Đâu có bác, có khi nó như thế này:
Phát biểu với nhà báo: "Phải đặt quyên lợi của người dân lên hàng đầu". Nhưng khi nhà báo đi rồi thì nói thêm: "đầu bu... tao đây này"
Ý ông bảo là mình toàn dùng chùa hả?????
Ông thử hỏi những người ở trong 4rum này: Ai là người dùng chủa TH cáp? Trong các kênh TH cáp, kênh nào là kênh dùng chùa????
CÓ trích thì cũng trích cho hết, đừng có bắt bẻ kiểu mẹ chồng như thế. Một bác tự công nhận là giá bản quyền phần mềm đắt nên bác ý ko xài, và tôi có ý kiến với bác đó. Nếu các đài TH đều mua đầy đủ bản quyền các kênh, bản quyền các phần mềm để sản xuất chương trình thì chắc chắn giá còn cao hơn K+ nhiều
Nhìn danh sách các kênh của Kít+ thì nó là thằng ít sản xuất chương trình nhất Toàn đi mua, và nhất là chuyên dùng tiền để mua cái độc quyền. "Giá trị gia tăng" mà cu Lết hay rêu rao gần như là con số 0
CÓ trích thì cũng trích cho hết, đừng có bắt bẻ kiểu mẹ chồng như thế. Một bác tự công nhận là giá bản quyền phần mềm đắt nên bác ý ko xài, và tôi có ý kiến với bác đó. Nếu các đài TH đều mua đầy đủ bản quyền các kênh, bản quyền các phần mềm để sản xuất chương trình thì chắc chắn giá còn cao hơn K+ nhiều
Chương trình truyền hình do ông tự sản xuất thì ông bán giá nào tuỳ ông. Còn ở đây là ông có thể mua giá rẻ để bán giá rẻ nhưng ông lại mua giá khủng và bán cũng giá khủng.
Vậy theo bác chính sách này đúng hay sai????????
Tôi thì lại có suy nghĩ khác với bác Tat_shinta
Tẩy chay là thể hiện sự bất bình đối với 1 chính sách, 1 công việc kinh doanh nào đấy mà gây bất lợi cho bản thân.
Chả cần biết K+ có chết hay ko, VNPT trước kia ra làm sao nhưng cái sự bất bình đẳng rõ rành rành trước mắt đấy thì phải tẩy chay đi đã ! Ko làm rùng beng chuyện này thì rất có thể xu hướng độc quyền sẽ là xu hướng quen thuộc đối với truyền hình VN và người chịu thiệt sau cùng vẫn là người xem đài chúng ta.
Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh nói chung thường được khuyến khích. Tuy nhiên luôn có người được kẻ thua.
-Trường hợp thị trường của người bán: Do NHA quá hot nên càng nhiều cạnh tranh giữa các nhà đài thì càng làm phồng túi tiền của chủ giải và càng lép ví của khán giả. Giả sử giải TBN bây giờ cũng hot ngang NHA, đảm bảo cán cân sẽ bớt nghiêng về chủ giải NHA vì khán giả (và nhà đài của họ) có thêm lựa chọn và đối trọng.
-Trường hợp thị trường của người mua: khi có quá nhiều lựa chọn, các giải tranh nhau lên TH (kiểu V-League, Hạng nhất, bóng rổ Thanh Hóa...) thì người xem có quá nhiều lựa chọn và nhà đài cũng vậy. Nhiều giải ko có khách còn phải bỏ tiền để đưa lên TH quảng bá cho giải.
Đây là quy luật thị trường và nhà nước có thể phải điều chỉnh ở mức độ phù hợp, không quá lỏng cũng không quá rắn. Các bác trước khi chửi bới độc quyền, giá đắt cũng nên tham khảo.
Về lý thuyết thì đúng như bác nói, nhưng "độc quyền" theo kiểu VSTV thì chỉ riêng có ở Việt Nam và một vài nước châu Phi.
Vì thế, HCTV vẫn không "tâm phục, khẩu phục" bác ạ.
Có lẽ chúng ta đang chứng kiến 1 bước chuyển trong ngành TH ở VN các bác ạ, cụ thể là có sự phân hóa về loại hình TH và nội dung TH:
-Không phải tất các loại TH đều bình đẳng: truyền hình quảng bá (miễn phí) đã chào thua (tạm thời hay vĩnh viễn?) các giải bóng đá chính. TH trả tiền lên ngôi-->phân hóa giầu nghèo khi những người không có hoặc không đủ tiền chỉ còn xem được các nội dung còn lại trên TH quảng bá.
-Không phải tất cả các nội dung TH đều bình đẳng: các chương trình hot như NHA, sẽ dành cho khách hàng premium (ví dụ: K+1 và K+nhipsong)-->phân hóa giầu nghèo thêm 1 bước nữa.
Sự phân hóa này đang diễn ra trong TH và câu hỏi là nhà nước có nên để nó diễn ra giống như ở các ngành giáo dục, y tế...theo kiểu còi to cho vượt?
Hay là sẽ có sự bình đẳng xã hội chủ nghĩa giữa các khán giả và nhà đài? Nếu thế thì 1) sẽ phải bù giá cho TH quảng bá những khi ko đủ thu quảng cáo ; hoặc 2) nhà nước bỏ tiền ra mua các giải và chia đều cho các đài dù miễn phí hay trả tiền (trường hợp này dẫn đến nguy cơ vào giờ nhất định bật TV lên tất cả các kênh đều có cùng nội dung vd: NHA...).
Vấn đề độc quyền: luật chỉ cấm lạm dụng vị trí độc quyền (tính theo thị phần) chứ không cấm độc quyền phân phối.
Về mức giá: với các mặt hàng ko chiến lược, nhà nước không kiểm soát giá mà để luật cung cầu xác định.
Về việc tẩy chay: khi K+ ko bị xác định vi phạm luật pháp và 1 bộ phận người tiêu dùng chấp nhận giá này thì có 1 mức giá được xác định. Vấn đề tẩy chay K+ cũng giống như bác nghiện cà phê, khi cà phê tăng giá và bác ko muốn hoặc không thể mua cà phê thì liệu bác có chuyển sang dùng trà, nước vối, nước lọc, nhân trần không? nếu được thì có bao nhiêu người làm được như bác?
Bác trình bày vấn đề cũng thuyết phục đấy.
Luật lại cấm chỉ tư nhân và FDI vào lĩnh vực này. Liên doanh VSTV giữa VTV và Canal có thực sự là cần thiết không, tại sao lại cấp phép, có lợi ích nào chính đáng hơn lợi ích của VTV không. Do đó Nhà nước không thể không can thiệp. Nên xử lý giống như trường hợp của VTC khi thoát khỏi VTV. Khốn nỗi, Việt Nam ta đang lâm vào tình trạng một việc ba bốn ông Bộ tham gia mới giải quyết được.
chính xác hơn là cấm đầu tư vào sản xuất nội dung nhưng cho phép đầu tư vào phân phối nội dung báo chí. vì vậy 51% của VTV có thể hiểu bao gồm cả giá trị của giấy phép sản xuất nội dung mà VTV đang nắm.
.
Không cần đề cập đến những khuất tất do những kẻ xấu gây ra, chỉ cần hằng năm 49% lãi được chuyển ra nước ngoài là thấy sôi lên rồi. Việt Nam ta được người nước ngoài khen là cô gái đẹp, nhưng ngốc xít là như thế.
có vẻ như chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài của nhà nước VN làm bác không hài lòng.
nếu thế bác nên quan tâm đến dư luận về 90% các dự án của VN về khai khoáng, năng lượng trong đó có cả các dự án có tầm an ninh năng lượng quốc gia hiện nay do người Trung Quốc làm tổng thầu.
http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=872
.
Canal cùng lắm lãi vài triệu đô/năm thôi, rồi còn phải đóng thuế nữa chứ. Nếu ko xử lí được vụ bản quyền thì có thể mất trắng. Kinh doanh ở VN cũng ko phải là thò tay vào túi lấy ngay được tiền như 1 số người vẫn tưởng.