Khi âm nhạc là toán học

symphony

Well-Known Member
attachment.php


Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học Bristol của Anh Quốc cho biết rằng họ đã phát triển thành công một "công thức âm nhạc" mới, cho phép mọi người biết trước được một ca khúc có thể trở thành hit trong tương lai hay không, ngay khi nó vừa ra đời. Thuật toán này hứa hẹn sẽ được nhúng vào một phần mềm để ứng dụng vào thực tế.


Nền tảng của công thức dự đoán dựa trên các đặc trưng của các bản nhạc như nhịp, nhịp độ, phách hay là phần hòa âm đơn giản của bài hát và cường độ của chúng. Quan trọng hơn cả, những đặc điểm này được đặt vào trong sở thích qua từng giai đoạn lịch sử và hoàn toàn không cố định.

Theo tiến sĩ De Bie, giảng viên cao cấp của ngành trí tuệ nhân tạo trường Đại học Bristol thì "thị hiếu âm nhạc luôn phát triển và công thức tiềm năng của chúng tôi cũng cần phát triển như thế, cách mà các bài hát sẽ trở thành hit phụ thuộc vào thời đại đã tạo ra chúng". Ví dụ một bản nhạc có âm hưởng dance trong đó sẽ là rất tiềm năng để trở thành hit vào những năm 1980, tuy nhiên đặc tính này trở nên ít quan trọng hơn trong những năm đầu của thập kỷ 90, khi mà rock ballad đang làm mưa làm gió.

Những năm 80, một bài hát chậm (nhịp độ khoảng 70-89 beat mỗi phút) rất có thể sẽ trở thành hit, ví dụ như If You Don't Know Me By Now do Simply Red trình bày, bài hát này có nhịp độ chậm, hòa âm đơn giản và giọng bè vang dài - những yếu tố tạo nên sự thành công của nó.

[video=youtube;zTcu7MCtuTs]http://www.youtube.com/watch?v=zTcu7MCtuTs&feature=player_detailpage[/video]


Trên website của nhóm nghiên cứu đã giải thích rằng các tính toán của họ đã dựa vào thuật toán hồi quy: một bản nhạc có tiềm năng trở thành hit (nằm trên cùng của bảng xếp hạng âm nhạc Anh Quốc) sẽ được biểu thị bởi biến y và các đặc điểm âm thanh của nó được được biểu diễn bằng biến (x), mỗi đặc điểm được phân loại và tính toán dựa dựa trên một công thức có dạng f(x)=w'x. Sau khi thống kê được các lượng (w) cần thiết, số điểm của bài hát được tính như sau:

hit_equation_shadow.PNG


Tuy nhiên, theo như bản báo cáo được trình bày vào tuần trước trong một hội thảo quốc tế thì độ chính xác của phép tính là 60%. Đây là một con số khá khiêm tốn nhưng nó sẽ mang lại cơ hội cho các ca khúc mới. "Chúng tôi biết rằng thuật toán sẽ không bao giờ có thể dự đoán tất cả các bài hát nằm trong top 5", nhóm nghiên cứu phát biểu trên trang của mình.

Dù sao đi nữa thì thuật toán này cũng đã có tỷ lệ thành công nhất định, một phần cho những thành công này được bắt nguồn từ những xu hướng âm nhạc thay đổi theo thời gian mà chúng ta có thể xem thông qua đoạn video sau:

[video=youtube;CEfTrROi9ms]http://www.youtube.com/watch?v=CEfTrROi9ms&feature=player_embedded[/video]


Một vấn đề cần lưu ý cho những ai đang có ý định sử dụng hệ thống đo đạc này cho các bài hát mới sáng tác của mình đó là nó chỉ làm việc chính xác trên các đoạn nhạc được viết hoàn chỉnh.

Đây không phải là những nỗ lực đầu tiên của các nhà khoa học nhằm giải mã cấu trúc ADN của các bài hát. Rất nhiều cách tiếp cận tương tự với các chiến thuật khác nhau đã được thực hiện trước đó. Điển hình như nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Emory đã sử dụng máy MRI để quét não người nghe nhằm tìm kiềm các cơ sở cho những dự đoán. Tuy nhiên việc ứng dụng giải pháp này trên diện rộng sẽ rất tốn kém.

Năm 2008, ba giáo sư âm nhạc là Clifton Callender (đại học Florida), Ian Quinn (Yale) và Dmitri Tymoczko (Princeton) đã giới thiệu phương thức mới để phân loại âm nhạc dựa vào toán học. Bộ ba này đưa ra phương pháp được gọi là "Lý thuyết hình học của âm nhạc".

"Lý thuyết hình học của âm nhạc" nhóm các chuỗi nốt nhạc lại với nhau thành từng họ và phân tích chúng trong không gian hình học phức, phản ánh những cách thức sử dụng âm nhạc của các nhạc sĩ qua từng thời kỳ. Phương pháp này cho phép chúng ta hiểu về âm nhạc một cách khoa học và sâu sắc hơn.

"Phương pháp của chúng tôi không phải là công thức hoàn hảo để nhận biết Aerosmith và Rolling Stones nhưng lại cho phép mọi người nhìn thấy rõ hơn sự khác biệt giữa John Lennon và Paul McCartney. Ngoài ra, các bạn còn có thể thấy cái gì gắn kết giữa nhạc cổ điển và nhạc rock, cái gì để phân biệt nó với âm nhạc phi thang âm", Tymoczko phát biểu.

Dù sao đi nữa, ngay từ thời của Pythagore, sợi dây gắn kết giữa âm nhạc và toán học đã được phát hiện. Những thứ mà người ta gọi là xuất phát từ tâm hồn ấy hóa ra lại chịu sự chi phối chặt chẽ của những quy luật nhất định.

Giống như Jean-Philippe Rameau, nhà soạn nhạc, nhà nghiên cứu lý thuyết âm nhạc lỗi người Pháp nổi tiếng với biệt danh "Isaac Newton của âm nhạc" đã từng nói ngay từ tiêu đề cuốn sách của mình, rằng "Âm nhạc: sự hiến dâng của toán học".

Vấn đề ở đây là bạn có tin vào điều đó hay không? Và nếu không tin đi nữa thì con đường nối liền giữa nghệ thuật và khoa học vẫn luôn tồn tại. Nhưng liệu chúng ta sẽ mất bao nhiêu thời gian để đi hết con đường đó đây?

Tổng hợp​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trangchodom

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Đọc bài này của bác làm em nhớ lại khoảng 20 năm về trước. Lúc đó, trên thế giới người ta cũng dẫn chứng và minh họa sự liên quan ngôn ngữ và toán học và rất nhiều luận án tiến sĩ về ngôn ngữ học cũng bắt nguồn từ đề tài này. Thời gian đó, ở Việt nam có một PGS.TS về ngôn ngữ học tên Đức (em quên mất họ rồi) rất tâm huyết về vấn đề này và bỏ rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhưng vài năm về đây, theo em biết vấn đề này đã đi vào ngõ cụt. Không biết vài chục năm sau cái bác nói nó phát triển hay đi vào bánh xe này.
 

MyRom

Active Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

:D:D Trên đời này mọi thứ đều quy về toán học cả. Còn tính có ra hay không thì lại là chuyện khác :D:D
 

bbbooo

Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

thíc cả 2 môn này, hồi xưa các giáo viên giỏi toán có thể giỏi văn, nhưng giỏi văn ko dễ gì mà giỏi toán ;))
 

nevertoofar

New Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

hờ hờ :D
Cho mình hỏi tí ngoài lề được không?
Cái dòng chữ "Âm nhạc toán học hơn cả sự đam mê" trong bức ảnh đầu topic sử dụng font gì vậy :D
 

nevertoofar

New Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

hờ hờ :D
Cho mình hỏi tí ngoài lề được không?
Cái dòng chữ "Âm nhạc toán học hơn cả sự đam mê" trong bức ảnh đầu topic sử dụng font gì vậy :D
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Hjhj. Vụ này hay nè, nếu đây là sự thật thì khi nào em sẽ có được công thức này nhỉ? Hjhj
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Theo mình thì nghệ thuật thì không có phép tính nào có thể đưa ra kết quả chính xác được !
 

henry204

New Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

"Vấn đề ở đây là bạn có tin vào điều đó hay không? Và nếu không tin đi nữa thì con đường nối liền giữa nghệ thuật và khoa học vẫn luôn tồn tại. Nhưng liệu chúng ta sẽ mất bao nhiêu thời gian để đi hết con đường đó đây? "
chắc chắn là không bao giờ có thể đi hết được đâu :))
 

Đồng Luận

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Nghe cái tiêu đề đã thấy nực cười ,sự huyền diệu của âm nhạc mang lại những cảm nhận bất tận cho tâm hồn được dự đoán mức độ "đi vào lòng người" bằng công thức toán học. Bản thân toán học bất quá cũng chỉ là trò chơi ra vẻ trí tuệ của một số người mà thôi, nên chẳng được trao giải Noben cũng phải. Tóm lại mình không muốn dính líu gì giữa âm nhạc và toán học cả
 

Đồng Luận

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

:D:D Trên đời này mọi thứ đều quy về toán học cả. Còn tính có ra hay không thì lại là chuyện khác :D:D

Trên đời này mọi thứ đều quy về hóa học cả. Còn có xảy ra phản ứng hay không thì lại là chuyện khác, phát biểu huề vốn!
 
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Nếu như vậy thì âm nhạc không còn là cảm nhận của tùy người, theo cách này cách khác nữa, và cảm xúc của con người sẽ được biểu diễn bởi các phương trình toán học ...

Suy cho cùng, phép tính trên cũng chỉ là "ước lượng khả năng" thôi, các fan của đừng bận tâm quá :D.
 

caiyuwei

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

ai nghe nhạc nhiều thì cũng sẽ thông minh như người học toán thôi :D
ca sĩ giờ giàu còn hơn PGS :D
 

acongahn

New Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

:D:D Trên đời này mọi thứ đều quy về toán học cả. Còn tính có ra hay không thì lại là chuyện khác :D:D

Chính xác là như vậy đấy.Nhưng cái công thức kia em thấy hình như là không khả quan cho lắm #:-S
 

acongahn

New Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

ai nghe nhạc nhiều thì cũng sẽ thông minh như người học toán thôi :D
ca sĩ giờ giàu còn hơn PGS :D

Bác vui tính thật.Nhưng mà ca sĩ giờ công nhận là giàu kinh khủng.
Nhưng nói tóm lại thì cũng do xu hướng phát triển ,con người ta có nhu cầu giải trí cao nên vậy thui.
Chứ như cái thời ăn còn không có thì nói chi đến ca mới trả nhạc
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Đã bác nào dùng công thức này để thử viết một bản hits nào không
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Hihi, em nghĩ công thức này là "đánh giá khả năng" thôi, chứ khó mà dùng nó để tạo hit được :D Sáng tác nghệ thuật mà cứ cắm đầu theo công thức thì....

Em nghe nhạc bằng tai, bằng đầu óc nhưng là để chiêm nghiệm, chứ không phải vì nó là hit nên nghe theo số đông, càng không nghe theo công thức. 1 bài em thấy hay thì không cần là hit em vẫn nghe :)
Đúng là người thưởng thức âm nhạc bằng con tim của mình
 

HacLongNinhKieu

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Đã bác nào dùng công thức này để thử viết một bản hits nào không

Hihi, em nghĩ công thức này là "đánh giá khả năng" thôi, chứ khó mà dùng nó để tạo hit được :D Sáng tác nghệ thuật mà cứ cắm đầu theo công thức thì....

Em nghe nhạc bằng tai, bằng đầu óc nhưng là để chiêm nghiệm, chứ không phải vì nó là hit nên nghe theo số đông, càng không nghe theo công thức. 1 bài em thấy hay thì không cần là hit em vẫn nghe :)
 

HacLongNinhKieu

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Đúng là người thưởng thức âm nhạc bằng con tim của mình

Hihi, cám ơn bác quá khen, em thì không to tát được thế đâu. Với em thì âm nhạc như 1 khoảng trời riêng và em, có thể nói là tôn sùng nó, không muốn nó bị vẩn đục, và cũng không cần lèo lái nó theo người khác :)
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Khi âm nhạc là toán học

Hihi, cám ơn bác quá khen, em thì không to tát được thế đâu. Với em thì âm nhạc như 1 khoảng trời riêng và em, có thể nói là tôn sùng nó, không muốn nó bị vẩn đục, và cũng không cần lèo lái nó theo người khác :)
Vậy em muốn biết khoảng trời của bác nó như thế nào. Biết đâu lại gặp người đồng điệu
 
Bên trên