KHU VỰC TÁN GẪU - SPAM

manhhahd

Member
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Tiếc quá..em vẫn lang thang chưa về được,cáo lỗi cùng các bác lần sau nhé!
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Hội HD Hải Dương

Hôm thứ bảy tới đây trân trọng mời Bác Qua Hải Dương dự Offline với anh em, Bác đến sớm càng tốt. HN và HD có xa mấy đâu.
Bác cứ sang đây, Chú Huyên sẽ cho Bác xem ảnh các em ở trường ĐH Y Hải Dương và ảnh hậu trường ở ĐS Hải Phòng nhé.
Mong sớm gặp Bác.
Cáo lỗi bác Cao Sơn nhé! :) Chúc các bác có một ngày cuối tuần vui vẻ! :D
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Sự tích Vu Lan báo hiếu!

Sự tích ngày rằm tháng Bảy

Tháng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

Tháng 7 còn là tháng mưa Ngâu – gắn với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay còn gọi là tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

Chúng ta cùng tìm hiểu về những sự tích, tập tục đầy tính nhân văn này nhé!

Xuất xứ lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.


Sự tích ngày xá tội vong nhân:

Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.


Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ

Thuở xưa, có vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng thượng đế giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu(thông thường vào tháng Bảy âm lịch) và gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu.
Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai. Kẻ muốn làm kiểu này, người muốn làm kiểu kia, cãi nhau chí chóe. Đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh.

Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.


Ý nghĩa lễ Bông hồng cài áo


"Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa".

(Theo tản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Sự Tích Rằm Tháng Bảy & Xuất Xứ Của Hai Tiếng Vu Lan
An Chi (Huệ Thiên)

Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng " Vu Lan " ?

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.

Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : " Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên ". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là " thả quỷ miệng lửa ", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành " tha tội cho tất cả những người chết ". Vì vậy, ngày nay mới có câu : " Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân ".

Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn cứ lẫn lộn. Chẳng hạn trước đây, ông Thái văn Kiểm cho rằng lễ Vu Lan và lễ (xá tội) vong nhân (fête des Trépassés) là một. Còn lễ cúng cô hồn (fête des âmes errantes) và lễ xá tội vong nhân (Pardon des Trépassés) chính là một thì ông lại xem là hai (X. Les fêtes traditionnelles Vietnamiennes, B.S.E.I., t. XXXVI, no1, 1961, pp. 64-65). Mới đây, hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi cho rằng lễ Vu Lan là để cầu nguyện cho vong hồn những người đã chết (Chúng tôi nhấn mạnh - HT) không còn phải đọa cảnh khổ nữa (Từ điển Phật học Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr. 795, mục Vu Lan bồn). Nhưng đây không phải là " những người đã chết " nói chung vì như đã biết, đó chỉ là cha mẹ cùng với ông bà bảy đời mà thôi.

Trở lên là nói về sự khác nhau giữa lễ cúng cô hồn với lễ báo hiếu, thường gọi là lễ Vu Lan. Vu Lan là dạng tắt của Vu Lan bồn. Nhưng Vu Lan bồn là gì ? Sau đây là lời giảng của Thích Minh Châu và Minh Chi : " Bồn là cái chậu đựng thức ăn. Cái chậu đựng thức ăn đem cúng dường chư tăng vào ngày rằm tháng 7 để cầu nguyện cho vong hồn những người đã chết không còn phải đọa cảnh khổ nữa. Vu Lan dịch âm từ chữ Sanscrit Ullabana, là cứu nạn treo ngược. Những người làm nhiều điều ác đức, sau khi chết, phải thác sinh xuống những cõi sống rất khổ gọi là địa ngục. Ở đây có một khổ hình là bị treo ngược (Sđd, tr. 795). Chúng tôi sẽ dựa vào lời giảng này mà tìm hiểu về xuất xứ của mấy tiếng " Vu Lan " và " Vu Lan bồn ". Lời giảng này có bốn điểm sai mà điểm sai thứ nhất thì chúng tôi vừa mới chỉ ra ở những dòng cuối của đoạn trên.

Sau đây là điểm sai thứ hai : Nói bồn là cái chậu đựng thức ăn thì không đúng vì bồn chỉ là một yếu tố phiên âm (sẽ phân tích rõ ở phần sau) mà thôi. Nói rằng đó là " cái chậu đựng thức ăn đem cúng dường chư tăng vào ngày rằm tháng 7 " thì lại sai theo một kiểu khác nữa. Chậu là " đồ dùng thường làm bằng sành sứ hoặc kim loại, miệng rộng, lòng nông, dùng để đựng nước rửa ráy, tắm giặt hoặc để trồng cây v.v..." (Từ điển tiếng Việt 1992). Vậy đựng thức ăn trong loại đồ dùng đó mà dâng lên cho chư tăng thọ thực là một hành động hoàn toàn thất nghi và thất lễ. Thật ra, Phật đã dạy Mục Liên như sau :

Phải toan sắm sửa chớ chầy
Ðồ ăn trăm món trái cây năm màu
Lại phải sắm giường nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu
Món ăn tinh sạch báu mầu
Ðựng trong bình bát vọng cầu kính dâng
(Diễn ca kinh Vu Lan bồn)

Thau, bồn (chậu) chỉ là những thứ phải dâng cho chư tăng trong dịp Vu Lan để dùng trong việc rửa ráy, tắm giặt ... mà thôi. Còn thức ăn thì phải " tinh sạch báu mầu, đựng trong bình bát " đàng hoàng lịch sự, chứ có đâu lại đựng trong chậu.

Thật ra, trước Thích Minh Châu và Minh Chi, cũng có những học giả đã giảng như trên, chẳng hạn Ðoàn Trung Còn trong bộ từ điển lớn về Phật học hoặc Toan Ánh trong bộ sách dày về nếp cũ. Ðây là một cách giảng lệ thuộc vào cái sai của sách vở Trung Hoa. Từ Nguyên chẳng hạn, đã giảng về mấy tiếng Vu Lan bồn như sau : " Nói lấy chậu đựng trăm thức để cúng dường chư Phật " (Vị dĩ bồn trữ bách vị cung dưỡng chư Phật).

Ðiểm sai thứ ba là đã theo cái sai của những người đi trước mà giảng Vu Lan thành " cứu nạn treo ngược", vì thấy từ điển Trung Hoa giảng Vu Lan bồn là " cứu đảo huyền ". Thật ra, khi Từ Nguyên chẳng hạn, giảng Vu Lan bồn thành " cứu đảo huyền " là đã mượn hai tiếng "đảo huyền " trong sách Mạnh Tử. Trong sách này, có cú đoạn " Dân chi duyệt chi do Giải đảo huyền dã" nghĩa là "như giải thoát khỏi sự khốn khổ tột cùng vậy ". Chính Từ Nguyên cũng đã giảng " đảo huyền " là sự khốn khổ tột cùng (khốn khổ chi thậm). Vậy " cứu đảo huyền " không phải là " cứu nạn treo ngược " mà lại là " giải thoát khỏi sự khốn khổ tột cùng ". Hai tiếng " đảo huyền " ở đây không còn được hiểu theo nghĩa đen nữa. Nghĩa của chúng ở đây cũng giống như nghĩa của chúng trong thành ngữ " đảo huyền chi tế " là tình cảnh khốn khó, chứ không phải là " cảnh bị treo ngược ".

Ðiểm sai thứ tư là ở chỗ nói rằng danh từ Sanscrit "Ullabana " có nghĩa là " cứu nạn treo ngược ". Trước nhất, cần nói rằng từ Sanscrit này đã bị viết sai. Vậy không biết ở đây hai tác giả muốn nói đến danh từ Sanscrit nào, nhưng cứ theo dạng sai chính tả đã thấy thì có thể luận ra rằng đó là một trong hai từ sau đây : Ullambana hoặc Ullambhana. Ở đây, xin phân tích từ thứ nhất: Ullambana gồm có ba hình vị : ud (trở thành ul do quy tắc biến âm samdhi khi d đứng trước l) là một tiền tố, thường gọi là tiền động từ (préverbe) chỉ sự vận động từ dưới lên, lamb là căn tố động từ có nghĩa là treo và ana là hậu tố chỉ hành động. Vậy Ullambana có nghĩa là sự treo lên. Nhưng tất cả chỉ có như thế mà thôi ! Từ Sanscrit này không hề diễn đạt cái ý treo ngược hoặc treo xuôi gì cả. Nó lại càng không thể có nghĩa là " cứu nạn treo ngược " được.

Trở lên, chúng tôi đã nêu ra những điểm sai trong lời giảng của Thích Minh Châu và Minh Chi về hai tiếng "Vu Lan ". Vậy đâu là xuất xứ và ý nghĩa đích thực của hai tiếng này ? Trước nhất, Vu Lan là dạng nói tắt của " Vu Lan bồn ". Ðây là ba tiếng đã được dùng để phiên âm danh từ Sanscrit Ullambhana. Từ này thoạt đầu đã được phiên âm bằng bốn tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt là Ôlambàna. Dạng phiên âm cổ xưa này đã được Từ Hải khẳng định. Về sau, Ôlambàna được thay thế bằng dạng phiên âm mới là " Vu Lan bồn", trong đó Vu thay thế cho Ô, lan cho lam và bồn cho bà + n (a). Vì " Vu Lan bồn " chỉ là ba tiếng dùng để phiên âm, cho nên từng tiếng một (Vu, Lan, bồn) hoàn toàn không có nghĩa gì trong Hán ngữ cả. Do đó, tách bồn ra mà giảng thành " cái chậu đựng thức ăn " như hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi đã làm là hoàn toàn không đúng.

Ullambhana có nghĩa là sự giải thoát. Danh từ Sanscrit này có ba hình vị: Tiền tố ud (trở thành ul vì lý do đã nói), căn tố động từ lambh và hậu tố ana. Xin nói rõ về từng hình vị : Không giống như trong Ullambana, ở đó nó chỉ sự vận động từ dưới lên. Trong Ullambhana, tiền tố ud chỉ ý phủ định hoặc đối lập, thí dụ : chad (che, bọc, phủ), dv (đối với), uc-chad (cởi quần áo), khan (chôn), đv ut-khan (moi lên), gam (đi), đv ud-gam (đi ra), nah (trói, buộc), đv un-nah (cởi trói) v.v... Trong những thí dụ trên, ud trở thành uc, ut, un do quy tắc biến âm samdhi. Còn các căn tố động từ thì được ghi bằng chữ in hoa theo truyền thống khi chúng được tách riêng. Căn tố động từ lambh là hình thái luân phiên với labh, có nghĩa là lấy, chiếm lấy, nắm bắt ... Vậy Ul-lambh có nghĩa là giải thoát. Hậu tố ana chỉ hành động có liên quan đến ý nghĩa mà tiền tố và căn tố động từ diễn đạt. Vậy Ullambhana có nghĩa là sự giải thoát. Ullambhana được phiên âm sang Hán ngữ bằng ba tiếng dọc theo âm Hán Việt là " Vu Lan bồn ". Vu Lan bồn được nói tắt thành Vu Lan. Vậy Vu Lan là sự giải thoát. Xuất xứ của nó là danh từ Sanscrit Ullambhana. Ðây là từ thứ hai trong hai từ mà chúng tôi đã suy đoán ở trên. Trong cấu tạo của từ này, tuyệt nhiên cũng không có một thành tố nào mà về ngữ nghĩa lại có liên quan đến hiện tượng " treo ngược " cả.

Trở lên, dù sao cũng chỉ là ý kiến thô thiển của một cá nhân. Ðúng hay sai, xin được sự thẩm xét của các nhà chuyên môn, trước nhất là các nhà Phật học và các nhà Phạn học.

An Chi (Huệ Thiên)*

* An Chi (Huệ Thiên) là một thành viên trong Ban giảng huấn - Lớp Gia Giáo luyện dịch Hán Tạng Chùa Viên Giác Tân Bình, phụ trách giảng ngoại khóa. Bài này đã được học giả An Chi giảng tại lớp Gia Giáo ngày 9/8/2000
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Chúc các bác một ngày lễ Vu Lan báo hiếu thật trọn vẹn!

Chúc cho những ai đang còn mẹ, thì hãy biết yêu quý mẹ hơn!

Chúc cho những ai không may mắn thì hãy nhớ về mẹ nhiều hơn & hãy sống để ko phụ lòng cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng!

Mong cho ai cũng được cài hoa hồng đỏ trên áo! @};- :D

Tặng các bác một bài giảng về tình mẹ của hòa thượng Thích Trí Chơn:

mediafire.png


Free File Hosting Made Simple - MediaFire

Pass (nếu có): tusontay ♫ ♪♫ ♪
 
Ðề: PHÒNG TRƯNG BÀY THIẾT BỊ ÂM THANH, HÌNH ẢNH CỦA THÀNH VIÊN HD-HD

Marantz PM90 bác mua bao nhiêu xèng vậy, hiện nay em đang dùng Marantz PM88SE đúng là tiếng bass nhẹ quá. Vì em uỷ mị ướt át, ngày xửa ngày xưa cũng thất tình lên thất tình xuống nên em thường nghe nhạc vàng :D và đang có ý định cưới một em PM90 này về đây ạ.

Con marantz p90 luc trc em mua 11tr nhưng giờ bác mua chắc giá đó khó mà mua đc vì đồ marantz đang lên rất mạnh. con pm90 này giờ em mang ra chỗ mua bán cũng vẫn có lãi nhé, hôm trc mua con đầu cd 72 nó bảo thế. em mua ở cửa hàng ông hiền ở TT thương mại HD ông này bán hàng giá cũng chấp nhận đc, ko rẻ, nhưng ko sợ bị đắt đâu. Lúc trc em mua con pioneer T04 2,4tr, hom trc ra nhà ông hiền bán đi đc 2,5tr em bán vì nó bắt đầu đọc đĩa kém rồi. Ơ dưới thanh hà có thằng Chinh audio nó cũng rất nhiều đồ nhưng nó hay lùa đảo, mồm nó lúc nào cũng nói con nhà phật ko lừa ai vì thất đức nhưng nó lừa như điên. các bác xuống đó xem đồ cũng hay lắm, nhưng đừng có tin nó.
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: PHÒNG TRƯNG BÀY THIẾT BỊ ÂM THANH, HÌNH ẢNH CỦA THÀNH VIÊN HD-HD

. Ơ dưới thanh hà có thằng Chinh audio nó cũng rất nhiều đồ nhưng nó hay lùa đảo, mồm nó lúc nào cũng nói con nhà phật ko lừa ai vì thất đức nhưng nó lừa như điên. các bác xuống đó xem đồ cũng hay lắm, nhưng đừng có tin nó.
Bác cho xin địa chỉ tay này, Mô Phật!
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: PHÒNG TRƯNG BÀY THIẾT BỊ ÂM THANH, HÌNH ẢNH CỦA THÀNH VIÊN HD-HD

Hàng họ dạo này kém lắm nên kg dám Show.
 
Ðề: PHÒNG TRƯNG BÀY THIẾT BỊ ÂM THANH, HÌNH ẢNH CỦA THÀNH VIÊN HD-HD

Bác cho xin địa chỉ tay này, Mô Phật!

E cũng ko rõ nó nằm ở địa phận xã nào nhưng dễ tim lắm chưa đến thị trấn thanh hà đâu nhà nó ở bên phải đường đi xuuống thị trấn, nằm ở đoạn giữa từ cầu phú lương đến TT Thanh Hà. nhà nó có cái biển Chinh audio to tướng bác cứ để ý dọc đường là thấy. nhiều khi hàng nó về cũng nhiều loa amply lắm. thằng này đc cái tiếp khách cũng nhiệt tình, nó cũng biết em vì em hay xuống đấy. cứ nói tên em là nó biết ngay.
 
Ðề: PHÒNG TRƯNG BÀY THIẾT BỊ ÂM THANH, HÌNH ẢNH CỦA THÀNH VIÊN HD-HD

Về audio thì anh còn phải học hỏi nhiều, chú Trọng xem hôm nào rảnh rỗi bố trí cho mấy anh em đến uống trà thưởng thức bộ dàn của chú để mở mang tầm mắt nhé.:)

Vâng vậy em nhờ bác thông báo cho anh em yêu thíc audio chiều chủ nhật này đến nhà em uống trà rồi nghe thử bộ dàn nhà em. Các bác nhớ cầm cả usb đi nếu thich đia nào có thể copy luôn. em chủ yếu là nhạc nc ngoài và nhạc kĩ thuật để thử máy. Nhạc vàng cũng có nhiều nhưng em nói thật là nhạc vàng kô thể đánh giá dc âm thanh của loa máy đâu. nghe nhạc ngoại quen rồi thì mới thấy phê, bọn tây nó mic nhạc chuẩn lắm, nghe lâu vẫn ko thấy chán.
đc nhà em: 951 lê thanh nghị đối diên lối rẽ vào trg kinh tế kt HD, nhà em bán hàng tạp hóa.
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Hôm qua bác Caosonhd làm sao mà cả 2 mobile đều tịt thế.
Tối thứ 7 mà lão Huyên còn hỏi câu này sao? :))

Em đoán lão Cao Sơn lỡ uống: Nhất dạ, lục giao sinh ngũ tử roài! :D
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Hôm qua bác Caosonhd làm sao mà cả 2 mobile đều tịt thế.

Báo cáo với anh em và chú Huyên là mình được Cơ Quan phái đi công tác tại Trung Quốc từ 24 đến 28.8.2011 (Mình là trưởng đoàn dẫn 28 CBCNV đi xuất ngoại). Hôm nay gần 19h (28.8.2011) mình mới về đến nhà - quá mệt vì đi rất nhiều, ăn uống lại không hợp... Bên đó không sử dụng được loại mạng của EVN, số máy mobi thì mình lại chưa đăng ký Roaming nên đều tịt ngóp cả. Tuy vậy mình vẫn mang theo laptop nên vẫn lên mạng đều với anh em.
Vậy xin bác Huyên và anh em thông cảm,
Mời các bác chiều mai nếu không bận ra uống bia HN + Tiết lợn ở chỗ cũ để cùng chia sẻ với mình chuyến đi TQ.
Mong gặp lại anh em.
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Mừng bác Cả đã trở về an toàn, hôm nay bác không ở nhà làm anh em mất bữa giao lưu nhà bác Trọng.Vừa xem xong trận MU nghiền nát Asenal 8-2 phê quá vì mình là fan của MU mà.
 

ndnhd77

Member
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Bác cả đi chơi Tung của về ah, thả nào em điện mãi toàn tò te tí, em cứ tưởng bác dẫn miss nào đi off ở vùng sâu vùng xa =))=))=))
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Mình tưởng Thầy Lý đi khám điền thổ nơi nào nên hai máy đều có một cô gái trả lời: Thuê bao quí khách hiện đang ngoài phủ sóng, trong vùng phủ chăn...
 

anhatnhoa

Well-Known Member
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Bắt đầu thèm xem HD màn ảnh rộng, âm thanh nổi nhà các bác rồi :(
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Bác cả đi chơi Tung của về ah, thả nào em điện mãi toàn tò te tí, em cứ tưởng bác dẫn miss nào đi off ở vùng sâu vùng xa =))=))=))

Anh cũng đang hy vọng có được ngày như chú mô tả...
 
Bên trên