review này viết quá đúng đọc mà cảm thấy đau xót cho một bộ phim bị mấy thằng tham lam từ WB phá hỏng
https://news.zing.vn/nhung-dieu-bom-tan-justice-league-con-no-nguoi-ham-mo-post798183.html
Song, Steppenwolf (Ciarán Hinds) mới đây là nỗi thất vọng ghê gớm. Được giới thiệu là “kẻ hủy diệt các thế giới”, ác nhân dễ dàng bị Siêu Nhân hạ gục chỉ với... một cú đấm.Kết phim còn đáng thất vọng hơn khi gã Tân Thần tỏ ra sợ hãi và bị chính quân đội của mình tấn công. Đây là cách giải quyết nhân vật phản diện đáng thất vọng và hết sức vô lý nếu so với nguyên tác truyện tranh.
Nếu tinh ý, người xem sẽ nhận ra hàng loạt cảnh có trong trailer không hề xuất hiện trong phiên bản chiếu rạp. Đành rằng những cảnh phim đó có thể không quá quan trọng, nhưng nó từng khiến người hâm mộ háo hức mong chờ. Họ bàn tán liệu bức ảnh ba chiều mặc áo choàng đỏ có phải là Supergirl? Hay nhân vật bí ẩn mà Alfred (Jeremy Irons) gặp có đúng là Green Lantern? Chưa kể, nhiều cảnh hành động đắt giá cũng không xuất hiện hoặc bị chỉnh sửa ít nhiều.
Dường như Warner Bros. đã “treo đầu dê, bán thịt chó” khi quảng cáo một kiểu, nhưng mang tới cho khách hàng một sản phẩm kiểu khác.
Cắt ghép, chỉnh sửa phim gốc để tạo ra phiên bản mới dễ hiểu hơn là điều không xa lạ trong điện ảnh. Song, cách làm của Warner Bros. chỉ khiến các tác phẩm của họ thêm phần tệ hại.
Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) bị cho là khó hiểu với các tình tiết không liên quan. Phiên bản Ultimate Cut ra đời sau đó ít lâu rõ ràng được đánh giá cao hơn hẳn so với phiên bản chiếu rạp vốn chỉ nhận được điểm 27% trên trang
Rotten Tomatoes.
Việc cắt ghép của
Justice League thậm chí còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Bộ phim có những pha chuyển cảnh vô cùng rời rạc và hụt hẫng. Nội dung phim thiếu tính liên kết đến trầm trọng.
Các trường đoạn hành động trở nên hỗn loạn khi chuyển cảnh liên tục diễn ra và nhóm nhân vật mạnh ai làm việc người nấy một cách đầy khó hiểu. Phim dài hơn chưa chắc hay hơn, nhưng chắc chắn sẽ liền mạch hơn.
Đáng buồn hơn, chuyện cắt phim của Warner Bros. dường như là để nhắm tới số lượng suất chiếu nhiều hơn, chứ không phải vì trải nghiệm dành của khán giả.
Hollywood đang trong kỷ nguyên siêu anh hùng với nhiều bộ phim thuộc đề tài này ra mắt mỗi năm. Các hãng đều đã chọn cho mình lối đi riêng với cách phong cách đặc trưng.
Marvel nhắm đến đối tượng đại chúng bằng sự hài hước. 20th Century Fox nhận vô số lời khen bằng các phim siêu anh hùng 18+ như
Deadpool (2016),
Logan (2017).
DC chủ trương u ám và sâu sắc với
Man of Steel (2013),
Batman v Superman: Dawn of Justice (2016). Tuy
Suicide Squad (2016) và
Wonder Woman có thêm nét hài hước, nhưng chúng không nằm ngoài lối đi chung.
Chạy theo phong cách hài hước của đối thủ không phải là điều mà DCEU nên làm.
Song,
Justice League là “nồi lẩu thập cẩm” pha trộn giữa DC Comics với Marvel, nhưng chẳng hề đặc sắc. Nửa sau bộ phim trở nên tệ hại bởi những câu đùa cợt nhạt nhẽo của nhóm nhân vật.
Họ cứ thế vô tư chọc ghẹo nhau trong khi đồng đội đang phải chiến đấu sinh tử với kẻ thù. Các siêu anh hùng của DC thường được xây dựng trên nỗi đau và sự mất mát bỗng trở nên hời hợt đến chán nản.
Bên cạnh đó, thời lượng bị cắt ngắn khiến các nhân vật trong phim chẳng còn đất để thể hiện. Aquaman (Jason Momoa) giống như phiên bản nam của Wonder Woman (Gal Gadot), nhưng thiếu tính cách hoặc sức mạnh nổi bật.
Còn Người Dơi trong
Batman v Superman còn tỏ ra quyết đoán với tư duy chiến đấu hợp lý. Nhưng nay, anh trở nên bạc nhược với vô số hành động khó hiểu.
Nhìn chung, Warner Bros. cần phải nghiêm túc xem lại cách xây dựng Vũ trụ Điện ảnh DC. Ngay cả một đội ngũ siêu anh hùng hạng A như Justice League còn không lôi kéo được khán giả tới rạp, thì liệu ai sẽ mua vé để theo dõi
Aquaman trong năm 2018 đây?