Đơn giản là lời khẳng định của Intel về ai mới là bá chủ của thị trường CPU laptop
Quay ngược về tháng 11 năm ngoái, Apple đã trình làng M1, vi xử lý cho máy Mac đầu tiên của họ. Đồng thời, Apple dần cắt đứt mối lương duyên với Intel khi trình làng MacBook Air, MacBook Pro 13 inch và Mac Mini sử dụng vi xử lý này.
Những điểm được đánh giá cao của Apple M1 có thể kể đến là hiệu năng mạnh mẽ cùng thời lượng pin cực kì ấn tượng. Cũng trong thời gian đó, Intel đã trình làng thế hệ CPU laptop thứ 11 với tên mã Tiger Lake. "Đội xanh" cũng không kiên nhẫn được lâu khi mới đây, họ đã công bố hàng loạt slide về hiệu năng của dòng vi xử lý mới của mình, với mục tiêu đả kích "người yêu cũ". Dẫu biết slides từ Intel thì chắc chắn sẽ có phần thiên vị cho chính họ nhưng cũng khó có thể phủ nhận hiệu năng của CPU Intel vẫn đa dạng và đa dụng hơn rất nhiều.
Đầu tiên, với nhóm benchmark về hiệu năng làm việc, có thể thấy chiếc laptop được trang bị CPU Intel Core i7-1185G7 và RAM 16 GB chạy Chrome hay các tác vụ Office nhanh hơn trung bình 30% so với MacBook Pro 13 inch trang bị M1. Những con số này có phần trái ngược so với con số trong các bài đánh giá khi hiệu năng của M1 là tương đồng với đối thủ.
Intel cũng khoe hiệu năng chạy các công cụ AI của Topaz Labs hoặc Adobe Premiere, Photoshop, Lightroom của Core i7-1185G7 nhanh hơn M1 tới 6 lần. Về hiệu năng chơi game thì có vẻ khả năng xử lý đồ họa của cả 2 CPU là tương đồng nhưng CPU của Intel có lợi thế hơn rất nhiều vì dựa vào hệ sinh thái game của Windows. Cứ nhắc tới games thì Apple thua hoàn toàn.
Điểm hạn chế duy nhất là Core i7-1185G7 vẫn chưa thực sự phổ biến khi trên thị trường mới chỉ xuất hiện chiếc MSI Prestige 14 Evo là trang bị vi xử lý này.
Không chỉ so sánh về hiệu năng CPU, Intel còn so sánh trải nghiệm trên nền tảng Evo của mình. Đây là hệ thống các chỉ số, tác vụ mà Intel cho rằng một chiếc laptop cần phải làm được để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng thay vì hiệu năng thuần túy. Theo các slides này thì chiếc MacBook Pro trang bị M1 trượt 8/25 bài thử, bao gồm các tác vụ như mở lịch trong Outlook hay bắt đầu cuộc gọi video trên Zoom.
Đây lại là một bài thử chơi không đẹp của Intel khi chỉ sử dụng cấu hình MacBook Pro M1 với RAM 8GB thay vì 16GB. Không những thế, với bài thử thời lượng pin, Intel lại chọn so sánh Acer Swift 5 trang bị Core i7-1165G7 thay vì Core i7-1185G7 với MacBook Air. Dẫu vậy, MacBook Air vẫn có thời lượng pin dài hơn 6 phút. Theo kết quả từ một số bài đánh giá khác thì thời lượng pin với tác vụ tương tự của MacBook Pro còn hơn Core i7-1165G7 nhiều giờ.
Một điểm khác mà Intel dùng để so sánh với Apple M1 là lựa chọn về form máy. Với Intel Core thế hệ 11 và Windows 10, người dùng có rất nhiều lựa chọn, từ laptop thông thường tới máy 2 trong 1 trang bị màn hình cảm ứng, desktop, desktop nhỏ gọn hay thậm chí máy bàn có màn hình cảm ứng. Thực tế, Apple vẫn có sản phẩm trang bị M1 ở một số phân khúc trừ màn hình cảm ứng, vốn là thứ dành riêng cho các iDevices.
Người dùng Intel cũng được hưởng lợi từ việc thoải mái lựa chọn cấu hình máy. Trong khi đó, người dùng Apple chỉ có thể tùy biến được RAM và SSD. Các thứ khác như độ phân giải màn hình, CPU đều đã bị fix cứng. Khả năng mở rộng màn hình của Apple cũng còn hạn chế khi các mẫu laptop của họ chỉ có khả năng xuất thêm một màn hình với độ phân giải 6K và tần số quét 60Hz.
Khả năng tương thích cũng là điều được Intel nhấn mạnh khi so sánh với Apple M1. Ở thời điểm hiện tại, Apple vẫn phải tích hợp bộ giả lập Rosetta 2 để chạy các phần mềm x86 trên Mac. Dù vậy, vẫn có rất nhiều phần mềm hoàn toàn không tương thích với M1 hay rộng hơn là kiến trúc ARM. Các phần mềm này có thể kể đến ứng dụng, games và chính Boot Camp, tính năng để chạy Windows trên các máy Mac.
Không những phần mềm, khả năng tương thích phần cứng của Apple M1 cũng hạn chế. Thời điểm này các laptop M1 vẫn chưa hỗ trợ các dock cắm card đồ họa rời. Một điểm cần lưu ý là các slide này của Intel có vẻ hơi cũ khi macOS 11.3 beta đã hỗ trợ tay cầm PS5 và Xbox Series X/S.
Có vẻ Intel đã thành công trong việc đưa ra thông điệp đầy ẩn ý rằng khi bạn chạy theo những công nghệ mới nhất thì việc phấn cứng lẫn phần mềm không tương thích là một bất lợi khó có thể tránh khỏi. Thực tế thì Apple đã làm rất tốt việc chuyển giao giữa Intel Core và Apple M1 khi phần lớn các ứng dụng phải chạy qua Rosetta vẫn chạy khá tốt. Chưa kể, Apple còn có một cộng đồng phát triển lớn với hàng loạt các ứng dụng thay thế. Hay đơn giản hơn là người dùng có thể dùng web app.
Tổng quan loạt slides của Intel đã đưa ra một góc nhìn về hiện trạng của Apple M1. Dẫu người yêu cũ thì ít có thể nói tốt cho nhau nhưng rõ ràng việc chạy theo công nghệ mới, nhất là những công nghệ hoàn toàn mới hay thay đổi hệ sinh thái từ Intel Core sang Apple M1 sẽ gây những phiền toái nhất định cho người dùng. Apple chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm để để nâng tầm M1 hay những Mn sau này.
Một điều nữa có thể kết luận là, việc phải dùng các thủ thuật khi benchmark, so sánh và chính việc dày công làm ra hàng tá slides này cho thấy bản thân Intel cũng bắt đầu cảm thấy bất an với sự trỗi dậy của Apple M1. Có vẻ, các tập đoàn có tên bắt đầu bằng chữ A như AMD, Apple sẽ gây không ít khó chịu cho Intel trên thị trường vi xử lý nói chung và laptop nói riêng. Tỉnh dậy thôi Intel ơi, muốn vượt lên thì phải tự cải thiện mình chứ dìm người khác xuống thì cũng chẳng khá hơn được đâu!
Quay ngược về tháng 11 năm ngoái, Apple đã trình làng M1, vi xử lý cho máy Mac đầu tiên của họ. Đồng thời, Apple dần cắt đứt mối lương duyên với Intel khi trình làng MacBook Air, MacBook Pro 13 inch và Mac Mini sử dụng vi xử lý này.
Những điểm được đánh giá cao của Apple M1 có thể kể đến là hiệu năng mạnh mẽ cùng thời lượng pin cực kì ấn tượng. Cũng trong thời gian đó, Intel đã trình làng thế hệ CPU laptop thứ 11 với tên mã Tiger Lake. "Đội xanh" cũng không kiên nhẫn được lâu khi mới đây, họ đã công bố hàng loạt slide về hiệu năng của dòng vi xử lý mới của mình, với mục tiêu đả kích "người yêu cũ". Dẫu biết slides từ Intel thì chắc chắn sẽ có phần thiên vị cho chính họ nhưng cũng khó có thể phủ nhận hiệu năng của CPU Intel vẫn đa dạng và đa dụng hơn rất nhiều.
Đầu tiên, với nhóm benchmark về hiệu năng làm việc, có thể thấy chiếc laptop được trang bị CPU Intel Core i7-1185G7 và RAM 16 GB chạy Chrome hay các tác vụ Office nhanh hơn trung bình 30% so với MacBook Pro 13 inch trang bị M1. Những con số này có phần trái ngược so với con số trong các bài đánh giá khi hiệu năng của M1 là tương đồng với đối thủ.
Intel cũng khoe hiệu năng chạy các công cụ AI của Topaz Labs hoặc Adobe Premiere, Photoshop, Lightroom của Core i7-1185G7 nhanh hơn M1 tới 6 lần. Về hiệu năng chơi game thì có vẻ khả năng xử lý đồ họa của cả 2 CPU là tương đồng nhưng CPU của Intel có lợi thế hơn rất nhiều vì dựa vào hệ sinh thái game của Windows. Cứ nhắc tới games thì Apple thua hoàn toàn.
Điểm hạn chế duy nhất là Core i7-1185G7 vẫn chưa thực sự phổ biến khi trên thị trường mới chỉ xuất hiện chiếc MSI Prestige 14 Evo là trang bị vi xử lý này.
Không chỉ so sánh về hiệu năng CPU, Intel còn so sánh trải nghiệm trên nền tảng Evo của mình. Đây là hệ thống các chỉ số, tác vụ mà Intel cho rằng một chiếc laptop cần phải làm được để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng thay vì hiệu năng thuần túy. Theo các slides này thì chiếc MacBook Pro trang bị M1 trượt 8/25 bài thử, bao gồm các tác vụ như mở lịch trong Outlook hay bắt đầu cuộc gọi video trên Zoom.
Đây lại là một bài thử chơi không đẹp của Intel khi chỉ sử dụng cấu hình MacBook Pro M1 với RAM 8GB thay vì 16GB. Không những thế, với bài thử thời lượng pin, Intel lại chọn so sánh Acer Swift 5 trang bị Core i7-1165G7 thay vì Core i7-1185G7 với MacBook Air. Dẫu vậy, MacBook Air vẫn có thời lượng pin dài hơn 6 phút. Theo kết quả từ một số bài đánh giá khác thì thời lượng pin với tác vụ tương tự của MacBook Pro còn hơn Core i7-1165G7 nhiều giờ.
Một điểm khác mà Intel dùng để so sánh với Apple M1 là lựa chọn về form máy. Với Intel Core thế hệ 11 và Windows 10, người dùng có rất nhiều lựa chọn, từ laptop thông thường tới máy 2 trong 1 trang bị màn hình cảm ứng, desktop, desktop nhỏ gọn hay thậm chí máy bàn có màn hình cảm ứng. Thực tế, Apple vẫn có sản phẩm trang bị M1 ở một số phân khúc trừ màn hình cảm ứng, vốn là thứ dành riêng cho các iDevices.
Người dùng Intel cũng được hưởng lợi từ việc thoải mái lựa chọn cấu hình máy. Trong khi đó, người dùng Apple chỉ có thể tùy biến được RAM và SSD. Các thứ khác như độ phân giải màn hình, CPU đều đã bị fix cứng. Khả năng mở rộng màn hình của Apple cũng còn hạn chế khi các mẫu laptop của họ chỉ có khả năng xuất thêm một màn hình với độ phân giải 6K và tần số quét 60Hz.
Khả năng tương thích cũng là điều được Intel nhấn mạnh khi so sánh với Apple M1. Ở thời điểm hiện tại, Apple vẫn phải tích hợp bộ giả lập Rosetta 2 để chạy các phần mềm x86 trên Mac. Dù vậy, vẫn có rất nhiều phần mềm hoàn toàn không tương thích với M1 hay rộng hơn là kiến trúc ARM. Các phần mềm này có thể kể đến ứng dụng, games và chính Boot Camp, tính năng để chạy Windows trên các máy Mac.
Không những phần mềm, khả năng tương thích phần cứng của Apple M1 cũng hạn chế. Thời điểm này các laptop M1 vẫn chưa hỗ trợ các dock cắm card đồ họa rời. Một điểm cần lưu ý là các slide này của Intel có vẻ hơi cũ khi macOS 11.3 beta đã hỗ trợ tay cầm PS5 và Xbox Series X/S.
Có vẻ Intel đã thành công trong việc đưa ra thông điệp đầy ẩn ý rằng khi bạn chạy theo những công nghệ mới nhất thì việc phấn cứng lẫn phần mềm không tương thích là một bất lợi khó có thể tránh khỏi. Thực tế thì Apple đã làm rất tốt việc chuyển giao giữa Intel Core và Apple M1 khi phần lớn các ứng dụng phải chạy qua Rosetta vẫn chạy khá tốt. Chưa kể, Apple còn có một cộng đồng phát triển lớn với hàng loạt các ứng dụng thay thế. Hay đơn giản hơn là người dùng có thể dùng web app.
Tổng quan loạt slides của Intel đã đưa ra một góc nhìn về hiện trạng của Apple M1. Dẫu người yêu cũ thì ít có thể nói tốt cho nhau nhưng rõ ràng việc chạy theo công nghệ mới, nhất là những công nghệ hoàn toàn mới hay thay đổi hệ sinh thái từ Intel Core sang Apple M1 sẽ gây những phiền toái nhất định cho người dùng. Apple chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm để để nâng tầm M1 hay những Mn sau này.
Một điều nữa có thể kết luận là, việc phải dùng các thủ thuật khi benchmark, so sánh và chính việc dày công làm ra hàng tá slides này cho thấy bản thân Intel cũng bắt đầu cảm thấy bất an với sự trỗi dậy của Apple M1. Có vẻ, các tập đoàn có tên bắt đầu bằng chữ A như AMD, Apple sẽ gây không ít khó chịu cho Intel trên thị trường vi xử lý nói chung và laptop nói riêng. Tỉnh dậy thôi Intel ơi, muốn vượt lên thì phải tự cải thiện mình chứ dìm người khác xuống thì cũng chẳng khá hơn được đâu!
Theo Genk