Cũng chả phải ngủ quên hay chủ quan gì . Nhưng thực sự là Viettel 2 năm nay đã bỏ hẳn mảng băng rộng, không hề đầu tư. Số thuê bao thực tế năm 2010 thậm chí còn giảm so với năm 2009. Cuối năm 2009 họ có khoảng 500.000 thuê bao thì đến cuối năm 2010 chỉ còn khoảng 300.000 thuê bao.
Con số tương ứng của FPT là 440.00/500.00 và VNPT là 2.5T/2.6T
Viettel bây giờ chỉ đẩy mạnh 3G thôi.
Ngay như VNPT thì dù có lợi thế hạ tầng rất lớn nhưng kinh doanh ADSL hầu như cũng rất ít lãi. IPTV thì năm rồi vẫn lỗ dù phát triển thuê bao khá tốt.
-------------------------------------
Còn chuyện VinaPhone & MobiPhone bị Viettel qua mặt thì là 01 câu chuyện rất dài và có nhiều nguyên nhân lắm.
-Đầu tiên phải nói rằng Viettel đã dám nghĩ, dám làm (và được làm điều mà VNPT không được phép làm), quản lý tốt, chiến lược dinh doanh hợp lý... và: Viettel đã có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
-Thiên thời: Đó là thời kỳ toàn bộ VNPT bị thanh tra toàn diện (2004-2008) gần như tất cả các dự án đầu tư đều bị đình lại để thanh tra. Các xếp VNPT suốt ngày chỉ lo đối phó với thanh tra. Một loạt giám đốc VNPT sau đó bị khởi tố, mất chức. Chính trong thời điểm này Viettel đã dám nghĩ, dám làm (và được cho phép làm) sang Thái Lan mua chịu 4000 trạm BTS
secondhand (con số rất lớn vì khi đó cả Vina lẫn Mobi mối đơn vị đều có <1000 trạm) về lắp đặt tại khắp các vùng nông thôn không cần xin phép, không cần tiêu chuẩn kỹ thuật , không thiết kế ... như lời ổng Hùng tổng giám đốc Viettel nói là như "lắp 01 cái tivi". Chính trong thời kỳ này Viettel đã vươn lên toàn diện.
Viettel đã tận dụng tốt giai đoạn được ưu tiên (doanh nghiệp chiếm thị phần không khống chế) để phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn này được mô tả là là giai đoạn VNPT nuôi Viettel thông qua "cước kết nối". Suốt thời kỳ khi Viettel chiếm <30% thị phần thì 1 phút gọi từ VNPT sang Viettel (cả cố định, di động Vina, Mobile) VNPT phải trả cho Viettel (và lúc đó có cả Sfone)
900đ. Chiều ngược lại Viettel chỉ phải trả
765đ !!!!!. Viettel thu cước kết nối này nhiều đến mức phát triển thuê bao không cần thuê bao gọi, chỉ cần nhận cuộc gọi thôi. Thậm chí thời kỳ đó thuê bao Viettel nhận cuộc gọi còn được tặng thêm tiền !!!!!
Đã thế Viettel còn được tự quyết định giá cước. VNPT phải xin. => Viettel thoải mái định giá cước cực thấp để phát triển thuê bao, không cần thuê bao gọi nhiều, chỉ cần thuê bao nhận cuộc gọi từ VNPT là đã lời rồi.
)
Cái "
hay" của Viettel là ngay sau khi mất quyền ưu tiên (thị phần đã >30%) thì cũng là lúc chính sách xin-cho giá cước này cũng "hết nhiệm vụ" và chấm dứt theo. Viettel và các doanh nghiệp khác từ nay đều được tự định giá cước. "Hay" thế mới là Viettel chứ. :>
-Địa lợi: Viettel là doanh nghiệp quốc phòng được hưởng cực nhiều ưu đãi. Xây trạm BTS không cần xin phép, kéo cáp trên trụ doanh nghiệp khác không cần trả phí (đến tận năm ngoái) ... Các trạm chính của Viettel đặt trong các BCH Quân sự tỉnh, huyện được hưởng tiền điện "hành chính sự nghiệp" thay vì điện kinh doanh, được ưu tiên không cắt điện vào mùa cúp điện (phục vụ an ninh quốc phòng mà). Xe của Viettel được gắn biển đỏ (ra đường thấy xe biển đỏ nào có biển dạng xx
VT-xxxx là của Viettel đó) công an không dám bắt, chạy qua trạm thu phí không cần trả tiền .... Viettel kinh doanh cơ quan thuế không dám kiểm tra ...
Viettel còn được ưu tiên cho sử dụng mạng truyền dẫn cáp quang đường trục cực lớn do Bộ quốc phòng bỏ mấy chục triệu USD đầu tư phục vụ quốc phòng (nhưng giờ Viettel dùng để kinh doanh). Mạng thông tin an ninh quốc phòng là phải riêng 100%, nay Viettel đem dùng để kết nối Internet, để cấp truyền dẫn cho di động. Nếu hacker "nước ngoài" (nước nào nhỉ ?) xâm nhập và khi cần thiết làm tê liệt mạng này thì sao nhỉ ? :>
Một chuyện lạ là tuy là doanh nghiệp quốc phòng như Viettel lại được đặc cách miễn phục vụ thông tin cho các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên cấp vùng, cấp tỉnh, huyện .... Việc này VNPT phải làm (free). Rất nhiều việc công ích khác cũng là của ... VNPT.
-Nhân hòa: Viettel có con người có kỷ luật lao động tốt (thừa hưởng từ quân đội). Chính sách lao động thuận lợi (ai không cần nữa hoặc làm không được việc cứ trả lại cho quân đội và sau đó sẽ được giải quyết nghỉ hưu sớm được nhận lương hưu ngay ( không phải chờ đủ 60 tuổi ) theo chính sách riêng của quân đội) mà các doanh nghiệp khác không thể có được.
Kinh doanh như thế không phát triển mới là chuyện lạ. Với các ưu đãi cực lớn như thế thì VNPT không có cửa nào để cạnh tranh với Viettel hết. Bởi thế
chính phủ yêu cầu Viettel cổ phần hóa mãi từ 3/2006 đến nay có thấy nhúc nhích gì đâu.