Khi âm nhạc là toán học

HacLongNinhKieu

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Vậy em muốn biết khoảng trời của bác nó như thế nào. Biết đâu lại gặp người đồng điệu

Em nghe nhạc theo 2 hướng: xả stress :D và thưởng thức. Với xả stress thì không có thể loại cố định, nhưng thường là Melodeath ;)) hễ mở lên là em bay theo nó 1 hồi, ưu tư buồn phiền gì quên sạch, chứ nghe nhạc vàng em sợ càng buồn hơn...

Với thưởng thức, kiểu nghe nhạc của em cũng quái lắm. Thường mấy lần đầu nghe 1 bài em sẽ "nghe tổng thể" để thấm ý tứ của tác giả, của nhạc sĩ hòa âm, tâm tình của ca sĩ (những điều này không áp dụng với nhạc trẻ, nhất là trẻ VN :D ), sau đó mỗi lần em sẽ "đi" theo 1 hướng, có lần tập trung nghe nhạc, có khi tập trung nghe giọng hát, khi thì chỉ để ý tiếng trống/ guitar/ violin.... và khi tập trung vào cái này em gần như quên đi mấy thứ kia, khiến cho 1 bài hát khi nghe ở những lần sau em vẫn cảm thấy nét mới lạ (với trẻ VN lại càng không làm được những điều này =)) ). Nhất là khi nghe nhạc có sự nhúng tay của Trúc Hồ, Sỹ Đan, Trúc Sinh và đặc biệt là nhạc sư Lê Văn Thiện, thì em "soi" rất kỹ phần hòa âm, đến nỗi thấy album nào trên cover có "Hòa âm: Lê Văn Thiện" là em kéo ngay không suy nghĩ :D

Riêng về phần ca sĩ, đối với em thì "hát tròn bài" chỉ mới là tập hát thôi chứ chưa được gọi là ca sĩ đâu. Những ca sĩ lẫy lừng như Phương Dung, Duy Khánh, Chế Linh... đều có nét riêng trong giọng hát, phong cách trình diễn khiến cho mình không nhầm lẫn với ai khác được (các em V-star bây giờ chỉ biết hát cho tròn bài, mà còn làm không xong :D ). Mỗi khi được nghe 1 giọng hát mới đầy triển vọng, em vui lắm, cảm giác vỡ òa như vừa khám phát được 1 điều to tát.

Âm nhạc trong em là thế đấy bác ạ, trót nghe qua những thể loại hay ho và trót yêu nó nên gặp các thứ tạp nham thì khó mà kềm lòng không ném đá :D
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Em nghe nhạc theo 2 hướng: xả stress :D và thưởng thức. Với xả stress thì không có thể loại cố định, nhưng thường là Melodeath ;)) hễ mở lên là em bay theo nó 1 hồi, ưu tư buồn phiền gì quên sạch, chứ nghe nhạc vàng em sợ càng buồn hơn...

Với thưởng thức, kiểu nghe nhạc của em cũng quái lắm. Thường mấy lần đầu nghe 1 bài em sẽ "nghe tổng thể" để thấm ý tứ của tác giả, của nhạc sĩ hòa âm, tâm tình của ca sĩ (những điều này không áp dụng với nhạc trẻ, nhất là trẻ VN :D ), sau đó mỗi lần em sẽ "đi" theo 1 hướng, có lần tập trung nghe nhạc, có khi tập trung nghe giọng hát, khi thì chỉ để ý tiếng trống/ guitar/ violin.... và khi tập trung vào cái này em gần như quên đi mấy thứ kia, khiến cho 1 bài hát khi nghe ở những lần sau em vẫn cảm thấy nét mới lạ (với trẻ VN lại càng không làm được những điều này =)) ). Nhất là khi nghe nhạc có sự nhúng tay của Trúc Hồ, Sỹ Đan, Trúc Sinh và đặc biệt là nhạc sư Lê Văn Thiện, thì em "soi" rất kỹ phần hòa âm, đến nỗi thấy album nào trên cover có "Hòa âm: Lê Văn Thiện" là em kéo ngay không suy nghĩ :D

Riêng về phần ca sĩ, đối với em thì "hát tròn bài" chỉ mới là tập hát thôi chứ chưa được gọi là ca sĩ đâu. Những ca sĩ lẫy lừng như Phương Dung, Duy Khánh, Chế Linh... đều có nét riêng trong giọng hát, phong cách trình diễn khiến cho mình không nhầm lẫn với ai khác được (các em V-star bây giờ chỉ biết hát cho tròn bài, mà còn làm không xong :D ). Mỗi khi được nghe 1 giọng hát mới đầy triển vọng, em vui lắm, cảm giác vỡ òa như vừa khám phát được 1 điều to tát.

Âm nhạc trong em là thế đấy bác ạ, trót nghe qua những thể loại hay ho và trót yêu nó nên gặp các thứ tạp nham thì khó mà kềm lòng không ném đá :D
Đúng là tình yêu âm nhạc trong con người bác lớn thật
 
Bên trên