Có gì cao siêu đâu - Động Đình Bích Loa là một loại trà TQ, Trà nô là người pha trà đó, còn Trà Nhi là nhân vật trong Trà Duyên. Hôm nao đi nhớ mua 1 lạng về thưởng thúc nhé, Hiện nay có loại Khay trà dùng điện cũng rất tiện cho chủ và khách, nơi bạn ở loại khay này có thể tiện lợi hơn.. Mình vẫn thích khay gỗ hơn. Ấm mua loại ấm tử sa nghi hưng, bộ chén tử sa loại bé ý, một cái ấm đồng để đun nước pha trà. Một ít trà như: thiết quan âm...B nên đến quê hương của Thần Trà Lục Vũ để mua cuốn sách này về đặt nơi thưởng trà rất hay và uyên thâm đấy. Cuốn TRÀ KINH - gồm 10 chương:
Năm 760, Lục Vũ quen sống cuộc đời ẩn dật của một nhà văn hoá ở Thiệu khê, Hồ châu, tỉnh Chiết giang và đã biên soạn cuốn “ Trà kinh ”, đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về chè trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 mục :
- Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng chè, công dụng của chè đối với sinh lý con người.
- Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè.
- Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp chè đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà.
- Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) chè, uống chè.
- Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà.
- Lục chi ẩm: nói về uống trà, phưong pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà.
- Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích chè và các trà thoại về trà, lịch sử cây chè, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của chè.
- Bát chi xuất: nói về các vùng chè, phân bố các vùng chè Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng.
- Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao.
- Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên.
Cuốn “ Trà kinh ” là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.