổ biến. Điều này đã khiến nhiều công ty sản xuất sản phẩm home cinema rất quan tâm. Hiện tại, nhiều người cho rằng chất lượng âm thanh của loa truyền thống vẫn là tốt nhất nhưng loa trong tường đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt này.
Để có phòng nghe tốt
Sẽ thực sự đơn giản với những ai am hiểu và sẽ trở thành “bất cứ thứ gì” nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Một vài thủ thuật sau đây, không quá khó và quá đòi hỏi về mặt kỹ thuật, có thể giúp bạn có được một phòng nghe như ý.
Tạp âm, kích thước phòng, cách bố trí thiết bị và vật liệu cách âm… tất cả chúng có thể là những "viên sạn trong" mà bạn khó nhận ra. Hãy tuân thủ một vài quy tắc khi lắp đặt phòng nghe, bởi tạp âm có thể xuất phát từ máy điều hoà, từ bên ngoài, từ chính dàn máy và thậm chí của chính phòng nghe tạo ra. Để biết được tạp âm xuất phát từ đâu, hãy nghe nhạc từ phía sau của loa.
Xử lý cách âm
Vải sẽ có tác dụng hút tới 70% âm cao và phản hồi 100% âm trầm, chính vì vậy nếu sử dụng vải làm thiết bị cách âm thì bạn sẽ có cảm giác như tiếng bass lớn hơn và tiếng treble không còn nữa. Sở dĩ có kết quả tốt như vậy là do bản thân âm thanh trong phòng kín được tạo thành từ âm thanh trực tiếp và âm thanh phản hồi. Nếu âm thanh trực tiếp được phát ra gần với loa thì âm thanh phản hồi sẽ vang xa.
Chính vì vậy mà khi sử dụng vải làm thiết bị cách âm, âm phản hồi sẽ bị hút lại, giúp bạn thấy âm thanh mượt mà hơn. Tại các phòng chiếu phim, phòng karaoke, người ta thường sử dụng vải nhung làm thiết bị cách âm. Do đó việc tối kỵ là trong phòng nghe treo quá nhiều tranh ảnh, các vật liệu cứng, chúng sẽ làm bạn có cảm giác âm thanh không trong, có nhiều tạp âm.
Cách đặt loa
Một phòng nghe tiêu chuẩn phải có kích thước từ 15m2 trở lên, với diện tích này mới đủ để đặt các loa cách nhau ít nhất từ 3 m, và cách người ngồi khoảng 3,5 m và cách tường 1 m. Việc bố trí chỗ kê loa còn phụ thuộc vào kiểu dáng loa. Với những trần nhà cao quá 3m nên sử dụng những loa tháp, chú ý là với phòng nghe nhạc không nên thiết kế trần dạng vòm.
Với những trần nhà quá cao nên sử dụng loa tháp.
5 nguyên tắc sau giúp bạn xác định được vị trí đặt loa một cách thích hợp nhất:
- Đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm bass.
- Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách của các loa cho phù hợp. Thông thường hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý nhất.
- Đặt loa hướng về phía người nghe.
- Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang ngực của người nghe.
- Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng mút hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.
Chất lượng của dây loa và cách đặt loa với ampli là rất quan trọng. Chẳng thế mà có những người không hiểu tại sao có những bộ dây lên tới hàng nghìn USD. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhãn hiệu dây loa nổi tiếng như: Van Den Hui, Transparent, Synergitic hay Purist Audio. Chất lượng của dây loa phụ thuộc hoàn toàn vào chất liệu chế tạo nên chúng (từ vàng, bạc, đồng, bạch kim hay hợp kim…), vào công nghệ chế tạo, vào tiết diện của dây, và vào thương hiệu của nhà sản xuất.
Theo nguyên tắc thì tiết diện của dây phải tỷ lệ thuận với độ dài mới có thể đảm bảo được chất lượng của âm thanh. Nếu dây có chiều dài 5 m trở xuống thì tiết diện của dây phải vào khoảng 1,5mm2, trên 5 m thì có tiết diện là 2,5mm2. Một điểm lưu ý không kém là không được phủ kín hoặc chồng máy lên ampli.
Dây loa trong bề mặt chung giữa ampli và loa
Bề mặt chung giữa ampli công suất và loa thông qua một dây loa là một điểm then chốt trong bộ dàn âm thanh. Không giống với dây tín hiệu truyền đi những tín hiệu có tần số thấp, dây loa truyền đi những tín hiệu có hiệu điện thế và dòng điện lớn hơn. Dây loa chính vì vậy mà tương tác trở lại nhiều hơn với các thiết bị mà nó kết nối.
Hệ số giảm âm của ampli công suất cho biết khả năng ampli kiểm soát sự chuyển động của tín hiệu trong loa trầm sau khi tín hiệu truyền đến loa và dừng lại. Ví dụ, khi loa trầm phát ra âm thanh của một cú đánh mạnh của tiếng trống thì quán tính của loa trầm và sự dội âm sẽ khiến cho tín hiệu, thay vì đã dừng lại, sẽ tiếp tục di chuyển. Đây là một dạng của sự méo tiếng gây ra bởi sự thay đổi trong giới hạn chuyển đổi của tín hiệu. Rất may mắn là hệ số giảm âm, được thể hiện dưới dạng những con số đơn giản của ampli công suất, sẽ điều chỉnh sự chuyển động này.
Hệ số giảm âm có liên quan đến trở kháng đầu ra của ampli công suất. Trở kháng đầu ra càng thấp, hệ số giảm âm càng cao. Khi sử dụng dây loa để kết nối ampli công suất với loa, điện trở của dây loa sẽ làm giảm đi hiệu quả giảm âm của ampli công suất. Kết quả là tiếng bass bị mất hoặc tiếng bass nghe không gọn, do đó dây loa cần phải có điện trở thấp và càng ngắn càng tốt.
Vị trí thiết bị
Thông thường ampli, đầu đĩa, dàn, thường được đặt trên kệ hoặc trong tủ gỗ kính với các vách ngăn. Nên đặt kệ hoặc tủ ở giữa phòng, nếu là tủ thì trong lúc sử dụng nên mở cửa tủ hoặc khoan các lỗ nhỏ phía sau giúp ampli được thoáng. Màn hình được đặt trên mặt tủ hoặc đặt cùng trên kệ nhưng ở vị trí trung tâm. Loa có thể đặt ở hai bên, cách tường hai bên và sau là 1m và cách người ngồi là 3 m.
Với những gia đình sử dụng phòng khách làm phòng nghe nhạc thì cách bố trí thiết bị là rất quan trọng. Chúng có thể mang lại cho gia đình bạn một phòng khách hiện đại và sang trọng. Nhưng có một điểm hết sức lưu ý, đó là màu sắc, hình khối và tính năng của các thiết bị âm thanh phải có sự kết hợp chặt chẽ. Những màn hình cỡ lớn từ 21 inch trở lên, đầu DVD riêng biệt cùng với những chiếc loa xinh xắn sẽ có ích hơn rất nhiều một dàn DVD trong hoàn cảnh này.
Có hàng ngàn cách khác nhau để có được một phòng nghe hoàn hảo, các thiết bị ngày càng hiện đại, vật liệu cách âm ngày càng tốt hơn và trình độ người nghe cũng ngày một tiến bộ. Một vài nguyên tắc trên đây giúp chúng ta có thể tự làm để có một phòng nghe như ý ngay trước thềm năm mới.
Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý
Bạn đã từng gặp rắc rối với phòng nghe nhạc chưa? Bạn đã xử lý như thế nào? Dưới đây là một số trường hợp rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý chúng.
1. Chưa xử lý tốt vấn đề “ mặt phẳng song song”
Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?
Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm đối diện với nhau trong phòng nhạc, sẽ xảy ra hiện tượng “Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.
Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.
Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble. Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng. Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẵn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.
Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.
2. Sàn và vách chưa được cách âm tốt
Thông thường chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.
Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vật liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẵn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.
Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân hi-end” về vấn đề: “âm phản xạ”- nên được hấp thu hay khuyếch tán? Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “bay bổng” hơn. Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.
Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.
Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.
3. Âm Bass quá dày và cứng
Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc. Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.
Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiệu quả có tên là “ tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.
“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẵn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.
Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “vị trí đặt loa”. Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác.
4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính” phản xạ âm” gần loa
Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sổ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.
Chúng ta nên thay đổi vị trí các vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sổ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.
5 mẹo cải thiện dàn âm thanh
Dù bạn là người mới chơi hay đã tự coi là lọc lõi trong “nghề âm thanh” thì những lời khuyên sau vẫn có thể giúp ích rất nhiều cho bạn, nhất là trong trường hợp bạn cần cải tạo hoặc nâng cấp những đứa con yêu của mình.
1. Hãy để các thiết bị có không gian đủ thoáng.
Khi lắp đặy dàn máy, bạn cần chú ý điều chỉnh khoảng cách trước, sau và bên cạnh của loa thích hợp nhất. Các thiết bị khác cũng đòi hỏi phải có không gian đủ, đặc biệt ampli là thiết bị có công suất lớn vì vậy nên đặt chỗ thoáng mát, dễ toả nhiệt.
2. Đừng để dây tín hiệu, dây loa, dây nguồn rối như mớ bòng bong.
Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất dễ… quên, nhiều khi là do vô tình. Nên chú ý đấu dây gọn gang nhằm hạn chế can nhiễu phát sinh. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các cọc loa, đầu giắc cắm để tăng độ tiếp xúc và giảm suy hao tín hiệu.
3. Nên sử dụng triệt để phụ tùng đi kèm.
Đồ hi-fi nói chung không có nhiều thiết bị đi kèm. Tuy nhiên một số món đồ đi kèm. Tuy nhiên một số món đồ đi kèm như chân kim loại nhọn kèm theo loa hay miếng kim loại đỡ chân đầu đĩa có tác dụng giảm rung. Do vậy bạn nên sử dụng chúng để tăng thêm hiệu quả âm thanh của dàn máy .
4. Kiểm tra, siết chặt.
Dàn hi-fi mới cũng giống như những chiếc xe đạp mới hay đại loại như thế. Mặc dù chúng đứng yên một chỗ chứ nhưng việc “siết ốc” là không thể bỏ qua. Ba tháng sau khi mua, bạn nên kiểm tra và nếu cần siết chặt những bộ phận bị lỏng ra của thiết bị cũng như kệ giá máy.
5. Âm thanh sống động hơn sau khi vệ sinh.
Nên từ 3 đến 6 tháng, rút điện và làm vệ sinh toàn bộ hệ thống, việc làm này cũng giống như bảo dưỡng chiếc xe máy của bạn vậy. Sau khi bộ dàn đã được “tắm rửa” sạch sẽ, bạn cắm điện vào và sẽ được hưởng chất lượng âm thanh hoàn toàn khác.
Có thể đấu nối 2 loa vào 1 kênh của ampli ko?
Đối với âm thanh thực, đây là 1 mong muốn thường thấy về sử dụng 1 kênh ampli để kéo nhiều hơn một loa, thông thường là do mục đích muốn mở rộng không gian âm nhạc. Nhưng liệu điều đó có ảnh hưởng tới loa hoặc ampli không? Và liệu có giới hạn về số lượng loa có thể đấu nối theo cách này không?
Câu trả lời là tùy vào trở kháng của loa. Trở kháng đưa ra sự đo lường cho biết loa có thể tải được cường độ dòng điện bao nhiêu. Không cần phải am hiểu nhiều về kỹ thuật điện, hãy nhìn nó một cách đơn giản như sau: Ampli cung cấp điện áp cho loa. Loa sẽ kéo dòng điện thấp hơn hay cao hơn tùy thuộc vào trở kháng của loa. Ampli buộc phải ép dòng điện đến 1 loa khác bằng cách cung cấp cho nó 1 điện áp cao hơn.
Người thiết kế loa từ lâu đã định ra mức trở kháng tiêu chuẩn như hiện nay là 15, 8 và 4 ohm. Loa 15 ohm có thể tải được dòng điện thấp nhất và loa 4ohm có thể chịu được dòng điện cao nhất. Nếu được nối vào cùng 1 ampli, loa 4 ohm sẽ kêu lớn nhất.
Ampli cũng có trở kháng ra nhưng nó thường chỉ là một phần rất nhỏ của 1 ohm. Mặc dù trước đây nó thường phải đáp ứng được trở kháng ra và trở kháng vào nhưng điều này không còn phù hợp nữa.
Điều quan trọng hơn chính là khả năng cung cấp dòng điện của ampli. Không vấn đề gì khi nó có thể cung cấp điện áp nhưng liệu nó có thể đáp ứng được nhu cầu dòng điện của loa không?
Bạn sẽ tìm thấy thông tin này trên thông số kỹ thuật của ampli. Thông thường nhà sản xuất phát biểu rằng ampli của mình có thể tải được 2 ohm. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đấu nối 2 loa 4 ohm hoặc 4 loa 8 ohm song song nhau (“Song song” nghĩa là thiết bị đầu cuối của mỗi loa được nối trực tiếp với thiết bị đầu cuối của ampli – tín hiệu sẽ không đi qua 1 loa trước khi đến được chiếc loa còn lại. Đấu nối song song có thể thực hiện ở bên trong tủ đựng loa bằng 1 dụng cụ nối).
Nếu bạn cố nối một tải nặng hơn (ví dụ trở kháng thấp, hoặc nhiều dây loa đấu nối song song hơn) vào ampli thì sẽ có ba khả năng xảy ra. Nếu ampli được thiết kế tốt, mọi thứ vẫn ổn nhưng bạn sẽ nhận ra rằng bạn sẽ không thật sự có được âm thanh lớn hơn vì nó được chia sẻ giữa các loa với nhau. Tương tự, nếu ampli được kế tốt thì trường hợp có thể xảy ra là âm thanh tự động sẽ đi theo một phương thức tự bảo vệ, bạn sẽ không đạt được đầu ra tối ưu theo phương thức này. Nếu ampli thiết kế không tốt thì bạn có thể đoán được hậu quả của nó rồi đó!
Theo nguyên tắc chung, hai loa trên 1 kênh ampli thì có thể chấp nhận được.
Cách lựa chọn amply
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại ampli, từ bán dẫn cho đến bóng đèn, từ second-hand cũ kỹ cho đến các loại ampli đời mới hào nhoáng. Để mua được ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cũng cần phải có "mẹo".
Xem hình thức ampli
Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không nên chọn ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm thanh nhưng không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20 năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng... cũng không quan trọng, bởi với số tiền "bình dân", các bạn cần xác định mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.
Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn "bảy sắc cầu vồng" hoặc lem nhem mấy vết "hoa tay" thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị tháo lắp nhiều lần.
Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao, thuộc dòng "hàng kỹ" thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn "zin" ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.
Thử sức mạnh của ampli
Theo kinh nghiệm, điều đầu tiên bạn cần phải xác định khi nghe ampli là liệu nó có đủ khỏe để đánh được cặp loa bạn đang có hay không. Để kiểm tra sức khỏe của ampli, bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass. Nếu tiếng bass bị lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa.
Một số dấu hiệu khác như: độ động thiếu, âm thanh bị rối nát khi nhạc lên cao trào, nhịp điệu không linh hoạt... cũng chứng tỏ ampli cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ.
Để thử sức mạnh của ampli, trước tiên, bạn hãy nghe thử ở mức âm lượng vừa phải. Chọn bản nhạc có dải động rộng, có thể là một bản nhạc cổ điển với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm với tiếng trống lớn (kickdrum). Sau khi tai bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc ampli này. Để ý xem tiếng bass có vỡ không. Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh.
Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.
Hãy so sánh âm thanh của ampli ở các mức âm lượng cao và thấp. Nghe tiếng của các nhạc cụ hơi của bộ đồng (đặc biệt tiếng kèn trumpet), xem có bị chói chang khi volume lên cao hay không, sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc lên cao trào hay không...
Theo Nghe Nhìn, một chiếc ampli tốt khi hoạt động gần hết công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các tâm điểm âm thanh, trong khi vẫn thể hiện được một cách hài hòa, êm ái không khí chung của dàn nhạc. Hơn nữa, công suất đủ sẽ giúp ampli làm việc một cách dễ dàng, âm nhạc sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Tất cả những vấn đề về sức mạnh của ampli liên quan đến các yếu tố như công suất ra theo thiết kế của ampli, khả năng cấp dòng điện vào cuộn dây loa, cũng như độ nhạy, trở kháng loa, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của âm thanh bạn muốn nghe. Ngay cả khi không phải khai thác đến mức công suất tối đa thì những ampli khỏe vẫn tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ nhàng, tự tin hơn những ampli yếu.
CHỌN DÂY
nguon:
http://www.hifivietnam.vn/home/thiet-bi/chon-tham-dinh-day-5
-Nguyên tắc tối thượng: Tương hợp
Nếu các thiết bị trong một hệ thống âm thanh, gồm cả dây loa và tín hiệu, luôn đứng ở vị trí hòan tòan trung lập và không áp đặt bất kỳ đặc tính nào lên âm thanh thì quả là tuyệt vời. Song đây lại là một điều không tưởng nên chúng ta bắt buộc phải chọn dây sao cho phong cách trình diễn và âm sắc của nó tương hợp với tòan hệ thống để chúng bôquyết cho nhau và cùng tạo nên âm thanh hài hòa, cân đối.
Ví dụ: nếu hẹ thống trình diễn tiếng treble hơi sáng và chi tiết quá thì dây dẫn phù hợp với nó phải khả năng dung hòa nhược điểm này, giúp người nghe cảm nhận âm thanh thú vị hơn; còn nếu tiếng bass quá mạnh, quá “béo”, thì kiểu dây cho âm thanh chắc gọn lại khắc phục được điều này. Hoặc như một hệ thống mà tiếng trung hiếu “sự hiện diện”, tức là không làm người nghe cảm nhận được độ nổi và vị trí của ca sĩ, thì bộ dàn đó rất cần những dây dẫn giúp âm nhạc hướng về phía trứơc, tức là làm cho âm thanh nổi lên.
-Chọn dây sau khi chọn dàn
Như vậy, sự tương hợp trong trình diễn giữa dây và các thiết bị là điểm đặc biệt quan trọng song không nên mua sẵn dây trước khi bạn chọn loa, ampli, đầu đọc…, hãy coi đây là công việc cuối cùng của quy trình xây dựng dàn bởi vì dây dẫn dù tốt đến mấy cũng không thể khắc phục những bất đồng căn bản giữa các thiết bị của hệ thống. Chẳng hạn nếu ampli có dòng ra nhỏ mà lại ohải kéo loa trở kháng thấp thì tiếng bass sẽ rất yếu và chậm chạp. Dây loa không thể giải quyết được mâu thuẫn này. Bạn có thể hạn chế nhược đuểm thiếu trọng lượng của tiếng bass bằng cách chọn lựa dây loa thích hợp, nhưng khắc phục ở nguyên nhân gốc rễ của nó vẫn là cách tốt và hiệu quả nhất. Hãy phối ghép lại loa và ampli. Dây loa và tín hiệu không thể là giải pháp vạn năng, mà chỉ nên là “ nhân vật” cuối cùng bước vào “gia đình hi-fi” của bạn để tôn thêm những nét đẹp âm thanh sẵn có.
Một lý do khác khiến ta nên chọn dây ở khâu cuối cùng là: dây dẫn tốt chỉ tạo đuều kiện cho thiết bị phát huy hết thế mạnh của chúng mà thôi, nó không thể làm cho một hệ thống kém chất lượng trình diễn hay lên được. Nên bạn hãy bắt đầu một hệ thống được chọn lựa can thận, sau đó, tìm đến những dây loa và tín hiệu giúp hệ thống trình diễn tối ưu. Những chiếc dây chất lượng tốt không thể tạo ra biến chuyển căn bản nào trong âm thanh của dàn mà chỉ có thể giảm thiểu ảnh hưởng xấu của chúng lên âm thanh mà thôi.
-Những vấn đề cần lưu ý
Một hệ thống hi-fi bình thường cần có một cặp dây loa (nếu đấu bi-wire, phải dùng hai cặp), một cặp dây tín hiệu giữa preampli và ampli công suất, và vài cặp dây tín hiệu giữa thiết bị nguồn âm và pre-ampli. Nếu ampli công suất nằm gần loa, dây loa sẽ ngắn, dây tín hiệu giữa preampli và ampli sẽ dài. Ngược lại, nếu ampli công suất gần thiết bị nguồn, và preampli, dây tín hiệu sẽ ngắn, còn dây loa sẽ dài. Khi bạn đã hình dung ra cấu hình hệ thống âm thanh của mình, hãy lập danh sách những dây bạn cần kèm theo chiều dài của chúng và tính tóan sao cho dây càng ngắn càng tốt nhưng nhớ trừ ra một đọan khỏang nửa mét phòng trường hợp di chuyển vị trí loa, ampli hoặc những thay đổi khác.
Tính tóan số tiền dành cho dây sao cho hợp lý là điều không kém quan trọng. Kinh nghiệm là nênd8ầu tư kha khá vào dây tín hiệu phần nguồn mà bạn sử dụng thường xuyên nhất. Ví dụ: bạn “kết” nghe CD hơn MD hoặc tuner, hãy ưu tiên cho dây tín hiệu giữa d8ầu CD và preampli thay vì dây giữa MD và preampli. Và vì tất cả các thiết bị nguồn đều kết nối với ampli công suất thông qua dây tín hiệu giữa preampli và ampli công suất, nên dây giữa preampli và ampli công suất cũng cần phải được quan tâm hơn. Bất kỳ chất lượng âm thanh của thiết bị nào cũng đều ít nhiều phụ thuộc chất lượng của dây tín hiệu.
-Có nhất thiết phải chọn tất cả các dây loa và tín hiệu do cùng một hãng sản xuất hay phối hợp từ nhiều hãng khác nhau?
Có người cho rằng tất cả dây dẫn của một hệ thống nên có nguồn gốc từ một hãng vì ngay từ khi sản xuất, tác giả của chúng đã có dụng ý thiết kế sao cho chúng hợp tác với nhau ăn ý để có thể tạo ra hiệu quả âm thanh tối ưu. Song người nghĩ dây từ nhiều nguồn khác nhau vẫn tốt hơn. Họ lập luận rằng dây của mỗi hãng tác động đến âm thanh theo một cách riêng. Nếu sử dụng dây của cùng một hãng cho tòan bộ hệ thống thì sẽ khiến cho đặc tính âm thanh của hãng đó trong tòan bộ hệ thống càng trở nên “đậm đặc”. Tổng hợp dây từ nhiều nhà sản xuất khác nhau sẽ khắc phục được hiện tượng này. Quan điểm chọn dây khá giống với cách tư duy cả những người làm nghề thu âm. Họ thường ghi qua bàn trộn của nhà sản xuất này, sau đó, hòa âm bằng bàn của hãng khác để âm thanh cuối cùng không bị mang một đặc trưng của riêng một hãng nào.
Kinh nhiệm cho thấy cách duy nhất xác định dây dẫn tốt nhất cho hệ thống là lắng nghe. Trong một số trường hợp, dây của cùng một nhà sản xuất lại mang kết quả tốt nhất, nhưng cũng có khi, sử dụng phối hợp lại phát huy hiệu quả cao. Nói chung, không thể phỏng đóan được nếu không tiến hành lựa chọn, thử nghiệm và lắng nghe bằng chính đôi tai mình. Đa phần các cửa hàng đều cho bạn đưa vài dây về nhà nghe thử. Hãy tận dụng điều này.
THẨM ĐỊNH DÂY
Chất lượng dây cần phải được đánh giá trong chính hệ thống mà bạn định dùng cho nó. Am thanh của dây phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống. Có những dây trình diễn rất hay ở bộ dàn này mà lại rất kém ở dàn khác và ngược lại. Hơn nữa, gu nghe nhạc của mỗi người là thước đo chính để đánh giá chất lượng của dây. Đừng để quan niệm của bạn bị phụ thuộc vào những quan niệm hay thông số mang tính kỹ thuật về các lọai dây dẫn. Phần lớn những nhận định này là nhằm mục đích quảng cáo, nó rất ít và hầu như chẳng nói gì đến chất lượng trình diễn âm thanh của dây khi phối ghép với hệ thống của bạn. Hãy gửi niềm tin vào chính đôi tai của mình.
Trước khi đánh giá âm thanh của dây, bạn nhất thiết phải cho dây chạy rà. Trong lúc chạy rà, dây mới thường nghe hơi chói, cứng, hoặc uể ỏai, gò bó và thiếu chiều sâu. Những tồn tại này thường sẽ biến mất sau vài giờ đến vài chục giờ dây họat động. Có dây cần vài ngày, thậm chí vài tuần chạy rà. Hãy nhớ không phải cứ chạy rà xong là dây sẽ nghe hay mãi mãi, chỉ cần bạn để một thời gian dài không sử dụng, dây sẽ không thể nghe hay như nó vừa được chạy rà xong.
Khi đã ghi nhớ những lưu ý đó, giờ bạn có thể sẵn sàng nghe để đánh giá chất lượng dây. Lắng nghe dây đầu tiên trong khỏang từ 15-30 phút, rồi chuyển sang dây thứ hai. Cách chọn lựa là tự đòi hỏi chính mình dây nào khiến bạn thấy nhạc nghe hay hơn, thú vị hơn. Bạn không cần phải phân tích những gì mà bạn đang nghe, chỉ cần chọn chiếc dây mang lại cho bạn cảm giác hứng thú hơn khi thưởng thức âm thanh là được. Phương cách khác để thẩm định là nghe để phân tích am thanh của từng dây rồi xác định thế mạnh và hạn chế của chúng. Bạn sẽ thấy rằng mỗi dây đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, không có chiếc nào hòan hảo. Và một lần nữa, lắng nghe một cách cận thận sự phối hợp giữa dây và hệ thống của chính bạn là cách duy nhất để chọn ứng cử viên xuất sắc.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ một điều: dây dân tốt đôi khi lại làm lộ nhược điểm mà từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ thấy trong hệ thống của bạn. Dây loa và tính hiệu cũng có thể gây ra một số âm méo rất khó chịu cho âm thanh của hệ thống. Xin nêu một số nhược điểm “đáng ghét” nhất: Tiếng treble sạn và cứng: nhiều dây loa khiến tiếng treble trở nên rất “chát”, âm thanh gồ ghề thay vì mềm mại và trôi chảy.
Tiếng treble sáng và sắc: Ấy là khi bạn thấy tiếng dàn xanh-ban nghe như một mớ tiếng ồn chói tai chứ không phải là những âm thanh lung linh, có độ rung ngân vang của một nhạc cụ bằng đồng. Chúng cũng có xu hướng “bắn tung tóe” trên sân khấu chứ không phải là những âm hình gọn gàng, có hình khối rõ ràng. Nếu bạn thấynhững âm gió b5i nhấn mạnh thái quá, khiến cho tiếng treble rấtchói hay xì xọet… thì có thể tin rằng dây này có bệnh về tiếng treble.song cũng có những dây trình diễn tiếng treble rất tối và bó hẹp. Tiếng của dây loa cần phải mở rộng, dàn trải, có không gian trong dải tần số cao mà lại không được quá sắc.
Sự mệt mỏi khi nghe nhạc: Dây loa kém sẽ khiến người nghe nhanh chóng thấy mỏi mệt. Dấu hiệu của sự mỏi mệt là đau đầu, và bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi tắt nhạc, bạn muốn làm việc gì đó hơn nghe nhạc.hậu quả tồi tệ nhất mà nó có thể gây ra là đôi tai bạn như căng lên. Với dây tốt (trong một hệ thống tốt), bạn nghe nhạc ở cường độ âm thanh lớn trong một hời gian dài mà không mệt mỏi. Nếu dây sinh ra hiện tượng hiệu ứng trên, bạn hãy tránh xa nó dù có bất cứ thế mạnh nào.
Thiếu không gian và chiều sâu: Sử dụng một bản nhạc có chiều sâu và không gian tự nhiên, lắng nghe xem dây dẫn tác động đến chiều sâu và cảm giác nhạc cụ như được “treo” trong không gian ba chiều như thế nào.
Phân giải thấp: Một số dây trình diễn rất mượt mà, nhưng đôi khi, lại khiến cho âm thanh thiếu chi tiết. Đối lập với kiểu dây trình diễn âm thanh êm nhẹ, mượt mà là những dây “phơi bay thô bạo” mọi chi tiết âm thanh. Dây tốt phải thể hiện rõ các chi tiết âm thanh nhưng không được quá lộ liễu. Dây cần tạo ra cân bằng giữa các mức độ phân giải âm thanh và gợi cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người nghe.
Tiếng bass “xốp” hoặc cao độ không rõ nét: Dây loa và tín hiệu kém chất lượng có thể khiến tiếng bass trở nên chậm chạp, bị “xốp”, bị mềm “oạt ẹo” hoặc thiếu sự sắc nét trong cao độ. Với những dây dẫn như vậy, tiếng bass trở nên rất nặng nề, ủy mị chứ không chắc chắn và căng tròn. Cao độ bị mờ nhạt, khiến phần trầm nghe như âm thanh của subwooder rẽ tiền chứ không là một màng âm thanh sắc nét của những nốt nhạc riêng biệt. Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế chơi âm thanh nhiều năm của những người chơi có kinh nghiệm.
Nguồn điện và Hệ thống âm thanh
Để có một hệ thống âm thanh hay, ngoài việc lựa chọn loa, ampli, đầu đọc, xử lý âm học cho phòng nghe việc đảm bảo nguồn điện sạch thông qua hệ thống lọc điện là một nhân tố quan trọng mà không phải người chơi âm thanh nào cũng quan tâm đúng mức.
TẠI SAO PHẢI CẦN ĐÊN LỌC ĐIỆN
Lọc điện là thiết bị ít khi được dân chơi âm thanh quan tâm. Có nhiều bạn sở hữu những hệ thống âm thanh hi-end giá hơn 10.000USD nhưng lại thiếu bộ lọc điện, chỉ được trang bị một ổn áp sơ sài. Nhiều người chơi máy còn hiểu biết mơ hồ về lọc điện, chưa thấy được tác dụng của lọc điện và cho rằng sử dụng power conditioner là xa xỉ.
Thực tế lọc điện có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh, hình ảnh của một hệ thống. Các thiết bị âm thanh dù có cap cấp đến thế nào đi nữa, khả năng trình diễn cũng sẽ bị giảm đi nhiều nếu không có một nguồn điện “sạch” và luôn ổn định. Nguồn điện được ví như “thức ăn” để nuôi những thiết bị âm thanh. Thức ăn phải “vệ sinh” thì các thiết bị mới có thể trình diễn một cách hoàn hảo được.
NHIỄU VÀ SỰ KHÔNG ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN CẤP ĐIỆN
Nguồn điện lưới từ các nhà máy phát điện truyền tải qua các trạm biến thế (tăng thế, giảm thế) mới đến các hộ sử dụng. Nhìn chung mạng lưới điện quốc gia chưa được ổn định, thường xuyên có hiện tượng nhiễu điện, hiệu điện thế không đủ 220v, dòng điện hay tăng giảm đột ngột, bất thường là hiện tượng thường xuyên xảy ra, việc thiếu điện sẽ kéo theo công suất tối đa khi được “nuôi” bởi một dòng điện mạnh và đủ điện áp. Ngoài ra, tần số 50Hz của dòng điện xoay chiều khi khảo sát thực tế, luôn thay đổi thất thường, đôi khi lên xuống đến 3 – 5%, không chỉ ảnh hưởng tới trình diễn mà còn làm giảm tuổi thọ của các thiết bị.
Mạng lưới điện như mạng nhện tại Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nguồn điện.
Hiện tượng nhiễu điện thường được xem như “rác” làm “bẩn” dòng điện. Nhiễu trên điện lưới dưới dạng các xung điện hoặc sóng cao tần liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến những thiết bị điện tử nhạy cảm. Ngoài ra, ảnh hưởng nhiễu này còn do chính những thiết bị điện, điện tử gây ra. Trên đường đến các hộ gia đình, dòng diện ngoài đi qua các trạm biến thế còn qua các hộ gia đình khác. Trong đó, đèn huỳnh quang và máy tính là hai thủ phạm chính tạo ra những xung điện gây nhiễu. Chưa kể đến những hệ thống máy ở gần những cơ sở sản xuất, thường xuyên có máy hàn, máy của, máy gia công cơ hoạt động thì thật là… “tai họa”! Những dấu hiệu của hiện tượng nhiễu điện thể hiện rất rõ qua chính hệ thống máy của bạn. Những âm thanh lốp bốp, tanh tách… phát ra từ loa khi bạn bật công tắc đèn, khi máy bơm nước hay tủ lạnh khởi động, hay những tiếng vo ve do ảnh hưởng đèn huỳnh quang trong phòng. Những tiếng vo ve này càng dễ nhận thấy đối với các loa có độ nhạy cao trên 90dB. Tất cả những âm thanh đó rất dễ dàng phát hiện. Nhiễu điện tần số cao còn gây những tác động ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và âm thanh gây méo tiếng. Một nguồn điện bị xung nhiễu và không ổn định sẽ làm âm bass phát ra lỏng, thiếu sức (nhất là đối với ampli bán dẫn), âm hình hẹp, bức tranh âm thanh mờ nhạt (vị trí của từng nhạc cụ và ca sĩ không rõ ràng), hệ thống trình diễn thiếu linh hoạt, âm treble và mid nhòe… Ngoài ra, những ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh trong hệ thốtng rạp hát gia đình cũng không phải nhỏ. Hình ảnh của TV hay máy phóng hình nếu không có nguồn điện “sạch” và ổn định sẽ xuất hiện nhiễu hạt nhỏ li ti, giảm độ sáng, độ tương phản màu sắc, sắc đen và xám nhạt nhất là sắc đen có vẻ không thực và không đủ đen.
NHIỄU DO CHÍNH CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ÂM THANH
Các thiết bị trong cùng một hệ thống âm thanh thường dùng chung một táp-lô nhiều ổ cắm, chúnh điều này gân nên hiện tượng gây nhiễu cho nhau. Người ra thường cho rằng các thiết bị digital với các việc xử lý tín hiệu kỹ thuật số phức tạp gây nhiễu nhiều nhất, nhưng thực tế cho thấy các thiết bị analog cũng tạo nhiễu không kém. Với một Power Conditioner, các nổ cắm dành cho các thiết bị trong hệ thống hoàn toàn độc lập với nhau, đảm bảo việc dòng điện đi từ Power Conditioner đến thẳng từng thiết bị một trong hệ thống.
Dây nguồn kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng không ít đến hệ thống
DÂY CÁP NGUỒN
Những ảnh hưởng của một nguồn điện không sạch, không ổn định đã quá rõ ràng. Cho nê việc đầu tư một lọc điện power conditioner là điều rất cần thiết để toàn bộ hệ thống âm thanh cũng như hình ảnh đạt được sự trình diễn tốt nhất, không bị những ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu điện và tuổi thọ của bộ dàn cũng được duy trì tốt hơn. Tuy nhiên, dòng điện cũng tương tự như tín hiệu âm thanh. Để tín hiệu từ phần nguồn digital đến bộ khuếch đại âm thanh rồi từ ampli ra loa hoàn toàn giữ nguyên được sắc thái, độ trung thực, không bị méo tiếng thì dây tín hiệu phải có chất lượng thật tốt. Tương tự như vậy, dòng điện đã được thanh lọc, cân bằng ổn định cũng cần có một bộ dây nguồn thật tốt để dẫn điện một cách hoàn hảo nhất đến các thiết bị. Cáp nguồn chuyên dùng có phích cắm 3 chân chất lượng tốt, tránh việc tiếp xúc không chặt giữa đầu cắm với phích cắm dẫn đến hiện tượng phóng tia lửa điện hay phích cắm bị chảy nhựa. Nếu ây cáp nguồn có chất lượng thấp, dòng điện “sạch” dẫn tới thiết bị cũng sẽ giảm chất lượng.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu hoạt động của power Conditioner và ảnh hưởng của nó đến chất lượng trình diễn âm thanh của hệ thống máy. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn đọc một Power Conditioner điển hình là Accuphase Clean Power Supply PS-1200.
KẾT CẤU KỸ THUẬT
Accuphase Clean Power Supply PS-1200 là lọc điện được giới sử dụng thiết bị hi-end thế giới đánh giá khá cao. PS-1200 là một trong hai bộ nguồn tích cực của Accuphase, trong đó PS-500 là model nhỏ hơn. Bề ngoài PS-1200 có hình dáng của một chiếc Power bán dẫn thực thụ. Thân máy to dày, rất ấn tượng với màu vàng champagne đặc trưng của Accuphase, công tắc nguồn thiết kế đơn giản phía trước và một đồng hồ tròn mặt trắng mạ vàng ở giữa máy. Bên phải là một núm điều khiển xoay theo từng nấc, nút này dùng để thay đổi chức năng hiển thị của đồng hồ mặt máy. Bạn có thể chuyển hiển thị số đo của đồng hồ ở 5 dạng: hiển thị công suất tiêu thụ, hiệu điện thế đầu vào, hiệu điện thế đầu ra, méo và nhiễu của dòng điện nguồn, méo và nhiễu của dòng điên sau khi được lọc bởi PS-1200. Trong các dạng trên, hiển thị công suất tiêu thụ khá thú vị đặc biệt với ampli tích hợp hoặc power ampli. Bạn có thể theo dõi mức độ thay đổi công suất tiêu thụ một cách rõ ràng khi tăng giảm volume hay trong từng đoạn nhạc khác nhau trong một bài hát. Khi công suất tiêu thụ vượt ngưỡng cho phép đèn đồng hồ sẽ sáng rực hơn để cảnh báo.
PS-1200 cung cấp một nguồn năng lượng 1.500 VA cho 7 đầu cắm (2 đầu ở mặt trước và 5 đầu ở mặt sau). Bên trong PS-1200, một biến thế còn cực lớn và 4 tụ điện cũng khá lớn chiếm gần hết ruột máy, phần còn lại là bộ cánh giải nhiệt cho 40 sò (20 con ở mặt trên và 20 con ở mặt dưới máy). Power Conditioner PS-1200 sử dũng kỹ thuật “nắn” sóng điện Waveform Shaping Technology giúp tạo độ ổn định cho nguồn điện. Sóng điện của nguồn xoay chiều AC qua các mạch điện tích cực sẽ được “nắn” thành sóng hình sin “trơn tru” không nhiễu và hoàn toàn ổn định. Tầng Ouput của PS-1200 sử dụng những bán dẫn (sò) chịu đựng được dòng điện khá cao lên đến 15 A. 40 bán dẫn này kết nối thành 20 cặp song song kiểu đẩy kéo tạo nên một dòng diện mạnh và hoàn hảo.
Các thiết bị được nối với PS-1200 được đảm bảo nguồn cung cấp một cách tốt nhất. Khi có các sự cố về điện xảy ra, rơ-le tự động được tích hợp trong công tác nguồn sẽ đóng tắt ngay lập tức. Ngoài ra khi nhiệt độ bên trong của biến thế vượt quá 110 độ C công tắc nguồn cũng tự động đóng tắt. Biến thế này cùng đóng vai trò rất quan trọng trong lọc điện này. Các biến thế thông thường có hình vuông, trong khi đó biến thế của PS-1200 có hình xuyến (toroidal), bên trong sử dụng dây đồng cỡ lớn cho ra một dòng điện đạt hiệu suất cao và trở kháng nguồn rất thấp.
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG TRÌNH DIỄN CỦA BỘ DÀN
Sau khi được trang bị Power Conditioner Accuphase PS-1200, bạn sẽ nhận thấy một cảm giác khác lạ với bộ dàn quen thuộc hàng ngày của mình. Âm hình dường như thật hơn, mượt mà hơn và chi tiết hơn. Một điều chắc chắn là âm bass được cải thiện đáng kể, “chặt chẽ” và linh hoạt hơn. Giọng ca của từng ca sĩ trong một nhóm hay âm thanh phát ra từ các nhạc cụ được thế hiện rất rõ với từng vị trí khác nhau trên sân khấu trình diễn. Tóm lại, chúng ta sẽ cảm thấy một điều là âm thanh được phát ra trong trẻo, tự nhiên và đầy đặn hơn.